Sau năm 1945 nền kinh tế Nhật Bản có bước phát triển như thế nào? Hãy chỉ rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan của sự tăng trưởng ấy
1. Từ năm 1945 đến 1952:
+ Sự thất bại trong chiến tranh thế giới thứ hai đã để lại cho Nhật Bản nhiều hậu quả nặng nề:
- Khoảng 3 triệu người chết và mất tích.
- 40% đô thị, 80% tàu bè, 34% máy móc công nghiệp bị phá hủy.
- 13 triệu người thất nghiệp.
- Thảm họa đói, rét đe dọa toàn nước Nhật.
+ Sau chiến tranh Nhật bị quân đội Mỹ chiếm đóng từ 1945 đến 1952, nhưng chính phủ Nhật vẫn được phép dừng tại và hoạt động.
+ Kinh tế: SCAP thực hiện một cuộc cải cách lớn, đó là:
- Thủ tiêu chế độ tập trung kinh tế, trước hết là giải tán các Daibatxu.
- Cải cách ruộng đất, quy định địa chủ chỉ sở hữu không quá 3 hecta ruộng, số còn lại chính phủ nên bán cho nông dân.
- Dân chủ hóa lao động.
=> Đến khoảng năm 1950 -1951 Nhật đã khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.
2. Từ 1952 đến 1973:
a. Tình hình kinh tế:
+ Từ năm 1952 đến 1960, kinh tế Nhật Bản có bước phát triển nhanh.
+ Từ năm 1960 đến 1973 được gọi là giai đoạn phát triển “thần kỳ”:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của Nhật Bản từ năm 1960 đến 1969 là 10,8%; từ 1970 đến năm 1973 tuy có giảm đi nhưng đạt bình quân là 7,8%.
- Kinh tế Nhật Bản đã vượt Anh, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Italia và Canada vươn lên đứng hàng thứ hai trong thế giới tư bản, sau Mĩ.
+ Từ những năm 70, Nhật trở thành một trong ba trung tâm kinh tế - tài chính thế giới (Cùng với Mĩ và Tây Âu).
+ Nhật Bản coi trọng giáo dục và khoa học - kỹ thuật, luôn tìm cách đẩy nhanh sự phát triển bằng cách mua các bằng phát minh sáng chế.
+ Khoa học - kỹ thuật và công nghệ chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất ứng dụng dân dụng, đạt được nhiều thành tựu lớn.
b. Nguyên nhân phát triển:
+ Ở Nhật Bản, con người được coi là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định hàng đầu, được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm.
+ Vai trò lãnh đạo quản lý có hiệu quả của nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế liên tục tăng trưởng;
+ Các công ty Nhật Bản năng động, có tầm nhìn xa, quản lý tốt nên có tiềm lực và sức cạnh tranh cao.
+ Nhật Bản biết áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng, hạ giá sản phẩm.
+ Chi phí cho quốc phòng ở thấp.
+ Nhật Bản biết tận dụng các yếu tố bên ngoài để phát triển.