Trước hết, ông Hai là một người rất yêu làng. Khi đi tản cư, chuyển sang nơi ở mới, ông thường ngồi ca tụng về làng minh trước kia, về những thành tích của làng, về những công trình to lớn có sự tham gia của ông và bao nhiêu con người khác trong làng. Dù không còn ở làng, nhưng lúc nào tâm hồn ông cũng hướng về làng, nhớ đến làng, khao khát trở về ngôi làng yêu dấu. Cũng chỉ vì yêu làng mà ông Hai mới phải rời xa làng, chỉ những thanh niên trai tráng mới ở lại chiến dịch.
Lòng yêu làng của ông Hai đã phát triển thành lòng yêu nước, căm thù quân giặc sâu sắc. Ông luôn cầu mong trời nắng để cho "bọn Tây" không chịu đựng được, có lợi cho bộ đội ta. Ông luôn chăm chú theo dõi tình hình chiến sự của đất nước.
Kim Lân đã rất tinh tế và khéo léo khi miêu tả được hết những cung bậc tâm trạng của ông Hai, nhất là từ khi ông bị đồn là Việt gian bán nước. Ông trở về nhà, ủ rũ, buồn rầu, xa lánh mọi ng`, và ông bắt đầu tuyệt vọng. Tình yêu làng ở ông Hai ko chỉ thể hiện ở việc khoe làng,thường xuyên theo dõi tin tức của làng mà nó còn dc thể hiện một cách sâu sắc khi ông Hai bị đẩy vào 1 cuộc mâu thuẫn bên trong.Chính cái tin làng Chợ Dầu theo giặc mà ông nghe dc từ miệng những người đàn bà tản cư qua vùng ông.Kẻ từ lúc ấy tâm trí ông chỉcos tin dữ ấy xâm chiếm.Ông đang vui mừng,phấn khởi khi biết tinquaan ta nơi này giết dc một ít giặc,nơi kia giết một ít...thì cái tin làng CD của ông làm Việt gian đến thật đột ngột làm cho ông phải sững sờ,choáng váng ''Cổ ông lão nghẹn ắng lại,da mặt tê rân rân.ông lão lặng đi tưởng như đến ko thở dc''. Vốn rất tự hào về làng quê của mình ông Hai những tưởng mình nghe nhầm chăng,ông cố chưa tin cái tin ấy,nhưng những người tản cư kể rành rọt quá khiến ông ko thể tin.Nhục nhã và xấu hổ như sợ người ta biết ông cũng là người làng CD,ông cố tình lãng ra và về nhà.Trên đường về ông cúi gằm mặt xuống mà đi.Tiếng chửi Việt gian của người đàn bà kia như một nỗi ám ảnh còn theo ông khiến tâm trạng càng thêm nặng nề.Về đến nhà,ông nằm vật ra giường,tủi thân nhìn đàn con nước mắt giàn ra.Ông kiểm điểm lại những người ở làng:''Toàn những người tinh thần lắm cơ mà nhưng thằng Chánh Bệu đích thị là người làng ông h0k sai rồi''.Cái tin giữ ấy nó đã trở thành một nỗi ám ảnh,day dứt làm cho ông Hai h0k dám đi đâu''lúc nào cũng nơm nớp tưởng như người ta đang để ý''.Nỗi ám ảnh nặng nề đã biến thành sự sợ hãi thường xuyên, đau xót,tủi hổ.Ông nơm nớp lo sợ:Sợ người ta bàn tán, sợ người ta dè bỉu và đặc biệt nhất là sợ mụ chủ nhà. ÔNg chỉ biết gửi gắm tâm sự của mình vào đứa con còn trẻ dại. ĐÓ là cách duy nhất để ông thể hiện lòng trung thành với cách mạng, trung thành với cụ Hồ.
Rồi sự phức tạp, rắc rối trong suy nghĩ của ông được xóa đi khi có tin đồn địch ở làng đã bị thiêu rụi. Ông vui mừng, sung sướng và đồng thời chính lúc này ông được giải oan, không phải là kẻ Việt gian. Ông lại trở về vs hình ảnh ông ngày nào, 1 ông Hai rất thích khoe làng.
Có thể nói, nhân vật ông Hai trong truyện ngắn "Làng" của Kim Lân đã thể hiện một con người yêu làng, yêu quê hương, đất nước tha thiết.