À mọi người ơi, mình mới phát hiện ra điều này, cảm nhận riêng của mình thôi:
Con đường mà họ chạy rất chông chênh, thiếu bằng phẳng, chỗ dốc lên dốc xuống và tất nhiên phải rẽ rất nhiều, vì vậy chữ "thẳng" trong câu thơ "Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim" không mang hàm ý "tiến thẳng về phía trước". Để hiểu được thì các bạn sẽ xem câu thơ trước đó: "Nhìn thấy gió xoa vào mắt đắng". Theo mình hiểu là vì không có kính chắn nên gió lùa vào cùng với bụi làm mắt họ rất cay, rất khô, rất khó chịu, nhưng dù vậy hình ảnh con đường ấy không hề bị bẻ cong, biến dạng.
Thực ra việc tác giả đặt hai câu này cạnh nhau ban đầu mình thấy không hợp lý vì đáng lẽ phải để đến cuối cùng, bởi vì câu 2, 3 của cùng khổ cũng miêu tả những khó khăn khi không có kính chắn như câu 1, nhưng giờ mình nghĩ là để nhấn mạnh tinh thần tập trung cao độ của người lính lái xe
Một phát hiện nữa là ta có thể so sánh con đường này giống như mạch máu chảy vào tim, cung cấp cho mình "động lực" để phát huy tinh thần yêu nước, tiếp tục đi trên con đường này. Mà hơn thế nữa, đường Trường Sơn còn hay được mọi người gọi là tuyến đường "huyết mạch" nên là...
Mình sửa lại là "con đường ấy chính là một động lực lớn lao cho lòng yêu nước của họ, bởi vì nó dẫn đến nơi đồng bào miền nam đang sinh sống, và là một phần quan trọng của kháng chiến để thống nhất đất nước" có được không ạ?
Mình rất cám ơn bạn đã nhắc mình. Mình hiểu kiến thức nhưng khả năng diễn đạt kém lắm, rất mong bạn hướng dẫn. Chữ "nên là..." ở trên kia mình không viết tiếp như nào nên mới để vậy.