Nhiệt năng + Công

1

112112112

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Bỏ 1 cục nước đá lạnh vào nước,có phải đá đã truyền nhiệt lạnh sang cho nước khiến nhiệt độ của nước hạ xuống thấp ko? Giải thích
2. Khi làm nước đá chanh,người ta thường hòa tan đường vs nước,sau đó mới bỏ đá vào mà ko bỏ đá vào cùng 1 lúc
3. Dùng cần cẩu A để đưa 1 lô gạch có khối lượng 1000kg lên độ co 60m trong 5p
a)Hỏi cần cẩu A phải có công suất tối thiểu là bao nhiêu?
b)Nếu dùng cần cẩu B khác cũng đưa lô gạch trên trong thời gian 1/6 giờ. So sánh công suất của 2 cần cẩu?
Các bạn giải giúp mình nha ! cảm ơn các bạn nhìu!!!!;)
 
N

nhoxloc1211

Câu 3

Tóm Tắt:
m= 1000kg
h= 60m
t= 5'= 300s
a)[tex]\mathscr{P1}[/tex] = ? W
b)t1= 1/6 h= 600s ; [tex]\mathscr{P1}[/tex] ? [tex]\mathscr{P2}[/tex]
Giải
a) Trọng lượng của lô gạch là : P= 10m= 1000.10= 10 000 (N)
Công của cần cẩu A sinh ra là : Ap= P.h= 10 000. 60= 600 000 (J)
Công suất của cần cẩu A là : [tex]\mathscr{P1}[/tex] = Ap/t= 600 000/300= 2000(W)
b) Công suất của cần cẩu B là : [tex]\mathscr{P2}[/tex] = Ap/t1= 600 000 /600= 1000(W)
Vậy [tex]\mathscr{P1}[/tex] > [tex]\mathscr{P2}[/tex]

(Bạn có thể thay số 1 trong bài thành A , số 2 thành B cũng được)
 
Last edited by a moderator:
C

cry_with_me

Câu 1:

TL:không có sự truyền lạnh từ nước đá sang nước

GT: Nhiệt chỉ truyền từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp. Nhiệt độ của nước cao hơn nhiệt độ của nước đá nên nhiệt truyền từ nước sang nước đá

KQ: nước mất nhiệt và nước đá thu nhiệt làm cho cả cốc nước lạnh đi


Câu 2:

cái này có trong sgk hay sao ý :(
 
T

tranlinh98

Câu2:
Người ta thường hòa tan đường trong nước trước khi bỏ đá vì khi cho đá vào trước, nhiệt độ của nước sẽ giảm do truyền nhiệt sang đá như thế đường khó tan hơn khi nước ở nhiệt độ thường do nhiệt độ càng cao vật nóng chảy càng nhanh mà (hiểu là như thế còn không biết diễn đạt ý hiểu có sai sót không nữa hì ^^)
 
S

saovang_6

2. Khi làm nước đá chanh,người ta thường hòa tan đường vs nước,sau đó mới bỏ đá vào mà ko bỏ đá vào cùng 1 lúc
Kiến thức này các em chưa học nên hỏi thì cũng hơi khó nói. Nó liên quan tới tính tan.

Muối, đường tan trong nước, nhưng không phải cho vào bao nhiêu nó cũng tan hết. Nó chỉ hòa tan được một lượng nhất định nào đó thôi. Nhiệt độ càng cao, tốc độ và khả năng hòa toan của nước càng tốt. Nhiệt độ thấp thì tính tan giảm.

Vì để hòa tan được đường, phân tử nước phải kết hợp với phân tử đường tạo ra nước liên kết. Nước chưa kết hơp thì là nước tự do. Nhiệt độ thấp, các phân tử nước tự do ít vận động nên khó gặp các phân tử đường để tạo nước liên kết ---> khó hòa tan.

Lí do chúng ta khoấy cho đường mau tan cũng là để cho nước tự do dễ gặp đường. Nếu để yên, một số phân tử nước tự do sau khi đã liên kết với đường sẽ trở nên nặng, chìm xuống dưới, vây lấy đường. Lớp nước tự do nhẹ hơn bị nổi lên trên. Đường khó hòa tan tiếp.

Khi thả đường vào cốc thủy tinh, nhìn dưới đáy thấy có gợn những vệt nhỏ trong suốt, đó chính là nước liên kết.
 
C

cry_with_me

Kiến thức này các em chưa học nên hỏi thì cũng hơi khó nói. Nó liên quan tới tính tan.

Muối, đường tan trong nước, nhưng không phải cho vào bao nhiêu nó cũng tan hết. Nó chỉ hòa tan được một lượng nhất định nào đó thôi. Nhiệt độ càng cao, tốc độ và khả năng hòa toan của nước càng tốt. Nhiệt độ thấp thì tính tan giảm.

Vì để hòa tan được đường, phân tử nước phải kết hợp với phân tử đường tạo ra nước liên kết. Nước chưa kết hơp thì là nước tự do. Nhiệt độ thấp, các phân tử nước tự do ít vận động nên khó gặp các phân tử đường để tạo nước liên kết ---> khó hòa tan.

Lí do chúng ta khoấy cho đường mau tan cũng là để cho nước tự do dễ gặp đường. Nếu để yên, một số phân tử nước tự do sau khi đã liên kết với đường sẽ trở nên nặng, chìm xuống dưới, vây lấy đường. Lớp nước tự do nhẹ hơn bị nổi lên trên. Đường khó hòa tan tiếp.

Khi thả đường vào cốc thủy tinh, nhìn dưới đáy thấy có gợn những vệt nhỏ trong suốt, đó chính là nước liên kết.


bọn em học rồi anh ạ, câu này có ở SBT cơ :D, chị Linh đi gần hết câu trả lời, còn thiếu 1 phần ở bài của anh :D

nhiệt độ càng thấp các phân tử CD càng chậm, rồi bao nhiêu kiến thức ở bài phân tử nữa, bài này là từ lí thuyết suy ra thôi ạ, ko phải kiến thức mới nên em ko giải thích, các bạn phải tự nghĩ :(
các anh chị lớp lớn đọc bài này luôn nghĩ bọn em chưa học :D, lạ quá
:(
 
Top Bottom