Nhiều trường trung cấp chết vì không có học viên

S

senvang24

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Không có sự liên kết giữa các phòng ban và BGH, nhà trường và các cấp bậc giáo dục khác đang là nguyên nhân dẫn đến nhiều trường tuyển sinh trung cấp nhỏ lẻ không thể tồn tại được.

Nộp đơn giải thể vì không liên hệ được với HĐQT nhà trường

Mới đây, ông Trần Nguyễn Hoàng Phương, hiệu trưởng trường TCN tư thục Hoàn Cầu đã nộp đơn lên sở LĐ-TB-XH TP.HCM để xin thôi không làm hiệu trưởng, đồng thời xin giải thể trường vì 2 năm nay, trường không tuyển được học sinh mới nào. Khoảng 10 HS khóa cuối của trường đã tốt nghiệp trung cấp mầm non vào cuối năm 2014. Từ đó đến nay, trường không còn lo việc gì làm và tạm thời ngừng hoạt động. Lẽ ra việc giải thể trường phải do hội đồng quản trị của trường quyết định, nhưng từ lâu BGH không thể liên lạc được với hội đồng quản trị. Việc trả lương cho cán bộ, giáo viên do nhà trường tự cân đối, không tuyển ra người học, nên Hiệu trưởng trường buộc phải nộp đơn chờ ý kiến của Sở. Trường có trụ sở tại Q6 và thuê thêm cơ sở ở quận Tân Bình. Từ tháng 1/2015, trường cũng phải trả lại cơ sở thuê mướn.

hoc-trung-cap.jpg

Đào tạo nhiều lý thuyết kiểu để liên thông đã khiến nhiều trường TC phải giải thể

Một cổ đông trường TC Kỹ thuật công nghiệp ở Đồng Nai cho biết, 2 năm nay trường chỉ tuyển được khoảng 50 HS mỗi năm. Học phí mỗi HS gần 14 triệu/năm, tính ra nguồn thu của cả trường vào khoảng 600-700 triệu. Trong khi đó, có vô số thứ để chi, từ tiền thuê mặt bằng, giảng viên, nhân viên, khấu hao tài sản đến mua sắm trang thiết bị, chi phí tuyển sinh… nên năm nào trường cũng từ huề vốn đến lỗ. Hết mùa tuyển sinh 2014, trường chỉ tuyển được có 20 HS nên không thể cầm cự, đành phải sang trường cho nhà đầu tư khác với giá rẻ bèo.

Có thể thấy vài năm trở lại đây, đã có hàng loạt trường TC buộc phải rao bán, nhà đầu tư chấp nhận lỗ để sang tên. Vì không thể cầm cự tiếp, nhiều nhà đầu tư tìm cách thoái vốn, “bỏ của” chạy… khỏi trường TC. Ngoài ra, một số trường khác đang được rao bán nhưng chưa có người mua.

“Cái chết” được báo trước

Chuyện trường TCCN, TCN “bói” không ra được người học, nhiều nhà đầu tư cho biết, đó là “cái chết” được báo trước. Bởi cách làm chính sách tuyển sinh chỉ có lợi cho các trường “chiếu trên” như ĐH. Hiệu trưởng 1 trường TCN thẳng thắn “thông tư về liên thông là cú đấm vào các trường TC vốn đang khó khăn tuyển sinh. Chưa tính đến yếu tố tâm lý chuộng bằng cấp của người học, việc Bộ GD-ĐT “siết” liên thông khiến con đường vòng đi từ TC của người học không còn thông thoáng. Vậy ai chịu chọn con đường khó để đi trong khi vào ĐH ngày càng dễ?”.

Trường trung cấp chết dần, học sinh lại muốn con đường đi dễ dàng, học Đại học. Nhưng muôn đường rồi cũng không tốt đẹp hơn. Cử nhân ra trường thất nghiệp, gây lãng phí cho cá nhân và xã hội. Cần nhìn nhận lại nền giáo dục, học trung cấp không phải là để liên thông, học cao lên mà là một cấp bậc đào tạo riêng lẻ. Đào tạo đúng chuyên ngành, cơ sở vật chất tốt, sinh viên được thực hành đúng thì bậc học trung cấp sẽ không rơi vào viễn cảnh này.
 
Top Bottom