[Nhạc đỏ] Tiểu đoàn 307

L

laban95

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

[MUSIC]http://www.nhaccuatui.com/m/qEKOdB9WOg[/MUSIC]
Nhạc: Nguyễn Hữu Trí
Phỏng thơ: Nguyễn Bính

Ai đã từng đi qua sông Cửu Long Giang, Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy, Cửu Long Giang sóng trào nước xoáy. Ai đã từng nghe tiếng tiểu đoàn, tiếng tiểu đoàn 307.

Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy, cả tiểu đoàn thề dưới sao vàng, người chiến sĩ tiếc gì máu rơi. Buổi xuất quân tiểu đoàn năm ấy nguyện một lòng gìn giữ non sông.

Đã chiến đấu bao năm ròng chiến đấu với bao thành tích huy hoàng. Trận Tháp Mười trận Mộc Hóa vang tiếng đồn với trận La Bang. Lưỡi gươm vung với cánh tay sắt, đầu giặc rụng nổ súng đồng đồn giặc vỡ tan.

Lẻ bảy, tiểu đoàn lẻ bảy, đoàn quân lẻ bảy kể từ ngày ấy đánh đâu được đấy oai hùng biết mấy tiểu đoàn lẻ bảy với dạ sắt gan vàng tiến lên lòng son chẳng nao. Tiếng tiểu đoàn bao nhiêu quân Pháp run rẩy sợ hãi vang lừng danh tiếng 307.
 
Last edited by a moderator:
N

nh0c_bee_95

Tráng ca Tiểu đoàn 307 sống mãi với thời gian nhưng về tác giả, nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí, vẫn còn nhiều điều chúng ta chưa biết. Từ năm 1954 trở về sau, ông không sáng tác (hoặc không công bố) thêm tác phẩm nào. Và cũng từ đó, không ai biết rõ nhạc sĩ Nguyễn Hữu Trí làm gì và ở đâu. Cho đến cuối năm 1997, ông Phạm Hữu Lộc (nguyên Trung đội trưởng - đại đội 933 - Tiểu đoàn 307) được câu lạc bộ cựu chiến binh Tiểu đoàn 307 phân công nhiệm vụ và đã tìm ra được gia đình nhạc sĩ ở xã Vĩnh Mỹ A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu. Nhưng nhạc sĩ đã ra đi trước đó 18 năm.
Do luôn phải giấu kín về nguồn gốc và với bản chất khiêm tốn, ít nói về mình nên sau ngày giải phóng cũng rất ít người biết ông, kể cả vợ và các con cũng không biết ông là tác giả của Tiểu đoàn 307. Riêng ông, mãi đến năm 1978 khi bệnh tình nặng, gia đình đã bán hết cả ruộng đất và cái xe máy cũ lo thuốc thang và bạn bè người thân khuyên nhủ, ông mới gửi thư về Đài Tiếng nói nhân dân TP. HCM đề nghị nhận nhuận bút.

Về năm sinh, quê quán tác giả cũng như thời gian và hoàn cảnh ra đời của bài Tiểu đoàn 307 cũng có những thông tin chưa khớp nhau lắm. Nhưng tài liệu đáng tin cậy là ông sinh năm 1917 tại Sài Gòn. Thời niên thiếu, sống ở thành phố Mỹ Tho. Tốt nghiệp tú tài năm 17 tuổi. Được học nhạc trong trường dòng Mỹ Tho. Ông có năng khiếu âm nhạc và chơi vi-ô-lông rất hay. Trong kháng chiến chống Pháp, ông được biên chế trong Tiểu đoàn 307, chức vụ đại đội phó, Phó ban quân nhạc Khu 8.

Cuối năm 1949, Thượng tướng Trần Văn Trà (lúc đó là Tư lệnh Khu 8) phát động sáng tác ca khúc ca ngợi Tiểu đoàn 307 - mới thành lập nhưng đã đánh thắng nhiều trận lớn. Từ bài thơ Tiểu đoàn 307 của Nguyễn Bính (lúc đó là cán bộ tuyên truyền) đăng trên báo "Tổ quốc" - Khu 8, Nguyễn Hữu Trí đã phổ nhạc phỏng theo lời thơ. Tại hội nghị của tỉnh Long Châu Sa tổ chức tại thị trấn Mỹ Tho (Đồng Tháp ngày nay), tổ quân nhạc Khu 8 đã tập và hát phục vụ bài hát này. Ngay lập tức được mọi người hoan nghênh. Sau đó bài hát Tiểu đoàn 307 lan đi rất nhanh ra các đơn vị khác, anh em trong tổ quân nhạc phải chép và tập cho cơ sở. Tối 1-10-1950, lần đầu tiên bài hát được phát sóng trên Đài Tiếng nói Nam Bộ kháng chiến do Tổ quân nhạc Khu 8 trực tiếp biểu diễn.

Lúc đầu bản nhạc có hai bè, sau khi tập kết ra bắc, ca sĩ Quốc Hương hát, đã nhập lại một bè. Nhạc sĩ Lưu Cầu sửa lại nhịp để phát sóng. Có thể vì lý do đó mà các bản phát sóng và in ấn về sau có sự sai lệch so với nguyên tác. Chính điều này làm cho tác giả rất khó chịu, ông đã có lần đề nghị Đài Tiếng nói nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sửa lại. Đối chiếu với bản in của Nhà xuất bản âm nhạc Giải phóng (đã được tác giả Nguyễn Hữu Trí thừa nhận) chúng tôi thấy đúng như vậy. Để yên lòng người đã khuất, cũng là để tôn trọng tính lịch sử, chúng tôi nghĩ rằng Tiểu đoàn 307 phải được in phát sóng theo đúng bản gốc.

(Theo QĐND)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)

~~> Sống mãi với thời gian. :)
 
Top Bottom