A
abluediamond
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Nguồn lichsuvn.net
(Còn tiếp)
Giới thiệu:Dưới đây là bài dịch của Tĩnh về tổ chức quân sự của đế chế Khwarezmia, chương 4 trích từ quyển Vương Quốc Khwarezmia dưới triều Anushtegin của Z.M.Bunyatov (nguyên bản tiếng Nga: ГОСУДАРСТВО ХОРЕЗМШАХОВ-АНУШТЕГИНИДОВ 1097 - 1231 гг.) .
Do chơi nhiều game Broken Crescent Total War mà Tĩnh đâm ra tò mò về lịch sử Trung Đại ở Ba Tư. Nền văn hóa Ba Tư rất đáng nể, và các vương quốc hình thành từ sau thời kỳ tan rã của đế chế Abbassid khiến cho thời kỳ rất sinh động, phong phú.
Vương quốc Khwarezmia xuất xứ khởi đầu là một quận trong đế chế rộng lớn của người Seljuk, Anushtegin, người đầu tiên được giao cho trọng trách quản lý tài chính khu vực Khorezm, là nô lệ được mua lại và phục vụ cho Sultan Seljuk. Khi còn sống ông vẫn chưa phải là chủ nhân của vùng đất mà chẳng qua chỉ là quan coi thuế cho Sultan. Về sau con ông đã được lập làm vua xứ này, lấy danh hiệu Shah (tiếng Ba Tư: Vua) để tự gọi mình, mở đầu cho sự hình thành một nhà nước hùng mạnh mà sau này thống nhất Ba Tư.
Sau cái chết của Sultan Malik-Shah I và tể tướng của ông Vizier Nizam al-Muk, đế chế Seljuk rơi vào tình trạng nội chiến liên minh, tranh giành quyền lực, điều này khiến cho các thuộc quốc nhỏ chịu xưng thần với chính quyền trung ương thoát khỏi sự kiềm kẹp của các vị sultan Seljuk. Đế chế Khwarezmia vươn lên trong cuộc tranh giành đẫm màu để rồi trở thành vương quốc hùng mạnh nhất Trung Đông, cho đến khi người Mông Cổ, do sự khiêu khích của nhà cầm quyền ở thành Otrar, tiến hành một cuộc chiến thảm khóc phá hủy toàn bộ vương quốc.
Chương Bốn:
Tổ Chức Quân Sự Của Đế Chế Khwarezmia
Tổ Chức Quân Sự Của Đế Chế Khwarezmia
Ngay từ buổi đầu đấu tranh giành độc lập khỏi đế chế Seljuk cho đến khi đế chế sụp đổ, các vị Shah xứ Khwarezmia luôn sở hữu những đạo quân thường trực, việc mộ quân cũng như trang bị cho chúng trở thành mối lo hàng đầu của họ. Quân đội của các Shah-Khwarezmia được huấn luyện kĩ càng, được trang bị nhiều loại vũ khí, và tướng lĩnh của họ đã nhiều lần chứng tỏ sự gan dạ cũng như kinh nghiệm trong trận mạc.
Đạo quân mà các Shah-Khwarezmia tụ tập được trong thời kì thành hình đế chế của mình chủ yếu là người Thổ (Turkic). Quân đoàn và đơn vị được tổ chức dựa trên những đặc tính của bộ tộc. Ngay cả trong những ngày vinh quang nhất của đế chế, khi mà công việc tuyển mộ binh lính được thực hiện ở những bộ tộc khác hay ở các quốc gia khác, thì người Thổ vẫn là lực lượng tinh nhuệ chính trong quân đội.
Dựa trên các nguồn sử liệu, chính các Shah-Khwarezmia là những người đầu tiên giới thiệu chương trình huấn luyện quân sự bắt buộc cho thần dân của mình.
Zakari-al-Qazwini viết về thủ đô của Khwarezmia, Gurganj như thế này: "Đây là một thành thị lớn với dân cư đông đúc, và mọi cư dân đều là chiến binh, ngay cả những người giữ tiệm tạp hóa, người làm thịt, người nấu bánh, và thợ dệt vải. Người ta nói vị Sultan Muhammad ibn Tekish đã lánh nạn vào tòa thành này sau khi bị người Kara-Khitai (Tây Liêu) đánh bại trong một trận chiến. Vị sultan chạy khỏi chúng với một số ít quân lính. Ông ta vào thành vào ban đêm, nên không ai phát hiện ra ông ta chỉ còn ít binh sĩ. Và rồi sáng hôm sau, ông ta ra khỏi thành cùng với 30,000 kỵ sĩ, tiến thẳng về phía kẻ thù. "
Một tác giả khác, khi mô tả tòa thành Hazarasp là một trong những pháo đài vững chắc nhất ở Khwarezmia, đã nhận xét rằng: "Dân cư ở đây được sinh ra dưới những ngôi sao ở chiến trường và quen mùi gươm giáo."
Kích thước quân đội thay đổi tùy theo quy mô của chiến dịch mà các Shah tham dự. Ví dụ như trong năm 1195, giấy tờ chiêu mộ (nguyên văn tiếng Nga - tiếng Arab là Diwan al ard) lấy từ giấy tờ đăng ký của Shah Tekish liệt kê tên của 170,000 kỵ sĩ. Trong những năm đầu trị vì, Shah-Khwarezmia Ala ad-Din Muhammad có thể tuyển mộ đến 70,000 kỵ binh chỉ trong vòng vài ngày. Khi Ala ad-Din Muhammad phản đội một cuộc xâm lược vào Iraq của những nhà cầm quyền ở Ba Tư, Atabegs xứ Azerbaijan, Atabegs xứ Fars, xứ Uzbek và Sa'd, ông ta đã chọn ra "những người dũng cảm nhất, và những chiến binh gan dạ nhất có đến 100,000 kỵ sĩ." Sau khi atabegs xứ Uzbek cầu xin vị Shah-Khwarezmia để làm chư hầu của ông, ông đã yêu cầu vị vương kia gửi tiếp viện chống lại người Georgia, và ông đã ra lệnh cho "50,000 kỵ sĩ tinh nhuệ nhất tấn công người Georgia."
Trong thời kì Ala ad-Din Muhammad cầm quyền, tổng số quân đội của ông đã đạt tới kích thước khổng lồ và tương tự như "nhiều như cát và muối, khiến người ta không còn biết được đâu là bắt đầu và đâu là kết thúc nữa." Vào mùa thu năm 1217, vị Shah-Khwarezmia quyết định hành quân đến Baghdad, ông ta đã gửi "một số quân nhiều tới nỗi lấp kín sa mạc và thảo nguyên, nhưng ngay cả sự rộng lớn của sa mạc và thảo nguyên không thể chứa hết được đạo quân của ông."
Vào năm 615 (lịch Arab)/1218 (Dương lịch), vị Shah-Khwarezmia kiểm tra lại binh sĩ của mình, mà có đến 150,000 kỵ sĩ tham dự ... (đoạn này chưa hiểu để dịch sau)
Chứng cứ chỉ ra trong các nguồn sử liệu này có vẻ như xuất phát từ bộ ốc tưởng tượng của các tác giả các cuốn niên biểu (chronicles). Song những con số mà họ đưa ra lại ăn khớp với những báo cáo từ những người đưa tin, mà nhiệm vụ chính thức của họ lại là cung cấp nguồn thông tin chân thật. Cho nên, vị sứ giả của vị vương xứ Erbil (tức Ardabil) atabeg Muzaffar ad-Din Gok buri, sau khi quay về từ Khwarezmia, đã báo lại cho vị vương của mình rằng: "Có 350,000 quân sĩ phục vụ dưới trướng Shah-Khwarezmia". Trong cuộc chiến với Kara-Khitai năm 1211 và năm 1212, Ala al-Din đã tung ra 400,000 người chống lại họ, và đó chỉ là con số kỵ binh của ông này. Điều này được khẳng định bởi các ghi chép đăng ký từ diwan của vị Shah, vốn ghi nhận 400,000 người cưỡi ngựa và lạc đã, những người tham gia trong cuộc hành quân đến Baghdad.
(Còn tiếp)
Last edited by a moderator: