nhiều bài giải không được. Chắc em xỉuuuuuuuuuuuuuuuuuu

T

tri06888

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

dòng điện xoay chiều siêu cực trị. Chắc em xỉuuuuuuuuuuuuuuuuuu

Câu1: Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM gồm điện trở thuần [tex] R_1 [/tex]mắc nối tiếp với tụ điện có điện dung C, đoạn mạch MB gồm điện trở thuần [tex]R_2[/tex] mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Đặt điện áp xoay chiều có tần số và giá trị hiệu dụng không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB. Khi đó đoạn mạch AB tiêu thụ công suất bằng 120 W và có hệ số công suất bằng 1. Nếu nối tắt hai đầu tụ điện thì điện áp hai đầu đoạn mạch AM và MB có cùng giá trị hiệu dụng nhưng lệch pha nhau , công suất tiêu thụ trên đoạn mạch AB trong trường hợp này bằng
A. 180 W. B. 160 W. C. 90 W. D. 75 W.


giải cả đêm mà không ra :)|:)|:)|:)|:)|:)|:)|=))

Câu 2: Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng một nửa năng lượng nghỉ của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng bao nhiêu?

cái bài nay thi đại học năm 2011, khó quá đi mất:-SS

Câu 3: Lần lượt cho các điện áp xoay chiều
[tex]u_1=U \sqrt{2}Cos(100\pi t+\phi_1) , u_2=U \sqrt{2}Cos(120\pi t+\phi_2 ); u_3=U \sqrt{2}Cos(110\pi t+\phi_3)[/tex]
vào hai đầu đoạn mạch gồm R, cuộn cảm thuần L và tụ điện C mắc nối tiếp thì cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức tương ứng là:
[tex]i_1=I \sqrt{2}Cos(100\pi t), i_2=I \sqrt{2}Cos(120\pi t+\frac{2\pi}{3}), i_3=I' \sqrt{2}Cos(110\pi t+\frac{2\pi}{3})[/tex].
So sánh I và I’:

A.I=I’
B.I=[tex]\sqrt{2}[/tex]I’
C. I<I’
D. I>I’

Chứng minh công thức sau đây: khi hiệu điện thế trong mạch và dòng điện vuông pha nhau thì
[tex] \frac{u^2}{U_{0}^2}+\frac{i^2}{I_{0}^2}=1[/tex].
Ngoài ra còn có trường hợp nào khác nữa không.

Không hiểu mấy cha giáo sư rãnh tìm đâu ra mấy công thức này. Theo em nghic chắc mỗi dạng một công thức. chứng minh chắc chết luôn:mad::mad::mad::mad::mad::mad:


Câu5) đặp điện áp xoay chiều [tex]u=U \sqrt{2}Cos(100\pi t)[/tex] vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện có điện dung C và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thay đổi được. Điều chỉnh L để điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn cảm đạt giá trị cực đại thì thấy giá trị cực đại đó bằng 100 V và điện áp hiệu dụng ở hai đầu tụ điện bằng 36 V. Giá trị của U là
A. 64 V. B. 80 V. C. 48 V. D. 136 V.

Ai làm hết tất cả em sẽ măng ơn 3 ngày liền.:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D:D
 
Last edited by a moderator:
D

dangkhoa_nvk

Cau 2.Động năng theo thuyết tương đối có công thức Wd= mc^2 - m0c^2.nắm bắt đc điều này sẽ giải quyết đc vấn đề.Tránh nhầm lẫn công thức cổ điển W=1/2mV^2.Ok.kq cuối cùng:V=căn5*c/3
 
Z

zen_hero

hehehe lên violet.vn tải về coi :D:D:D:D:D:D:D:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-:)&gt;-
 
Last edited by a moderator:
Z

zen_hero

----------------------------------
giả sử phương trình của [tex]u={U}_{0}cos(wt+\phi )[/tex] thì pt của i là :

[tex]i={I}_{0}cos(wt+\phi + \frac{\pi}{2})={I}_{0}sin(wt+\phi)[/tex]

bạn bình phương 2 vế rùi cộng vế theo vế là OK
 
Top Bottom