[nhiệt 8] câu đố vui

N

nom1

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mối tương quan giữa nhiệt độ C và nhiệt độ K

Mở đầu bằng một câu hỏi cho thú vị. Đố bạn ngày hôm qua nhiệt độ đo được là 0 độ C (không độ C), hôm nay lạnh gấp đôi ngày hôm qua. Hỏi hôm nay bao nghiêu độ?

Nếu bạn dùng toán học để thực hiện phép tính này thì kết quả sẽ vô lý (vẫn là 0), Nếu thực thiện theo cảm tính thì sẽ là -1. Nhưng cả hai đều không đúng.

Hình mang tính chất minh họa, không phải dữ liệu cho nội dung bài viết này

Chúng ta bắt đầu tìm hiểu về độc C và độ K để giải câu đố trên như sau:

0 độ K hoặc 0 độ Kelvin là khi tất cả các chuyển động của nguyên tử dừng lại.
Khi bạn thêm năng lượng vào sẽ làm cho nó ấm. Nếu nó ấm lên đến 273.15 độ Kelvin thì sẽ bằng với 0 độ C.

Suy ra:
0° C = 273.15° Kelvin
Lạnh gấp 2 lần sẽ là:
273.15° Kelvin / 2 = 136.575° Kelvin

Đổi độ Kelvin thành độ C.
136.575 độ Kelvin – 273.15 = -136.575° C
Vậy đáp số là -136.575° C.

Công thức đổi độ C thành độ K và ngược lại:
Kelvin = Celsius + 273.15
Celsius =Kelvin – 273.15
Thí dụ:
25° C + 273.15 = 298.15° Kelvin

Nguồn: facebook
 
S

saodo_3

1 độ C có thể rét hơn -10 độ C.

Các em có biết chúng ta cảm thấy rét nhiều hay ít phụ thuộc vào điều gì không?
 
C

congratulation11

Chúng ta cảm thấy rét là do cơ quan thụ cảm ở da.

Khi nhiệt độ cơ thể và nhiệt độ môi trường ngoài chênh lệch ngày càng nhiều thì cảm giác càng rõ rệt (cả khi da ta có vấn đề nữa: khô da, bị thương ...), càng thấy rét.

Mùa đông ở miền Bắc cứ gọi là cắt da.../:)
 
S

saodo_3

Cảm ơn em đã nói ra điều mà ai cũng biết ấy.

Có liên quan tới vấn đề anh đặt ra không? :|

Mã:
1 độ C có thể rét hơn -10 độ C.
 
C

congratulation11

:v Lấy Lí tính ra để đo cảm tính.???

+ 1 với 10 thì đương nhiên -10 độ là nhiệt độ thấp hơn rồi.

+ Còn rét hay không là do cảm tính. Mà cảm tính do đâu là cái em vừa trình bày rồi mà.

À bổ sung thêm: cái cảm nhận của ta còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài nữa: gió....

Chắc anh hiểu nhầm cái chỗ: chênh lệch nhiệt độ trong và ngoài cơ thể (ý em là chênh lệch giữa trong cơ thể và cái phần nó tiếp xúc ngay với da ấy - xét tương đối)

Vd: Một gã cần 1 bầu rượu nóng đang tu, chân nam đá chân chiêu ở ngoài đường -10*C ---> Say + nhiệt thu được do uống rượu tỏa trong người, thoát ra ngoài để ... -*---> ấm hơn 1 đứa đang đi ngoài đường 1*C rồi.

Hết.
 
Last edited by a moderator:
U

upandup

Thanks anh kiến.... :D

Đúng rồi, sự nóng hay lạnh mà ta cảm nhận được tùy thuộc vào sự mất nhiệt của cơ thể.

+ Bình thường thì nhiệt độ chênh lệch nhiều nên cơ thể dễ tỏa nhiệt hơn
+ Nhưng với Điều kiện môi trường ngoài: độ ẩm ảnh hưởng đến sự tỏa nhiệt của cơ thể.

Khi trời có gió, ta cảm thấy mát hơn bình thường vì khi đó độ ẩm không khí thấp, hơi nước từ cơ thể có thể thoát ra ngoài được <--> thoát nhiệt.com.

+ Không chỉ là sự tỏa nhiệt mà sự dẫn nhiệt của môi trường ta tiếp xúc cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của ta về sự nóng, lạnh.

Vd: Để 1 thanh kim loại và 1 tấm xốp cùng ra ngoài trờ nắng 45*C trong cùng một khoảng thời gian, đk như nhau *-----> Khi chạm vào thanh kim loại thì ta thấy nóng hơn là khi chạm vào miếng xốp, mặc dù chúng có nhiệt độ chung.
 
K

kienconktvn

Thanks anh kiến.... :D

Đúng rồi, sự nóng hay lạnh mà ta cảm nhận được tùy thuộc vào sự mất nhiệt của cơ thể.

+ Bình thường thì nhiệt độ chênh lệch nhiều nên cơ thể dễ tỏa nhiệt hơn
+ Nhưng với Điều kiện môi trường ngoài: độ ẩm ảnh hưởng đến sự tỏa nhiệt của cơ thể.

Khi trời có gió, ta cảm thấy mát hơn bình thường vì khi đó độ ẩm không khí thấp, hơi nước từ cơ thể có thể thoát ra ngoài được <--> thoát nhiệt.com.

+ Không chỉ là sự tỏa nhiệt mà sự dẫn nhiệt của môi trường ta tiếp xúc cũng ảnh hưởng đến cảm nhận của ta về sự nóng, lạnh.

Vd: Để 1 thanh kim loại và 1 tấm xốp cùng ra ngoài trờ nắng 45*C trong cùng một khoảng thời gian, đk như nhau *-----> Khi chạm vào thanh kim loại thì ta thấy nóng hơn là khi chạm vào miếng xốp, mặc dù chúng có nhiệt độ chung.

thử giải thích tại sao ở Châu Âu nhiệt độ 15,16 độ nhưng trời lại mát mẻ còn ở VN thì lạnh cóng :confused: tại sao ở Trung Đông, các sa mạc nhiệt độ trên 40 độ C tuy nóng nhưng vẫn chịu được còn ở VN thì @-)
:D
 
S

saodo_3

Khi gặp môi trường lạnh, cơ thể người tỏa nhiệt ra làm nóng lớp không khí xung quanh để hạn chế sự mất nhiệt (không khí dẫn nhiệt kém).

- Gió: Gió thổi bay lớp không khí đã đươc làm nóng và thay vào đó một lớp không khí lạnh mới, cơ thể người phải tỏa nhiệt liên tục.

- Hơi nước: Làm nóng không khí khô mất ít nhiệt hơn không khí ẩm, vì nhiệt dung riêng của nước rất lớn: 4200, còn nhiệt dung riêng của không khí chỉ khoảng 800 (nếu nhớ không nhầm). Hơn nữa, hơi nước dẫn nhiệt tốt hơn không khí.

Bản chất của việc mặc áo khoác cũng chỉ là để giữ lớp không khí được cơ thể làm ấm không bị thoát đi.


Giải thích câu hỏi của kiến đại ca:

Cũng chỉ độ ẩm mà ra. Ở nước ta độ ẩm rất lớn, thường là khoảng 80%.

Để làm một Kg không khí nóng lên 1 độ, mất có 800J trong khi để làm nóng 1 Kg nước lên 1 độ mất tới 4200 J cơ mà. Chúng ta thấy lạnh gấp 5 lần họ.

Tương tự, nếu nhiệt độ cao, không khí ẩm chúng ta không khác gì sống trong 1 cái nồi hấp.

- Không khí khô, dẫn nhiệt không đáng kể, chỉ cần tránh được ánh nắng mặt trời thì không thành vấn đề.

- Không khí ẩm, hơi ẩm dẫn nhiệt tốt nên sẽ đưa nhiệt từ môi trường vào cơ thể. Độ ẩm môi trường cao lại khiến cơ thể người khó thoát mồ hôi, khó thoát nhiệt. Chết là cái chắc!
 
Top Bottom