Sử 10 Nhân tố tác động đến phong trào yêu nước

Lý Kim Hà

Học sinh mới
Thành viên
4 Tháng ba 2022
8
12
6
18
Kiên Giang
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Những nhân tố tác động đến phong tròn yêu nươc đầu thế kỉ XX
2.Phát biểu suy nghĩ của anh chị về phong trào Tây Sơn trong lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII
3. Việc thực thi chủ quyền biển đảo của vuơng triều nhà Nguyễn Giá trị của những việc làm đó
 

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Câu1: Những nhân tố tác động đến phong trào yêu nước đầu thế kỷ 20
-Thế giới
+Từ những năm cuối cùng của thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 , những thông tin về tình hình chính trị thế giới, mà trước hết là từ các nước châu á như Trung Quốc ,Nhật Bản..
Đã xâm nhập vào Việt Nam
+Phong trào cải cách chính trị, văn hóa ở Trung Quốc gắn liền với những nhân vật Như Khang Hữu Vi, lương khả siêu,Tư tưởng của cách mạng Pháp, với những tác phẩm của rút-xô, mông-te-xki-ơ Được dịch sang tiếng Hán và du nhập vào nước ta.Cách mạng Tân hợi năm 1911 nổ ra ở Trung Quốc.... và ảnh hưởng đến tư tưởng của các sĩ phu ở Việt Nam
+Bên cạnh đó,Nhật Bản sau 30 năm tiến hành cuộc cải cách Minh Trị , đã trở thành một cường quốc tư bản,Đánh bại được cả nước Nga Sa Hoàng. Sĩ phu Việt Nam đã nhận thấy,muốn đất nước phát triển thì phải Duy Tân theo Nhật Bản
Các cuộc cách mạng Anh, Pháp, Trung Quốc, Nhật Bản... diễn ra và giành thắng lợi với khuynh hướng cứu nước dân chủ tư sản
*Trong nước
+Ngọn cờ cứu nước nước của phong kiến đã thất bại, khiến các nhà cách mạng phải tìm một hệ tư tưởng mới,một con đường cứu nước mới với những hình thức và phương pháp đấu tranh mới
Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam phân hóa , và xuất hiện những giai cấp mới như tư sản ,tiểu tư sản,công nhân...Tạo ra yếu tố bên trong để tiếp thu tư tưởng mới
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
2. Phát biểu suy nghĩ về ptrao Tây Sơn trong lịch sử dân tộc thế kỉ XVIII:
Lịch sử nước nhà cứ trôi mãi trôi mãi qua biết bao năm tháng hào hùng, oanh liệt cùng những chiến công vang dội nhưng rất hiếm để có một triều đại nào trong lịch sử Việt Nam lập được nhiều chiến tích đến thế trong một thời gian ngắn kể từ khi khởi sự như triều đại Tây Sơn. Từ Nam ra Bắc, Tây Sơn đánh đổ cả chính quyền cai trị sở tại lẫn ngoại viện hùng mạnh từ nước ngoài do tàn dư của các thế lực cũ xâm nhập. Điều đáng nói hơn là trong số những chiến tích đó có nhiều chiến thắng hiển hách, vang dội, nổi tiếng trong lịch sử dân tộc. Nổi bật nhất của Tây Sơn là vị lãnh đạo tài ba Nguyễn Huệ với tài năng kiệt xuất. Hầu hết chiến thắng của Tây Sơn gắn liền với tên tuổi ông. Sau khi lên ngôi, Nguyễn Huệ lấy niên hiệu là (Quang Trung).
Dưới sự lãnh đạo tài tình của Nguyễn Huệ, nước ta từ một nước bị chia cắt về mặt lãnh thổ và chính trị với sự tồn tại của tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh ở Đàng Ngoài và phong kiến Nguyễn ở Đàng Trong cùng với đó là nông nghiệp sa sút, mâu thuẫn giữa nông dân và chính quyền phong kiến gia tăng đã được thống nhất lại.
"Tây Sơn" quả thực có công lao rất lớn trong đó phải kể đến:
+ Lật đổ chính quyền phong kiến Nguyễn (1783), Lê-Trịnh (1788)--> Giải quyết được mâu thuẫn giai cấp( mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến)
+ Bước đầu thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ ( phá bỏ phòng tuyến chia cắt sông Gianh và Lũy Thầy)
+ Với chiến thắng quân xâm lược Xiêm(1785), Thanh(1789)--> Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc→ Đây là một hiện tượng chưa từng có ở một phong trào nông dân nào và cũng chưa từng có trong lịch sử dân tộc.
+ Xây dựng vương triều mới, ngày càng tiến bộ. Từ trong phong trào, xuất hiện một nhà nước tiên tiến khẳng định chủ quyền, vị thế của nước ta. Đặc biệt với các thế lực phong kiến phương Bắc.
 
Last edited:
Top Bottom