Nhà thơ Tế Hanh qua đời!!

L

lunvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

12h ngày 16/7, nhà thơ Tế Hanh trút hơi thở cuối cùng để về với "sông nước của quê hương", sau hơn 10 năm nằm liệt giường vì căn bệnh xuất huyết não. Ông hưởng thọ 89 tuổi.

Tế Hanh tên thật là Trần Tế Hanh, sinh ngày 20/6/1921 trong một gia đình nhà Nho nghèo ở thôn Đông Yên, xã Bình Dương, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ông học ở trường làng, trường huyện. Đến tuổi 15, nhà thơ tương lai ra Huế học trung học. Chính nơi đây, ông bắt đầu gặp gỡ, giao lưu với các tác giả của phong trào Thơ Mới và dần dà trở thành một trong những cây bút từng làm nên một thời đại hoàng kim cho thi ca Việt Nam.

Được biết đến với bài thơ đầu tiên Những ngày nghỉ học từ năm 17 tuổi (1938), Tế Hanh ghi dấu ấn trên thi đàn bằng những cảm xúc trong sáng, vẩn vơ, buồn buồn của tuổi học trò. Những sáng tác đầu tay của ông sau đó được tập hợp trong tập Hoa niên - tập thơ được Tự lực văn đoàn khen tặng (dưới tên Nghẹn ngào).

Thời kỳ Cách mạng tháng Tám, Tế Hanh tham gia cách mạng ở Huế. Hòa bình lập lại, ông tập kết ra Bắc, làm việc ở Hội Văn nghệ, sau đó là Hội Nhà văn Việt Nam.

Sau 1954, vượt qua những thành công đầu tiên của mình, Tế Hanh khẳng định sức bền của ngòi bút qua một loạt tập thơ như Lòng miền Nam (1956), Gửi miền Bắc (1958), Tiếng sóng (1960), Hai nửa yêu thương (1963), Con đường và dòng sông (1980), Em chờ anh (1994)... Chủ đề quen thuộc thời kỳ này của ông là tình cảm với miền Nam quê hương, ý chí đấu tranh, khát vọng thống nhất Tổ quốc. Tác giả có những vần thơ thiết tha về quê hương đã đi vào lòng người với những sáng tác tiêu biểu như Quê hương, Nhớ con sông quê hương, Mặt quê hương... Với những đóng góp nổi bật đó, ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt I năm 1996.

Vào những năm 80, Tế Hanh bị đau mắt, rồi ông mù dần. Hơn 10 năm trước, nhà thơ ngã bệnh nặng và nằm liệt giường, lúc mê lúc tỉnh. Những lúc tỉnh táo, ông vẫn nghe thơ, đón bạn bè đến thăm. Nhưng mấy năm gần đây, nhà thơ gần như sống thực vật.

Nhà văn Đào Thắng, chánh văn phòng Hội Nhà văn cho biết, hiện tại, Hội Nhà văn đang bàn bạc với gia đình nhà thơ để tổ chức chu đáo cho ông về nơi yên nghỉ cuối cùng.
:((^:)^
 
Q

quocviethy

Tế Hanh mất đi là một mất mát lớn trong nền văn học nghệ thuật Việt Nam :(:)((
 
R

rainbow_

Trong số các tác phẩm văn học Việt Nam mà Tế Hanh viết, mình thích nhất bài " Quê hương" của ông
Ông viết thơ rất có hồn
Sự kiện ông mất là 1 tổn thất lớn cho nền văn học Việt Nam
 
J

jeny_lady

uhm! cái này mình cũng hem có bít nhưng mình thấy Tế Hanh mất đi có lẽ là mất mát lớn cho nền văn học Việt Nam và có lẽ là ảnh hưởng sâu sắc đến những người mà hâm mộ ông và thơ ông( như tớ)! :((
 
P

phamminhkhoi

Sau Xuân Diệu có lẽ Tế Hanh là người viết thơ tình nhiều nhất...
Thời gian trôi, có lẽ đời người là hữu hạn. Con sông quê hương vẫn chảy, nhưng nhẹ nhàng bên bờ cỏ xanh mướt, ru yên linh hồn ông vào cõi vĩnh hằng...
Phải rồi, có lẽ nhà thơ không chết. Đó có thể chỉ là một giấc mộng thôi: giấc mộng thơ.
hãy tưởng niệm nhà thơ Tế Hanh qua bài thơ quể hương. Hãy tin rồi linh hồn ông sẽ được mỉm cười khi nhìn lại những gì mình để lại cho nhân thế...
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá .
Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang.
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió ...

Ngày hôm nay, ồn ào trên bến đỗ
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về .
"Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe",
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ .

Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
 
Top Bottom