

“Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố”
Cuộc đời mỗi người có biết bao giông tố, bao khó khăn cản bước. Và có lẽ trong chúng ta, đã có không ít người đã cúi đầu, đã lo sợ, đã dừng bước trước những khó khăn đó đúng không nào? Thế nhưng, với Đặng Thùy Trâm, lại không như vậy… Chị là người mà tôi hằng ngưỡng mộ, hằng kính trọng, một cô gái nhìn bề ngoài có vẻ yếu đuối, luôn mang trong mình những trăn trở, lo âu...., nhưng thực chất bên trong đó lại là một con người mạnh mẽ, kiên cường…. Chị cũng giống như những nam, nữ thanh niên thời đó, đã từ bỏ tuổi xuân, từ bỏ ước mơ, hi vọng xung phong vào tiếp sức cho miền Nam đánh Mỹ, với châm ngôn “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và cuốn sách mình sắp giới thiệu tới các bạn đây, chính là quyển nhật ký của cô bác sĩ trẻ trong quãng thời gian chị tham gia làm nhiệm vụ tại vùng đất xa xôi, đem sức lực của mình cống hiến cho tổ quốc đến tận hơi thở cuối cùng…

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là cuốn sách chị viết trong khoảng thời gian làm nhiệm vụ cho tới trước lúc hi sinh, là nơi chị gửi gắm những nỗi niềm thương nhớ của mình. Cuốn sách được viết bằng câu từ mộc mạc, giản dị đã phần nào tái hiện lại cho ta hình ảnh về một thời chiến tranh ác liệt. Và trong đó, đã nổi bật lên hình ảnh của những vị y - bác sĩ ngày đêm tận tình bên tuyến lửa, cứu chữa biết bao bộ đội và nhân dân ta khỏi cái chết cận kề…. Họ là những thiên thần áo trắng trong thời chiến, là những cô cậu học trò đã từ bỏ cuộc sống yên bình ngoài kia để đến với chiến trường máu lửa….

Lật mở những trang sách đầu tiên, chúng ta như được cuốn vào những dòng tâm trạng, cảm xúc lạ kỳ, và ta không thể nào dừng lại cho đến khi đọc xong nó… Những trang sách đó là cả thanh xuân của một cô gái trẻ tuổi, một vị bác sĩ tận tâm - Đặng Thùy Trâm. Cuốn sách ghi lại những cung bậc cảm xúc của chị, ghi lại những lần chạy địch hay đến nơi công tác mới, ghi lại những khoảnh khắc khi chị ở cùng đồng đội mình… Những gì đơn giản nhất, bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày xuất hiện quanh chị ta cũng có thể bắt gặp trong những trang sách đó… Đọc những dòng nhật ký, ta không thể không xót xa, không rơi nước mắt trước những khó khăn, vất vả chị phải trải qua, trước những mảnh đời bất hạnh mà chị kể….
Trang cuối của cuốn nhật kí kết thúc vào ngày 20.6.1970, hai ngày trước khi chị hi sinh sinh trên đường công tác làm nhiệm vụ… Và nhật ký đó đã rơi vào tay kẻ thù, bị ném vào lửa nhưng rồi lại được đưa ra vì “bản thân trong nó đã có lửa rồi”. Và giờ đây, cuốn sách đó được trở về với gia đình chị sau bao năm thất lạc, mang theo đó là cả những kí ức, là thanh xuân của cô bác sĩ trẻ ra đi ở tuổi 27…. Chị ra đi nhưng tâm hồn chị vẫn còn ở lại, đi cùng với đó là những ước mơ, ước mờ về một đất nước hòa bình, không tiếng bom đạn, không khói lửa chiến tranh.
Và cuối cùng, thay mặt cho lời kết, mọi người hãy cùng mình đọc qua một vài dòng được trích từ cuốn sách, để phần nào hiểu hơn về Đặng Thùy Trâm, người chiến sỹ kiên cường này nhé... "Tất cả những ai từng được chúng tôi cho xem cuốn nhật kí đều xúc động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một nữ anh hùng của riêng ai, nghĩa là mặc dù những kí ức của chị rất quý giá đối với cô và đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị còn rất quý giá với tất cả mọi người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt vời. Mặc dầu chị ở bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng ta, nhưng ngay từ đầu những năm 70, Fred và tôi đã cảm thấy chị vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính và là một người tốt. Hy vọng sau khi đọc những dòng chữ viết về quá khứ ấy, cô sẽ đồng ý với chúng tôi… rằng theo một nghĩa nào đó chị là của riêng gia đình cô, nhưng theo một nghĩa rất quan trọng, chị là của tất cả chúng ta…”


Cuộc đời mỗi người có biết bao giông tố, bao khó khăn cản bước. Và có lẽ trong chúng ta, đã có không ít người đã cúi đầu, đã lo sợ, đã dừng bước trước những khó khăn đó đúng không nào? Thế nhưng, với Đặng Thùy Trâm, lại không như vậy… Chị là người mà tôi hằng ngưỡng mộ, hằng kính trọng, một cô gái nhìn bề ngoài có vẻ yếu đuối, luôn mang trong mình những trăn trở, lo âu...., nhưng thực chất bên trong đó lại là một con người mạnh mẽ, kiên cường…. Chị cũng giống như những nam, nữ thanh niên thời đó, đã từ bỏ tuổi xuân, từ bỏ ước mơ, hi vọng xung phong vào tiếp sức cho miền Nam đánh Mỹ, với châm ngôn “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”. Và cuốn sách mình sắp giới thiệu tới các bạn đây, chính là quyển nhật ký của cô bác sĩ trẻ trong quãng thời gian chị tham gia làm nhiệm vụ tại vùng đất xa xôi, đem sức lực của mình cống hiến cho tổ quốc đến tận hơi thở cuối cùng…

“Nhật ký Đặng Thùy Trâm” là cuốn sách chị viết trong khoảng thời gian làm nhiệm vụ cho tới trước lúc hi sinh, là nơi chị gửi gắm những nỗi niềm thương nhớ của mình. Cuốn sách được viết bằng câu từ mộc mạc, giản dị đã phần nào tái hiện lại cho ta hình ảnh về một thời chiến tranh ác liệt. Và trong đó, đã nổi bật lên hình ảnh của những vị y - bác sĩ ngày đêm tận tình bên tuyến lửa, cứu chữa biết bao bộ đội và nhân dân ta khỏi cái chết cận kề…. Họ là những thiên thần áo trắng trong thời chiến, là những cô cậu học trò đã từ bỏ cuộc sống yên bình ngoài kia để đến với chiến trường máu lửa….

Lật mở những trang sách đầu tiên, chúng ta như được cuốn vào những dòng tâm trạng, cảm xúc lạ kỳ, và ta không thể nào dừng lại cho đến khi đọc xong nó… Những trang sách đó là cả thanh xuân của một cô gái trẻ tuổi, một vị bác sĩ tận tâm - Đặng Thùy Trâm. Cuốn sách ghi lại những cung bậc cảm xúc của chị, ghi lại những lần chạy địch hay đến nơi công tác mới, ghi lại những khoảnh khắc khi chị ở cùng đồng đội mình… Những gì đơn giản nhất, bình thường nhất trong cuộc sống hàng ngày xuất hiện quanh chị ta cũng có thể bắt gặp trong những trang sách đó… Đọc những dòng nhật ký, ta không thể không xót xa, không rơi nước mắt trước những khó khăn, vất vả chị phải trải qua, trước những mảnh đời bất hạnh mà chị kể….
Trang cuối của cuốn nhật kí kết thúc vào ngày 20.6.1970, hai ngày trước khi chị hi sinh sinh trên đường công tác làm nhiệm vụ… Và nhật ký đó đã rơi vào tay kẻ thù, bị ném vào lửa nhưng rồi lại được đưa ra vì “bản thân trong nó đã có lửa rồi”. Và giờ đây, cuốn sách đó được trở về với gia đình chị sau bao năm thất lạc, mang theo đó là cả những kí ức, là thanh xuân của cô bác sĩ trẻ ra đi ở tuổi 27…. Chị ra đi nhưng tâm hồn chị vẫn còn ở lại, đi cùng với đó là những ước mơ, ước mờ về một đất nước hòa bình, không tiếng bom đạn, không khói lửa chiến tranh.
Và cuối cùng, thay mặt cho lời kết, mọi người hãy cùng mình đọc qua một vài dòng được trích từ cuốn sách, để phần nào hiểu hơn về Đặng Thùy Trâm, người chiến sỹ kiên cường này nhé... "Tất cả những ai từng được chúng tôi cho xem cuốn nhật kí đều xúc động trước những điều chị cô viết. Chúng tôi nghĩ chị không chỉ là một nữ anh hùng của riêng ai, nghĩa là mặc dù những kí ức của chị rất quý giá đối với cô và đối với chúng tôi, nhưng sự nghiệp của chị còn rất quý giá với tất cả mọi người. Những dòng chữ của chị có một sức kêu gọi tuyệt vời. Mặc dầu chị ở bên kia chiến tuyến trong cuộc chiến tranh giữa chúng ta, nhưng ngay từ đầu những năm 70, Fred và tôi đã cảm thấy chị vô cùng đáng ngưỡng mộ, đáng tôn kính và là một người tốt. Hy vọng sau khi đọc những dòng chữ viết về quá khứ ấy, cô sẽ đồng ý với chúng tôi… rằng theo một nghĩa nào đó chị là của riêng gia đình cô, nhưng theo một nghĩa rất quan trọng, chị là của tất cả chúng ta…”
(Trích thư ngày 29.4.2005 của Robert Whitehurst - một cựu chiến binh Mỹ- viết gửi mẹ của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Phần này được in ở trang 24 - 25 của cuốn nhật kí.)
Dưới đây là 1 số hình ảnh về chị Đặng Thùy Trâm:

Last edited: