Câu 1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?
A. Tướng quân Sôgun
B. Thiên hoàng
C. Võ sĩ Samurai
D. Tư sản công thương
Câu 2: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. Phong kiến quân phiệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. Tư bản chủ nghĩa
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là
A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển
B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra
C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển
D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Câu 1: Đến giữa thế kỉ XIX, quyền hành thực tế của Nhật Bản nằm trong tay lực lượng chính trị nào?
A. Tướng quân Sôgun
B. Thiên hoàng
C. Võ sĩ Samurai
D. Tư sản công thương
Giải thích:
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa- Mạc phủ
Câu 2: Đến giữa hế kỉ XIX, Nhật Bản là một quốc gia
A. Phong kiến quân phiệt
B. Công nghiệp phát triển
C. Phong kiến trì trệ, bảo thủ
D. Tư bản chủ nghĩa
Giải thích
Đến giữa thế kỉ XIX, Nhật Bản vẫn là một quốc gia phong kiến trì trệ, bảo thủ. Mặc dù nhà vua được tôn là Thiên hoàng, có địa vị tối cao, song quyền hành thực tế nằm trong tay Sôgun (Tướng quân) ở phủ chúa - Mạc phủ
Câu 3: Đặc điểm nổi bật của xã hội Nhật Bản đến giữa thế kỉ XIX là
A. Mâu thuẫn giữa tầng lớp Đaimyô với tầng lớp Samurai phát triển
B. Đời sống nhân dân cực khổ, phong trào đảo Mạc diễn ra
C. Mâu thuẫn giữa Thiên hoàng với chế độ Mạc phủ phát triển
D. Chế độ đẳng cấp vẫn được duy trì
Giải thích
Về mặt xã hội, chính quyền Sôgun vẫn duy trì chế độ đẳng cấp. Tầng lớp Đaimyô là những quý tộc phong kiến lớn, quản lí các vùng lãnh địa trong nước, có quyền lực tuyệt đối trong lãnh đia của họ.
Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc quý tộc hạng trung và nhỏ không cố ruộng đất, chỉ phục vụ cho Đaimyô bằng việc huấn luyên và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Trong thời gian dài không có chiến tranh, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham giạ hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công… dần dần tư sản hóa, đấu tranh chống chế độ phong kiến.
Câu 4: Từ đầu thế kỉ XIX đến trước năm 1868, tầng lớp nào trong xã hội Nhật Bản đã dần tư sản hóa?
A. Đaimyô (quý tộc phong kiến lớn)
B. Samurai (võ sĩ)
C. Địa chủ vừa và nhỏ
D. Quý tộc
Giải thích
Tầng lớp Samurai (võ sĩ) thuộc giới quý tộc hạng trung và nhỏ, không có ruộng đất, chỉ phục vụ các Đaimyo bằng việc huấn luyện và chỉ huy các đội vũ trang để hưởng bổng lộc. Do một thời gian dài không có chiến tranh, địa vị của Samurai bị suy giảm, lương bổng thất thường, đời sống khó khăn, nhiều người rời khỏi lãnh địa, tham gia hoạt động thương nghiệp, mở xưởng thủ công,… dần dần tư sản hóa trở thành lực lượng đấu tranh chống chế độ phong kiến lỗi thời.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, bạn có thể xem qua. Có bất cứ thắc mắc nào bạn có thể để lại phía dưới, mình sẽ hỗ trợ ạ.Bạn có thể tham khảo thêm:
https://diendan.hocmai.vn/threads/t...c-mon-danh-cho-ban-hoan-toan-mien-phi.827998/
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại:
https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-nhung-topic-hoc-thuat-tai-box-su.831599/
Bạn có thể xem lại kiến thức bài Nhật Bản tại đây
https://diendan.hocmai.vn/threads/bai-1-nhat-ban.831450/