Vật lí 7 Nguyên tử

Koln_6462

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tám 2021
5
8
6
15
Hà Nội
THCS Văn Quán

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Cho mình hỏi là tại sao hạt nhân nguyên tử và electron mặc dù mang điện tích trái dấu nhau nhưng vẫn không bị hút vào nhau vậy?
Câu hỏi rất hay nè :D
Mọi người đều biết là trọng lực "hút" con người xuống Trái Đất đúng hông. Vậy tại sao mặt trăng to vậy mà hông bị hút nhỉ?
Về cơ bản thì Hạt nhân giống như Trái Đất, electron giống như Mặt Trăng. Chúng có "hút" nhau nhưng lại không tiến gần vào nhau khi electron đạt một vận tốc nào đó. Nếu như vận tốc đó quá nhỏ nó sẽ bị hạt nhân "hút", nếu quá lớn nó sẽ "văng" ra xa hạt nhân luôn :D
upload_2021-8-19_18-34-54.png

Ở mức độ nguyên tử thì người ta không gọi là "tốc độ vũ trụ" nhưng nó cũng tương tự vậy nè :p
(PS: Cảm ơn vì câu hỏi rất hay nha. Trong quá trình học có thắc mắc cứ đăng để mọi người cùng thảo luận ha :p )
 

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ
Câu hỏi rất hay nè :D
Mọi người đều biết là trọng lực "hút" con người xuống Trái Đất đúng hông. Vậy tại sao mặt trăng to vậy mà hông bị hút nhỉ?
Về cơ bản thì Hạt nhân giống như Trái Đất, electron giống như Mặt Trăng. Chúng có "hút" nhau nhưng lại không tiến gần vào nhau khi electron đạt một vận tốc nào đó. Nếu như vận tốc đó quá nhỏ nó sẽ bị hạt nhân "hút", nếu quá lớn nó sẽ "văng" ra xa hạt nhân luôn :D
View attachment 181231

Ở mức độ nguyên tử thì người ta không gọi là "tốc độ vũ trụ" nhưng nó cũng tương tự vậy nè :p
(PS: Cảm ơn vì câu hỏi rất hay nha. Trong quá trình học có thắc mắc cứ đăng để mọi người cùng thảo luận ha :p )
nếu vậy thì em thắc mắc nguyên tử được tạo ra như thế nào nhỉ??
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh

Elishuchi

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng mười 2015
2,240
2,921
479
Thanh Hoá
github.com
Thanh Hóa
✎﹏ ๖ۣۜTHPT❄๖ۣۜTriệu❄๖ۣۜSơn❄④ღ

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
không ý em là lúc hình thành nó làm thế nào mà không bị dính vào nhau í chứ mấy cái đó e biết lâu r
Về cái này thì mình không chắc :D
Nhưng mà tại sao Trái Đất lại có Mặt Trăng quay quanh? Từ đầu làm gì có :D
 
  • Like
Reactions: Hà Kiều Chinh

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
nếu vậy thì em thắc mắc nguyên tử được tạo ra như thế nào nhỉ??
Theo như em tìm hiểu được thì khái niệm "nguyên tử" được xuất phát từ thời xa xưa, hình thành từ một học thuyết được gọi là "thuyết nguyên tử" những học thuyết khoa học như thế đều bắt nguồn từ những lý luận của triết học, từ đó cho đến nay các nhà khoa học luôn nghiên cứu và tìm hiểu về cấu tạo của nguyên tử cũng như sự xuất hiện của nó ở mọi nơi. Đó là những cái mà con người suy luận được và nghĩ ra từ những thứ có sẵn. Nếu muốn biết về sự có mặt và những thứ đó xuất hiện như thế nào thì phải xét đến sự hình thành của vũ trụ - khởi nguồn của các vật chất trong đó có "nguyên tử" mà con người khám phá được. Tiểu biểu trong những thuyết về hình thành vũ trụ có "Thuyết BigBang" trong đó thuyết giải thích rằng: Sau giai đoạn "Vụ nổ lớn", vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng và đặc rồi bắt đầu giãn nở nhanh chóng. Sau giai đoạn lạm phát, vũ trụ đủ "lạnh" để hình thành nhiều hạt hạ nguyên tử, bao gồm proton, neutron và electron
 
Last edited:

duclk

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
25 Tháng tư 2010
211
163
131
không ý em là lúc hình thành nó làm thế nào mà không bị dính vào nhau í chứ mấy cái đó e biết lâu r
Vấn đề này các nhà khoa học đang nghiên cứu em. Nếu tính phải tính từ lúc bắt đầu từ vụ nổ bigbang hàng tỉ năm trước.
 

Koln_6462

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tám 2021
5
8
6
15
Hà Nội
THCS Văn Quán
Câu hỏi rất hay nè :D
Mọi người đều biết là trọng lực "hút" con người xuống Trái Đất đúng hông. Vậy tại sao mặt trăng to vậy mà hông bị hút nhỉ?
Về cơ bản thì Hạt nhân giống như Trái Đất, electron giống như Mặt Trăng. Chúng có "hút" nhau nhưng lại không tiến gần vào nhau khi electron đạt một vận tốc nào đó. Nếu như vận tốc đó quá nhỏ nó sẽ bị hạt nhân "hút", nếu quá lớn nó sẽ "văng" ra xa hạt nhân luôn :D
View attachment 181231

Ở mức độ nguyên tử thì người ta không gọi là "tốc độ vũ trụ" nhưng nó cũng tương tự vậy nè :p
(PS: Cảm ơn vì câu hỏi rất hay nha. Trong quá trình học có thắc mắc cứ đăng để mọi người cùng thảo luận ha :p )
Theo mình tìm hiểu thì nó liên quan đến vật lí lượng tử và cơ học lượng tử cơ =))
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Theo mình tìm hiểu thì nó liên quan đến vật lí lượng tử và cơ học lượng tử cơ =))
Về cơ sở thì nó vẫn là do electron chuyển động mà nhỉ :D
Còn cách thức chuyển động như thế nào, vận tốc bao nhiêu thì mình không xét tới vì cơ lượng tử nó khá khác biệt so với cơ học cổ điển :D
 

Hàn Phi Công Tử

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2021
108
301
36
19
Bình Định
THPT Nguyễn Trân
Nghĩa giải thích dựa trên mô hình nguyên tử của Bohr. No name hỏi đúng vào điểm yếu của mô hình Bohr. Lần trước mình cũng định tham gia thảo luận, nhưng sợ làm các bạn rối não.

Theo những thành tựu nghiên cứu vật lý lượng tử mới đây thì mô hình Bohr không còn phù hợp nữa. Chương trình học của học sinh, môn Hóa cập nhật ở lớp 10, nhưng môn Lý lại không được cập nhật.

Mô hình nguyên tử mới chính là đám mây Orbital, trong đó có hạt nhân ở giữa và electron tạo thành 1 đám mây "xác suất" bao xung quanh. Electron không phải tồn tại ở dạng hạt, mà tồn tại dạng lưỡng tính sóng - hạt, cùng 1 thời điểm 1 electron nó có thể xuất hiện ở nhiều nơi.

Hiện giờ ngành vật lý lượng tử chỉ mới chỉ khám phá được như thế chứ chưa lý giải được vì sao nó như thế, nên các bạn có hỏi cũng chả nhà khoa học nào trả lời được, chỉ có thể đưa ra phỏng đoán.

Những khám phá này lật đổ triết học cho rằng "vật chất quyết định ý thức" và lật đổ luôn cả "luật nhân quả".
 
Last edited:

Koln_6462

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng tám 2021
5
8
6
15
Hà Nội
THCS Văn Quán
Nghĩa giải thích dựa trên mô hình nguyên tử của Bohr. No name hỏi đúng vào điểm yếu của mô hình Bohr. Lần trước mình cũng định tham gia thảo luận, nhưng sợ làm các bạn rối não.

Theo những thành tựu nghiên cứu vật lý lượng tử mới đây thì mô hình Bohr không còn phù hợp nữa. Chương trình học của học sinh, môn Hóa cập nhật ở lớp 10, nhưng môn Lý lại không được cập nhật.

Mô hình nguyên tử mới chính là đám mây Orbital, trong đó có hạt nhân ở giữa và electron tạo thành 1 đám mây "xác suất" bao xung quanh. Electron không phải tồn tại ở dạng hạt, mà tồn tại dạng lưỡng tính sóng - hạt, cùng 1 thời điểm 1 electron nó có thể xuất hiện ở nhiều nơi.

Hiện giờ ngành vật lý lượng tử chỉ mới chỉ khám phá được như thế chứ chưa lý giải được vì sao nó như thế, nên các bạn có hỏi cũng chả nhà khoa học nào trả lời được, chỉ có thể đưa ra phỏng đoán.

Những khám phá này lật đổ triết học cho rằng "vật chất quyết định ý thức" và lật đổ luôn cả "luật nhân quả".
Electron quay mãi quanh hạt nhân mà không dừng là vì nguyên tử là một hệ cô lập ,trong hệ cô lập năng lượng luôn đc bảo toàn nên mới thế í
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Nghĩa giải thích dựa trên mô hình nguyên tử của Bohr. No name hỏi đúng vào điểm yếu của mô hình Bohr. Lần trước mình cũng định tham gia thảo luận, nhưng sợ làm các bạn rối não.

Theo những thành tựu nghiên cứu vật lý lượng tử mới đây thì mô hình Bohr không còn phù hợp nữa. Chương trình học của học sinh, môn Hóa cập nhật ở lớp 10, nhưng môn Lý lại không được cập nhật.

Mô hình nguyên tử mới chính là đám mây Orbital, trong đó có hạt nhân ở giữa và electron tạo thành 1 đám mây "xác suất" bao xung quanh. Electron không phải tồn tại ở dạng hạt, mà tồn tại dạng lưỡng tính sóng - hạt, cùng 1 thời điểm 1 electron nó có thể xuất hiện ở nhiều nơi.

Hiện giờ ngành vật lý lượng tử chỉ mới chỉ khám phá được như thế chứ chưa lý giải được vì sao nó như thế, nên các bạn có hỏi cũng chả nhà khoa học nào trả lời được, chỉ có thể đưa ra phỏng đoán.

Những khám phá này lật đổ triết học cho rằng "vật chất quyết định ý thức" và lật đổ luôn cả "luật nhân quả".
Về phần lật đồ "Chủ nghĩa duy vật" thì em đã hiểu rồi còn về phần lật đổ "Luật nhân quả" là sao ạ? Nó có liên quan gì đến những thành tựu khám phá đó không ạ?
 

Hàn Phi Công Tử

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2021
108
301
36
19
Bình Định
THPT Nguyễn Trân
Có bạn! Nếu hiểu thấu được nó lật đổ chủ nghĩa duy vật như thế nào thì tốt, bạn cũng có tìm hiểu tương đối sâu ấy.

Luật nhân quả có thể hiểu theo kiểu tổng quát: mọi thứ đều có nguyên nhân của nó, hay mọi tiến trình đều dẫn đến 1 kết quả nào đó. Vậy nếu nguyên nhân A dẫn đến kết quả B thì cứ nguyên nhân A xuất hiện người ta sẽ đoán đc 100% có kết quả B. Tuy nhiên trong thế giới lượng tử thì thế nào?

Electron tồn tại ở dạng xác xuất xuất hiện. Vậy tại 1 thời điểm, nó có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong đám mây Obitan. Do đó, có thể xuất hiện nhiều kết quả khác nhau do cùng 1 nguyên nhân, tại cùng 1 thời điểm (được mô phỏng bằng thí nghiệm con mèo của Schirodinger). Như vậy, nguyên nhân A có thể có 10% xác xuất xuất hiện kết quả B, 20% xuất hiện kết quả C, 40% xuất hiện kết quả D...v..v..... Hoàn toàn không thể dự đoán được bằng logic nhân - quả.

Và để lấp đầy sự khó hiểu này, người ta đưa ra thuyết đa vũ trụ! Nhưng đây vẫn chỉ là 1 thuyết thôi.

P/s: À, phải dặn điều này, ở đây mình biết thế thôi, ra ngoài xã hội đừng bao giờ nói nhân - quả sai nhé.
 

Pyrit

Cựu Mod Vật Lí
Thành viên
27 Tháng hai 2017
2,140
4,211
644
18
Cần Thơ
THPT Chuyên Lý Tự Trọng
Có bạn! Nếu hiểu thấu được nó lật đổ chủ nghĩa duy vật như thế nào thì tốt, bạn cũng có tìm hiểu tương đối sâu ấy.

Luật nhân quả có thể hiểu theo kiểu tổng quát: mọi thứ đều có nguyên nhân của nó, hay mọi tiến trình đều dẫn đến 1 kết quả nào đó. Vậy nếu nguyên nhân A dẫn đến kết quả B thì cứ nguyên nhân A xuất hiện người ta sẽ đoán đc 100% có kết quả B. Tuy nhiên trong thế giới lượng tử thì thế nào?

Electron tồn tại ở dạng xác xuất xuất hiện. Vậy tại 1 thời điểm, nó có thể xuất hiện ở mọi vị trí trong đám mây Obitan. Do đó, có thể xuất hiện nhiều kết quả khác nhau do cùng 1 nguyên nhân, tại cùng 1 thời điểm (được mô phỏng bằng thí nghiệm con mèo của Schirodinger). Như vậy, nguyên nhân A có thể có 10% xác xuất xuất hiện kết quả B, 20% xuất hiện kết quả C, 40% xuất hiện kết quả D...v..v..... Hoàn toàn không thể dự đoán được bằng logic nhân - quả.

Và để lấp đầy sự khó hiểu này, người ta đưa ra thuyết đa vũ trụ! Nhưng đây vẫn chỉ là 1 thuyết thôi.

P/s: À, phải dặn điều này, ở đây mình biết thế thôi, ra ngoài xã hội đừng bao giờ nói nhân - quả sai nhé.
Thế cái này như hiệu ứng cánh bướm: dù một thay đổi nhỏ nhất cũng tạo ra nhiều kết quả khác nhau giống như thuyết đa vũ trụ ạ?
 
Last edited:

Hàn Phi Công Tử

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2021
108
301
36
19
Bình Định
THPT Nguyễn Trân
Không, hiệu ứng cánh bướm không giống bạn nhé. Hiệu ứng cánh bướm cơ bản vẫn tuân thủ luật nhân quả, và nó không phải nguyên nhân sinh ra thuyết đa vũ trụ.

Tư tưởng của nó: Trong 1 thế giới tương tác phức tạp, 1 kết quả có nhiều nguyên nhân tác động, và 1 sự tác động dù rất nhỏ có thể kéo theo 1 loạt tác động khác kiểu domino khiến cho kết quả nhận được có thể rất lớn và khó lường trước được (nhưng không phải là không thể).

Vậy vấn đề của "hiệu ứng cánh bướm" chỉ là con người bị thiếu thông tin. Chỉ cần có đủ thông tin thì từ nguyên nhân vẫn có thể suy ra được kết quả. VD: để dự báo thời tiết cần biết: lượng nhiệt mặt trời, địa hình, hướng gió, lượng hơi ẩm, ..v...v.... tổng cộng khoảng 1.000.000 đầu mục thông tin. Nhưng con người dù cố gắng lắm cũng chỉ biết được 999.999 thông tin mà thôi, và khi thông tin thứ 1.000.000 thay đổi (làn gió nhẹ do con bướm vỗ cánh) thì tất cả các thông tin khác cũng thay đổi theo, khiến cho sự dự báo không còn chính xác nữa.

Nó khác hẳn với hiệu ứng lượng tử, rằng cho dù có bao nhiêu thông tin con người cũng không thể suy được kết quả.
 

trà nguyễn hữu nghĩa

Cựu Mod Vật Lí |Cây bút Thơ|Thần tượng VH
Thành viên
14 Tháng năm 2017
3,974
7,619
744
21
Phú Yên
Trường THPT Lương Văn Chánh
Không, hiệu ứng cánh bướm không giống bạn nhé. Hiệu ứng cánh bướm cơ bản vẫn tuân thủ luật nhân quả, và nó không phải nguyên nhân sinh ra thuyết đa vũ trụ.

Tư tưởng của nó: Trong 1 thế giới tương tác phức tạp, 1 kết quả có nhiều nguyên nhân tác động, và 1 sự tác động dù rất nhỏ có thể kéo theo 1 loạt tác động khác kiểu domino khiến cho kết quả nhận được có thể rất lớn và khó lường trước được (nhưng không phải là không thể).

Vậy vấn đề của "hiệu ứng cánh bướm" chỉ là con người bị thiếu thông tin. Chỉ cần có đủ thông tin thì từ nguyên nhân vẫn có thể suy ra được kết quả. VD: để dự báo thời tiết cần biết: lượng nhiệt mặt trời, địa hình, hướng gió, lượng hơi ẩm, ..v...v.... tổng cộng khoảng 1.000.000 đầu mục thông tin. Nhưng con người dù cố gắng lắm cũng chỉ biết được 999.999 thông tin mà thôi, và khi thông tin thứ 1.000.000 thay đổi (làn gió nhẹ do con bướm vỗ cánh) thì tất cả các thông tin khác cũng thay đổi theo, khiến cho sự dự báo không còn chính xác nữa.

Nó khác hẳn với hiệu ứng lượng tử, rằng cho dù có bao nhiêu thông tin con người cũng không thể suy được kết quả.
Mình lại nghĩ khác, thông tin thứ 1000 là thông tin mà chúng ta không thể biết được nên nó cũng sẽ có dựa theo xác suất: Có 10% khả năng A, 20% khả năng B... vì vậy mà chúng là không thể biết được kết quả dù cho biết đến tận 99,99% nguyên nhân. Vậy thì mình nghĩ nó cũng giống với thuyết lượng tử thôi mà :p
Hay nói cách khác "Hiệu ứng cánh bướm" là ví dụ của thuyết lượng tử với quy mô lớn hơn?
 

Hàn Phi Công Tử

Học sinh
Thành viên
4 Tháng năm 2021
108
301
36
19
Bình Định
THPT Nguyễn Trân
Không, thông tin thứ 1.000.000 trong hiệu ứng cánh bướm là thông tin có thể biết được nhưng con người không lường hết. Bằng chứng là với sự tính toán của siêu máy tính, dự báo thời tiết hiện nay trong vòng 1, 2 ngày tương đối chính xác. Dự báo đường đi của bão cũng tương đối chính xác (những trung tâm dự báo của hải quân Mỹ ấy). Trong hiệu ứng cánh bướm, càng nhiều thông tin thì kết quả càng tiệm cận với thực tế.

Bạn giết chết 1 con kiến: Thế giới bị hủy diệt, vì sao? Giá như bạn biết đó là con kiến cái cuối cùng của đàn kiến cuối cùng. Việc bạn giết con kiến khiến loài kiến bị tuyệt chủng ---> thú ăn kiến tuyệt chủng ---> thú ăn thú ăn kiến tuyệt chủng --> thú ăn thú ăn thú ăn kiến tuyệt chủng ---> thú ăn thú ăn thú ăn thú ăn kiến tuyệt chủng ---> cả hệ sinh thái sụp đổ ---> thế giới bị hủy diệt. Vậy thông tin "nó là con kiến cái cuối cùng trong đàn kiến cuối cùng" đấy bạn có thể biết hay không? Hoàn toàn có thể nếu bạn điều tra khảo sát trên quy mô toàn trái đất. Đấy là hiệu ứng cánh bướm.

Khác hẳn với hiệu ứng lượng tử: bạn giết 1 con kiến ở VN nhưng có xác suất 10% con kiến ở VN chết, 20% con kiến ở Mỹ chết, 30% con kiến ở Nhật chết ..v..v...Không thể hiểu được bằng cách thông thường.

P/s: VD đơn giản thế này: trong excell các bạn dùng hàm =randbetween (1;1000) thì kết quả ra con số bao nhiêu bạn không thể biết được, chỉ có thể biết nó nằm trong phạm vi 1-1000 giống như ta chỉ biết electron nằm trong phạm vi đám mây obitan nhưng không dự đoán được nó ở đâu. Đấy chính là hiệu ứng lượng tử.
 
Last edited:
Top Bottom