kì 3 kì cuối) : Hồ Chí Minh Những dấu ấn lịch sử trong cuộc đời, sự nghiệp Hồ Chí Minh
Từ một thanh niên làm đủ nghề để được ra nước ngoài học hỏi tinh hoa thế giới, cả cuộc đời Hồ Chí Minh hy sinh cho độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
Nguyễn Sinh Cung sinh năm 1890 tại Nam Đàn, Nghệ An. Năm 1908, Người có tên Nguyễn Tất Thành và đang học tại Quốc học Huế. Vì tham gia phong trào biểu tình chống thuế nên bị đuổi học, Nguyễn Tất Thành vào Nam để tránh sự kiểm soát của triều đình Huế, tiện hoạt động.
[TBODY]
[/TBODY]
Năm 1911, Nguyễn Tất Thành với tên Văn Ba làm phụ bếp trên một con tàu, quyết ra nước ngoài học hỏi tinh hoa để về giúp đất nước trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc. Trong ảnh là Văn Ba làm công việc phụ bếp (ảnh phải ) và Nguyễn Ái Quốc đến Pháp năm 1920 (trái ).
[TBODY]
[/TBODY]
Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội Đại biểu Đảng Xã hội Pháp lần thứ 18, ủng hộ luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp (1920).
[TBODY]
[/TBODY]
Năm 1923, Người đến Nga hoạt động, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lênin. Trong ảnh, Nguyễn Ái Quốc (hàng ngồi, đầu tiên từ trái sang) với các bạn ở Nga. Năm 1924, Người tham dự Đại hội lần thứ 5 Quốc tế Cộng sản. Tại đại hội , Nguyễn Ái Quốc nhiều lần tham luận nhằm nhấn mạnh vấn đề dân tộc, thuộc địa. Nguyễn Ái Quốc được giao theo dõi và chỉ đạo phong trào cách mạng một số nước châu Á. .
[TBODY]
[/TBODY]
Năm 1925, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông, sáng lập Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh Niên để truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê nin, mở lớp đào tạo cán bộ cách mạng Việt Nam.
[TBODY]
[/TBODY]
Năm 1931, Người có tên là Tống Văn Sơ bị chính quyền Anh bắt ở Hong Kong, bị buộc tội là "một phần tử cộng sản nguy hiểm". Trong ảnh là nhà ngục Victoria, nơi giam Nguyễn Ái Quốc từ 1931-1933 (ảnh phải). Sau khi được thả, Người quay lại Nga, rồi sang Trung Quốc, về Việt Nam. Năm 1942, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt tại Trung Quốc. Thời gian này, Hồ Chí Minh viết Nhật ký trong tù (Ảnh trái).
[TBODY]
[/TBODY]
Từ 1941-1945, Hồ Chí Minh quyết định đường lối cứu nước, thành lập Việt Minh, tổ chức vũ trang giải phóng, lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Sáng 2/9/1945 Người đọc Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
[TBODY]
[/TBODY]
Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Hồ Chí Minh làm chủ tịch năm 1946.
[TBODY]
[/TBODY]
Từ 1947, Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng chuyển lên Việt Bắc. Trong ảnh là Hồ Chí Minh tại ngôi nhà sàn đơn sơ, nơi ở và làm việc của Người ở Việt Bắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (ảnh phải), và hình ảnh người tăng gia sản xuất (trái).
[TBODY]
[/TBODY]
Đại biểu dự Đại hội thống nhất Việt Minh - Liên Việt phấn khởi chúc mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận Liên Việt (3/1951).
[TBODY]
[/TBODY]
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (Ảnh tại xã Phú Đình, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên cuối năm 1953).
[TBODY]
[/TBODY]
Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp Đoàn đại biểu phong trào Hòa bình Pháp thăm Việt Nam (15/3/1955) .
[TBODY]
[/TBODY]
Người dùng thử máy cấy lúa cải tiến tại Trại thí nghiệm trồng lúa Sở Nông lâm Hà Nội (16/7/1960).
[TBODY]
[/TBODY]
Đảng Lao động họp Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III ngày 5/9/1960. Khai mạc Đại hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ: “Đại hội lần này là Đại hội xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà”
[TBODY]
[/TBODY]
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Thủ tướng Phạm Văn Đồng (5/11/1968) trong Phủ Chủ tịch.
[TBODY]
[/TBODY]
“Miền Nam yêu quý luôn ở trong trái tim tôi” - Hồ Chí Minh nói lên tình cảm, ước nguyện thống nhất đất nước. Trong ảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh với các Anh hùng, Dũng sĩ miền Nam ra thăm miền Bắc (28/2/1969).
[TBODY]
[/TBODY]
Chủ tịch Hồ Chí Minh yên nghỉ ngày 2/9/1969 trong niềm tiếc thương vô hạn của đồng bào cả nước. Tố Hữu viết: “Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa”. Dù trời mưa như trút, hàng vạn người vẫn tới quảng trường Ba Đình đưa tiễn Người.