A
anh_anh_1321
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Có hẳn một box con "Nhạc đỏ" ở đây. Nhưng đôi lúc tôi tự hỏi có mấy ai hiểu "Nhạc đỏ" là gì? ( chẳng lẽ là nhạc có màu đỏ ??? ) Vì ở box rất hiếm những topic nói về chủ đề này! Chúng ta hãy thử cho nó một cái nhìn toàn diện và nhìn xa hơn về thời kì hào hùng trước đây của nhân dân Việt Nam.
Nhạc cách mạng, thường được gọi Nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc và vùng giải phóng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và cả sau năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến , truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền bắc và nhạc đỏ có sự chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước. Một số nhạc sĩ nhạc đỏ tiêu biểu như Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu...
Những ca sĩ nổi tiếng của nhạc đỏ có thể kể đến như: Quốc Hương, Trần Khánh, Trần Thụ, Trần Chất, Trung Kiên, Quí Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Hữu Nội, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Kim Ngọc, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Vũ Dậu, Lê Dung, Quang Thọ, Doãn Tần, Thúy Hà, Thanh Hoa, Thu Hiền, Trung Đức, Tuấn Phong, Quang Lý, Trọng Tấn ...
Giống như các nhạc sỹ và nhạc công của miền bắc trong thời kì này, họ chủ yếu được đào tạo ở nhạc viện trong nước và các nhạc viện thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu.
Trước 1945 cũng có những ca khúc vẫn được xếp vào dòng nhạc đỏ như bài Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, một số bài hát của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc Chiến tranh Việt - Pháp, nhiều nhạc sĩ lãng mạn đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới thì nhạc đỏ mới thực sự hình thành.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Nhóm Tổng Hội Sinh Viên với Lưu Hữu Phước tham gia kháng chiến và nhiều nhạc sĩ lãng mạn như Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt... đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới có giai điệu hùng mạnh.
Giai đoạn 1954-1975
Trong giai đoạn này, Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam ở miền bắc. Những bài dân ca cũng được cải biến hoặc viết thêm lời để truyền đạt các chính sách của nhà nước. Nhiều bài nhạc đỏ trong thời kỳ này còn tính đấu tranh rất cao với ca từ mạnh.
Giai đoạn sau 1975
Sau 1975, một số nhạc sĩ trong phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như Tôn Thất Lập sau khi học tập, cũng sáng tác một số bài hát có nội dung cổ vũ lao động, xây dựng, và cũng được xem là nhạc đỏ.
Đến thời kỳ Đổi mới, những dòng nhạc khác được phép lưu hành song song, nhưng nhạc đỏ vẫn được ưu tiên nâng đỡ và lưu truyền tại các đoàn thể thanh niên, sinh viên, học sinh và tại các nhà hát, tụ điểm ca nhạc thuộc các đoàn thể trên hoặc của nhà nước. Những bài nhạc đỏ được phổ biến trong thời kỳ này ôn hòa hơn, không thể hiện tính đấu tranh giai cấp và diệt địch nữa.
Chủ đề sáng tác
Nhạc đỏ gồm các chủ đề chính:
Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân và chiến sĩ vì khát vọng hòa bình và thống nhất
Ca ngợi đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi lý tưởng cộng sản,...
Thể hiện tính đấu tranh giai cấp theo lý tưởng cộng sản
Ca ngợi quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa,... liên kết trong tình yêu đất nước và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước, lý tưởng cộng sản
Ca ngợi tuổi trẻ, tinh thần lao động xây dựng đất nước trong thời chiến và trong thời kì đổi mới sau này
Cổ vũ và truyền đạt những chính sách của nhà nước
Tuy nhiên các chủ đề này không bao giờ tách bạch mà thường luôn gắn bó, liên quan đến nhau.
Đặc điểm
Một số đặc điểm có thể nêu ra để giúp phân biệt với những dòng nhạc khác:
Nhạc đỏ thường liên kết tình yêu đôi lứa, gia đình trong tình yêu đất nước, yêu lý tưởng cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước
Ít dùng những từ ngữ thường thấy trong dòng nhạc khác như trong phong trào "Du ca Việt Nam" và phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như "hòa bình", "đồng bào", "tự do", "chết"... dù nói về cùng một chủ đề
Thể hiện tính đấu tranh giai cấp hoặc phân biệt dịch-ta và thể hiện tinh thần "ta thắng địch thua" rất rõ ràng.
Luôn luôn thể hiện tinh thần lạc quan, ngay cả trong chiến tranh. Không có tinh thần chủ bại hoặc yếm thế. Không có những bài phản đối chiến tranh như nhạc phản chiến hoặc thương đau, thất bại, chết chóc như những bài do phong trào "Du Ca Việt Nam" sáng tác hoặc nhạc vàng, ít nói về tổn thất chiến tranh và mơ ước hòa bình
Ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và trong cả nước kể từ sau 1975, Nhạc đỏ cũng như các dùng nhạc khác chịu sự kiểm duyệt của cán bộ lãnh đạo do Đảng và Nhà nước chỉ định. Tuy nhiên đa số ca khúc đều được sáng tác từ cảm hứng cá nhân của các tác giả. Ngược lại, Nhạc đỏ lại bị cấm bởi chính quyền thực dân Pháp trong thời kỳ trước 1954 và ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ 1954-1975.
Những bài tân nhạc Việt Nam được lưu hành ở miền bắc trong thời kỳ 1954-1975, hầu hết là nhạc đỏ.
Mức độ phổ biến
Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, Nhạc đỏ phản ánh đúng tâm tư tình cảm của tuyệt đại đa số người dân miền Bắc và hàng triệu người ở miền Nam, cùng với chất lượng giai điệu cao của nhiều ca khúc nên được ưa thích rộng rãi. Từ năm 1975, với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và việc hai miền Nam - Bắc thống nhất, Nhạc đỏ càng được phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi cả nước. Sau thời kỳ đổi mới, dù bị cạnh tranh bởi các dòng nhạc khác như Nhạc tiền chiến, Nhạc vàng, Nhạc hải ngoại..., Nhạc đỏ vẫn là một trong những dòng ca khúc được ưa thích nhất.
Nhạc cách mạng, thường được gọi Nhạc đỏ, là một dòng của tân nhạc Việt Nam gồm những bài hát sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, ở miền Bắc và vùng giải phóng trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam và cả sau năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất. Các ca khúc nhạc đỏ thường để cổ vũ tinh thần chiến đấu của chiến sĩ, phục vụ kháng chiến , truyền đạt những chính sách của nhà nước, khuyến khích tình yêu lý tưởng cộng sản, cũng có cả những bài hát trữ tình, thể hiện tình yêu quê hương đất nước hoặc cổ vũ lao động, xây dựng.
Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở miền bắc. Tuy không có chủ trương kiểm duyệt công khai, nhưng âm nhạc thời kỳ trước 1975 tại miền bắc và nhạc đỏ có sự chỉ đạo và kiểm soát của lãnh đạo và nhà nước. Một số nhạc sĩ nhạc đỏ tiêu biểu như Phạm Tuyên, Đỗ Nhuận, Huy Du, Hoàng Việt, Hoàng Vân, Phan Huỳnh Điểu...
Những ca sĩ nổi tiếng của nhạc đỏ có thể kể đến như: Quốc Hương, Trần Khánh, Trần Thụ, Trần Chất, Trung Kiên, Quí Dương, Trần Hiếu, Tiến Thành, Hữu Nội, Kiều Hưng, Thanh Huyền, Thương Huyền, Bích Liên, Tường Vi, Tân Nhân, Kim Nhớ, Kim Ngọc, Diệu Thúy, Mỹ Bình, Vũ Dậu, Lê Dung, Quang Thọ, Doãn Tần, Thúy Hà, Thanh Hoa, Thu Hiền, Trung Đức, Tuấn Phong, Quang Lý, Trọng Tấn ...
Giống như các nhạc sỹ và nhạc công của miền bắc trong thời kì này, họ chủ yếu được đào tạo ở nhạc viện trong nước và các nhạc viện thuộc Liên Xô và các nước Đông Âu.
Trước 1945 cũng có những ca khúc vẫn được xếp vào dòng nhạc đỏ như bài Cùng nhau đi Hồng binh của Đinh Nhu, một số bài hát của Đỗ Nhuận, Lưu Hữu Phước... Nhưng phải đến khi xảy ra cuộc Chiến tranh Việt - Pháp, nhiều nhạc sĩ lãng mạn đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới thì nhạc đỏ mới thực sự hình thành.
Giai đoạn kháng chiến chống Pháp
Nhóm Tổng Hội Sinh Viên với Lưu Hữu Phước tham gia kháng chiến và nhiều nhạc sĩ lãng mạn như Phạm Duy, Phan Huỳnh Điểu, Hoàng Việt... đi theo kháng chiến sáng tác những ca khúc mới có giai điệu hùng mạnh.
Giai đoạn 1954-1975
Trong giai đoạn này, Nhạc đỏ cùng với nhạc dân ca, truyền thống là những thể loại âm nhạc duy nhất được phát trên đài phát thanh Việt Nam ở miền bắc. Những bài dân ca cũng được cải biến hoặc viết thêm lời để truyền đạt các chính sách của nhà nước. Nhiều bài nhạc đỏ trong thời kỳ này còn tính đấu tranh rất cao với ca từ mạnh.
Giai đoạn sau 1975
Sau 1975, một số nhạc sĩ trong phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như Tôn Thất Lập sau khi học tập, cũng sáng tác một số bài hát có nội dung cổ vũ lao động, xây dựng, và cũng được xem là nhạc đỏ.
Đến thời kỳ Đổi mới, những dòng nhạc khác được phép lưu hành song song, nhưng nhạc đỏ vẫn được ưu tiên nâng đỡ và lưu truyền tại các đoàn thể thanh niên, sinh viên, học sinh và tại các nhà hát, tụ điểm ca nhạc thuộc các đoàn thể trên hoặc của nhà nước. Những bài nhạc đỏ được phổ biến trong thời kỳ này ôn hòa hơn, không thể hiện tính đấu tranh giai cấp và diệt địch nữa.
Chủ đề sáng tác
Nhạc đỏ gồm các chủ đề chính:
Cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân và chiến sĩ vì khát vọng hòa bình và thống nhất
Ca ngợi đảng Cộng sản Việt Nam, ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh, ca ngợi lý tưởng cộng sản,...
Thể hiện tính đấu tranh giai cấp theo lý tưởng cộng sản
Ca ngợi quê hương, đất nước, tình cảm gia đình, tình yêu đôi lứa,... liên kết trong tình yêu đất nước và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước, lý tưởng cộng sản
Ca ngợi tuổi trẻ, tinh thần lao động xây dựng đất nước trong thời chiến và trong thời kì đổi mới sau này
Cổ vũ và truyền đạt những chính sách của nhà nước
Tuy nhiên các chủ đề này không bao giờ tách bạch mà thường luôn gắn bó, liên quan đến nhau.
Đặc điểm
Một số đặc điểm có thể nêu ra để giúp phân biệt với những dòng nhạc khác:
Nhạc đỏ thường liên kết tình yêu đôi lứa, gia đình trong tình yêu đất nước, yêu lý tưởng cộng sản và nhiệm vụ bảo vệ, xây dựng đất nước
Ít dùng những từ ngữ thường thấy trong dòng nhạc khác như trong phong trào "Du ca Việt Nam" và phong trào "Hát Cho Dân Tôi Nghe" như "hòa bình", "đồng bào", "tự do", "chết"... dù nói về cùng một chủ đề
Thể hiện tính đấu tranh giai cấp hoặc phân biệt dịch-ta và thể hiện tinh thần "ta thắng địch thua" rất rõ ràng.
Luôn luôn thể hiện tinh thần lạc quan, ngay cả trong chiến tranh. Không có tinh thần chủ bại hoặc yếm thế. Không có những bài phản đối chiến tranh như nhạc phản chiến hoặc thương đau, thất bại, chết chóc như những bài do phong trào "Du Ca Việt Nam" sáng tác hoặc nhạc vàng, ít nói về tổn thất chiến tranh và mơ ước hòa bình
Ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ và trong cả nước kể từ sau 1975, Nhạc đỏ cũng như các dùng nhạc khác chịu sự kiểm duyệt của cán bộ lãnh đạo do Đảng và Nhà nước chỉ định. Tuy nhiên đa số ca khúc đều được sáng tác từ cảm hứng cá nhân của các tác giả. Ngược lại, Nhạc đỏ lại bị cấm bởi chính quyền thực dân Pháp trong thời kỳ trước 1954 và ở miền Nam dưới chế độ Việt Nam Cộng hòa trong thời kỳ 1954-1975.
Những bài tân nhạc Việt Nam được lưu hành ở miền bắc trong thời kỳ 1954-1975, hầu hết là nhạc đỏ.
Mức độ phổ biến
Trong kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ, Nhạc đỏ phản ánh đúng tâm tư tình cảm của tuyệt đại đa số người dân miền Bắc và hàng triệu người ở miền Nam, cùng với chất lượng giai điệu cao của nhiều ca khúc nên được ưa thích rộng rãi. Từ năm 1975, với chiến thắng của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và việc hai miền Nam - Bắc thống nhất, Nhạc đỏ càng được phổ biến rộng rãi hơn trên phạm vi cả nước. Sau thời kỳ đổi mới, dù bị cạnh tranh bởi các dòng nhạc khác như Nhạc tiền chiến, Nhạc vàng, Nhạc hải ngoại..., Nhạc đỏ vẫn là một trong những dòng ca khúc được ưa thích nhất.