nhiệt lượng

C

conan193

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

rót nước ở nhiệt độ [TEX]t_1[/TEX]=20*C vào một nhiệt lượng kế ( Bình cách nhiệt). Thả trong nước một cục nước đá có khối lượng [TEX]m_2[/TEX]=0.5 kg và nhệt độ [TEX]t_2[/TEX]= -15*C. Hãy tìm nhiệt độ của hỗn hợp sau khi cân bằng nhiệt được thiết lập. Biết khối ượng nước đổ vào [TEX]m_1[/TEX] =[TEX]m_2[/TEX]. Cho nhiệt dung riêng của nước [TEX]C_1[/TEX]=4200J/kg độ; Của nuớc đá [TEX]C_2[/TEX]=2100J/kg độ; Niệt nóng chảy của nước đá là [TEX]3,4.10^5[/TEX] J/kg. Bỏ qua khối lượng của nhiệt lượng kế
 
L

l94

nhiệt lượng do nước tỏa ra: [tex]Q_1=m_1.c_1.t_1=42000J[/tex]
nhiệt lượng cần thiết để làm đá tăng lên 0 độ C: [tex]Q_2=m_2.c_2.t_2=15750J[/tex]
nhiệt lượng làm đá tan chảy hoàn toàn: [tex]Q_3=Q_2+lamda.m_2=170000[/tex]
[tex]Q_3>Q_1[/tex] nên đá không tan hoàn toàn.vậy nhiệt độ sau cùng là 0 độ C.
 
C

conan193

bài 2
hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào 2 đĩa cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lược là [TEX]D_1[/TEX]=[TEX]7.8g/cm^3[/TEX]; [TEX]D_2[/TEX]=[TEX]2.6g/cm^3[/TEX]. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng [TEX]D_3[/TEX], quả cầu thứ 2 vào chất lỏng có khối lượng riêng [TEX]D_4[/TEX] thì cân mất thăng bằng để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa cân có quả cầu thứ 2 một khối lượng [TEX]m_2[/TEX]17g. Đổi vị trí 2 chất lỏng cho nhau, để cân bằng ta phải thêm [TEX]m_2[/TEX]=27g cũng vào đĩa cân thứ 2. Tìm tỉ số 2 khối lượng riêng của chất lỏng.
 
C

conan193

bài khác vậy
Câu 1: ( 3đ ) Minh và Nam đứng ở hai điểm M và N cách nhau 750m trên một bãi sông. Khoảng cách từ M đến bờ sông là 150m, từ N dến bờ sông là 600m. Tính thời gian ngắn nhất để Minh chạy ra sông múc một thùng nước mang đến chỗ Nam. Biết đoạn sông thẳng, vận tốc chạy của Minh không đổi V= 2m/s. Bỏ qua thời gian múc nước.
 
T

thobongkute

bài 2
hai quả cầu bằng kim loại có khối lượng bằng nhau được treo vào 2 đĩa cân đòn. Hai quả cầu có khối lượng riêng lần lược là [TEX]D_1[/TEX]=[TEX]7.8g/cm^3[/TEX]; [TEX]D_2[/TEX]=[TEX]2.6g/cm^3[/TEX]. Nhúng quả cầu thứ nhất vào chất lỏng có khối lượng riêng [TEX]D_3[/TEX], quả cầu thứ 2 vào chất lỏng có khối lượng riêng [TEX]D_4[/TEX] thì cân mất thăng bằng để cân thăng bằng trở lại ta phải bỏ vào đĩa cân có quả cầu thứ 2 một khối lượng [TEX]m_2[/TEX]17g. Đổi vị trí 2 chất lỏng cho nhau, để cân bằng ta phải thêm [TEX]m_2[/TEX]=27g cũng vào đĩa cân thứ 2. Tìm tỉ số 2 khối lượng riêng của chất lỏng.

Gọi V1,V2 là thể tích của 2 quả cầu

FA1,FA2 là lực đẩy Acsimet tác dụng lên các qủa cầu

P1,P2 là trọng lượng của các quả cầu

P3 là trọng lượng của quả cân

Vì 2 quả cân có kối lượng bằng nhau nên:
D1.V1=D2.V2\Rightarrow[TEX]\frac{V2}{v1}[/TEX]=[TEX]\frac{D1}{D2}[/TEX]=3

\RightarrowV2=3V1(1)

Do cân nằm thăng bằng nên ta có:
(P1-FA1)OA=(P2-FA2+P3)OB

Mà P3=FA2-FA1
\Leftrightarrow10m1=(D4V2-D3V1).10

Thay (1)vào pt ta đc:
m1=(3D4-D3)V1(2)

Tương tự ở làn thứ 2 khi đổi vị trí 2 chất lỏng cho nhau

Gọi FA1',FA2'là lực đẩy Acsimet tác dụng lên 2 quả cầu khi đổi chỗ 2 chát lỏng
P3' là trọng lượng của quả cân có khối lượng m2

(P1-FA1')Oa=(P2-FA2'+P3')OB

MẶt khác: P3'=FA2'-FA1'

\Leftrightarrow10m2=(D3V2-D4V1)10
\Rightarrowm2=(3D3-D4)V1(3)

Từ 2 và 3

\Rightarrow[TEX]\frac{m1}{m2}[/TEX]=[TEX]\frac{(3D4-D3)V1}{(3D3-D4)V1}[/TEX]

\Leftrightarrowm1(3D3-D4)=m2(3D4-D3)

\LeftrightarrowD3(3m1+m2)=D4(3m2+m1)

\Leftrightarrow[TEX]\frac{D3}{D4}[/TEX]=[TEX]\frac{(3m1+m2)}{(3m2+m1)}[/TEX]=1,256
 
Top Bottom