Nhìn lại mùa thi 2007:Xin phụ huynh đừng hoang phí cả tỉ USD

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhìn lại mùa thi 2007:Xin phụ huynh đừng hoang phí

Dưới góc nhìn của một chuyên gia Tin học, tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục - Đào tạo) đã dành cho Thanh Niên những nhận định qua việc phân tích chi tiết số liệu kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2007.


Dưới góc nhìn của một chuyên gia Tin học, tiến sĩ Quách Tuấn Ngọc - Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Giáo dục - Đào tạo) đã dành cho Thanh Niên những nhận định qua việc phân tích chi tiết số liệu kỳ tuyển sinh ĐH - CĐ năm 2007.

* Thưa Cục trưởng, so với kỳ tuyển sinh năm 2006, kết quả tuyển sinh 2007 có tạo ra một đột biến về chất lượng?

- Nhìn trên biểu đồ do chúng tôi thống kê, các bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các phổ điểm khối A và B năm nay đẹp hơn so với các năm trước. Tỷ lệ phần trăm thí sinh đạt trên trung bình (15 điểm) đã cao hơn năm trước. Đây là tín hiệu đáng mừng.

Phổ khối C chưa thay đổi nhiều do cách thi tự luận chưa thay đổi.

Phổ điểm khối D năm nay cũng ít thay đổi so với phổ điểm năm 2006 do khối D chủ yếu cũng là thi tự luận.

Nhờ thi trắc nghiệm, thí sinh bị điểm kém đã giảm hẳn bởi xác suất làm bài của thí sinh kém nhất sẽ là 2,5 điểm chứ không phải là 0 điểm. Hiệu ứng thi trắc nghiệm rất rõ. Đó là do câu hỏi trắc nghiệm hiện nay là multi-choice với 4 phương án lựa chọn nên xác suất trúng là 25%, tương đương 2,5 điểm.

Đồng thời cũng phải kể đến một lý do quan trọng nữa là kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay đã "gọt" đi các thí sinh học quá kém.

* Chúng tôi có một số liệu thống kê khá nhạy cảm: khoảng 50% thí sinh TP.HCM thi tốt nghiệp trung học phổ thông đạt điểm 10 môn Toán nhưng chính các thí sinh đó lại đạt điểm thấp khi thi ĐH. Vì sao lại có tình trạng những thành phố lớn, kinh tế - văn hóa phát triển nhưng số lượng thí sinh thi đỗ đại học lại rất thấp?

- Đây là vấn đề chúng tôi chưa thể lý giải! Qua thống kê kết quả thi ĐH, 14 tỉnh, thành phố phía Bắc luôn dẫîn đầu. Top 10 gồm Hà Nội, Hải Dương, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Tây. Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nghệ An; tiếp theo là Ninh Bình, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang. Trong đó TP Hà Nội vẫn xếp thứ nhất, Hải Dương hai năm nay đuổi sát nút Hà Nội, Hà Tây và Nghệ An năm nay nhảy bậc khá nhiều.

Xếp thứ 15, 16, 17 lần lượt là Đà Nẵng, TP.HCM, Thừa Thiên - Huế. Đạt kết quả thấp nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc do điều kiện khó khăn.

* Dư luận một số báo chí cho rằng nhiều thí sinh đạt 27 điểm trường ĐH Y vẫn trượt đại học. Ông nghĩ sao về thực trạng này?

- Đấy là cách nhìn phiến diện, thiếu thông tin. Cục CNTT đã thống kê được đa phần thí sinh đi thi hai khối là khối A và B. Trong số 120 thí sinh đạt 27 điểm của ĐH Y Hà Nội có 96 thí sinh đạt từ 20 điểm trở lên từ khối A ở trường khác. Còn lại đều đạt điểm ở khối A. Nếu nói chính xác thì các em chỉ không trúng tuyển vào ĐH Y Hà Nội chứ không thể nói là trượt ĐH!

* Có lần, trong chương trình tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên ông đã khuyên thí sinh nếu "không đủ sức" thì đừng nên thi ĐH mà hãy "tự phân luồng" cho mình, nên đi học nghề, học trung cấp chuyên nghiệp... Ông nghĩ sao, khi nhiều thí sinh thi rớt lần 1 vẫn muốn thi lần 2?

- Có một tín hiệu đáng mừng trong 2 năm gần đây là thí sinh đã biết "chờn". Cần lưu ý rằng, chính đội ngũ thí sinh thi lại nhiều lần đã nâng trình độ chung của thí sinh lên cao hơn. Vì vậy, sự cạnh tranh cũng tăng lên nên khả năng thi đỗ cũng khó hơn. Phải biết lượng sức mình là vì thế.

* Xã hội vẫn trông mong vào cách tuyển sinh tiết kiệm mà hiệu quả hơn. Thậm chí nhiều chuyên gia còn đề nghị chỉ xét tuyển, không thi tuyển. Ông thấy thế nào?

- Kết quả thi tuyển sinh ĐH năm 2007 cho thấy tác dụng hữu hiệu của cuộc vận động hai không "Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục", thể hiện qua các kết quả phân tích: số thí sinh đạt điểm yếu kém giảm đi rõ rệt, đó là tác dụng bước đầu của cách thi trắc nghiệm.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng phụ huynh và chính các thí sinh nên có một cái nhìn thực tế hơn khi hướng nghiệp. Tôi thấy phụ huynh đã hoang phí mỗi năm cả tỉ USD vì đã đầu tư nhầm chỗ. Hãy làm một phép tính từ con số 400 ngàn thí sinh cả hệ phổ thông và bổ túc thi rớt tốt nghiệp để thấy hậu quả của việc ngồi nhầm chỗ, đeo đuổi mục tiêu không chính xác: mỗi thí sinh học 3 năm phổ thông với chi phí 1 triệu đồng/tháng đã "tiêu hoang" gần 1 tỉ USD! Tại sao chúng ta không đầu tư số tiền đó vào việc học trung cấp chuyên nghiệp ngay từ khi tốt nghiệp trung học cơ sở để sau 3 năm, vừa có bằng tú tài, vừa có nghề trong tay mà vẫn liên thông được lên cao đẳng hoặc đại học?

* Xin cám ơn Cục trưởng.

Vĩnh Thắng (thực hiện)
 
Top Bottom