Văn 10 Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm

Kanae Sakai

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
189
72
69
Kon Tum
THPT
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Bài tập Đọc - hiểu:
Bài tập 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?
Bài tập 2: Đọc các ngữ liệu sau và và thực hiện các yêu cầu:
(1) Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

(Ca dao)
(2) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
(3) Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.

(Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Câu 1. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi ngữ liệu.
Câu 2. Xác định các đại từ nhân xưng trong ngữ liệu (1) và chỉ ra sự khác nhau của các đại từ nhân xưng đó.
Câu 3. Từ 3 ngữ liệu trên, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau cua các biện pháp tu từ mà em đã xác định.
MONG MN GIÚP Ạ
 
Last edited by a moderator:

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
21
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
1. Bài tập Đọc - hiểu:
Bài tập 1.
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một mai, một cuốc, một cần câu,
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,
Nhìn xem phú quí tựa chiêm bao.

( Nhàn- Nguyễn Bỉnh Khiêm, Theo Ngữ Văn 10, tập 1, tr 128, NXBGD, năm 2015)
Câu 1. Xác định thể thơ của văn bản trên.
Câu 2. Xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ:
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.

Câu 3. Bức tranh thôn quê hiện lên như thế nào trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ?:
Thu ăn năng trúc, đông ăn giá,
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Câu 4. Em hiểu như thế nào về lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm qua bài thơ?
Bài tập 2: Đọc các ngữ liệu sau và và thực hiện các yêu cầu:
(1) Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

(Ca dao)
(2) Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng

(Đêm Côn Sơn - Trần Đăng Khoa)
(3) Son phấn có thần chôn vẫn hận,
Văn chương không mệnh đốt còn vương.

(Đọc Tiểu Thanh kí - Nguyễn Du)
Câu 1. Gọi tên biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi ngữ liệu.
Câu 2. Xác định các đại từ nhân xưng trong ngữ liệu (1) và chỉ ra sự khác nhau của các đại từ nhân xưng đó.
Câu 3. Từ 3 ngữ liệu trên, em hãy chỉ ra sự giống nhau và khác nhau cua các biện pháp tu từ mà em đã xác định.
MONG MN GIÚP Ạ
Bài 1:
1.

Thể thơ của văn bản trên là: thất ngôn bát cú Đường luật
2.
Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ là: phép đối (ta- người, dại- khôn, nơi vắng vẻ- chốn lao xao)
Tác dụng: khẳng định phương châm sống của tác giả: quay lưng với quyền lợi, tìm cuộc sống thanh thản, yên vui, hoà hợp với thiên nhiên và thể hiện thái độ phê phán cách sống tham danh lợi, phú quý.
3.
Bức tranh thôn quê hiện lên trong cách nhìn của tác giả qua hai câu thơ trên là một nơi thanh bình, yên tĩnh với những sản vật từ thiên nhiên "măng trúc", "giá". Cuộc sống ở đây chất phác, đạm bạc, hoà hợp với thiên nhiên, là cuộc sống thanh đạm chứ không khắc khổ.
4.
Lối sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm: là cuộc sống đạm bạc mà thanh cao như của người bình dân, tuy không cao sang nhưng mang đến sự thanh thản cho tâm hồn, giữ cho nhân cách không bị vẩn đục.

Bài 2:
Bài này bạn đã được giúp đỡ tại đây nha
https://diendan.hocmai.vn/threads/doc-hieu.792816/#post-3917647


 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~
Top Bottom