Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ có vẻ đúng với văn phong của chú Ánh. Đọc hơi buồn buồn.
Với chú Ánh chắc người ta nhớ tới nhiều hơn cả là Kính VẠn Hoa. Câu chuyện thu vào cả một thế giới học trò hồn nhiên, tươi sáng những năm 90. Giờ đây, chú lại tiếp tục viét tiếp KVH sau 5 năm và thổi vào đó một luồng gió mới.
Tôi cũng thích Mắt biếc, nỗi buồn vời vợi của cậu Ngạn và những rung động buổi đầu đời, kết thúc là một cái nhìn xa xôi...
Có những buổi ta nhìn em kinh ngạc
Hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly
Còn chút gì để nhớ cũng là một câu chuyện hay, buồn buồn. Ta nhận ra nét riêng của người con trai thành thị những năm 80-90 của thế kỷ trước, giao thời giữa cũ và mới, giữa ký ức và hiện tại. Rồi đến Bí mật của Tóc tiên, Phòng trọ có 3 người, những mối tình đẹp thời học sinh, sinh viên luôn được chú kể lại bằng một giọng văn đượm buồn, luôn luôn nháy theo một cái cười tinh nghịch. Những cậu học trò tuy nghịch ngợm & có vẻ hơi cá biệt như Thợ săn, Thổ phỉ trong Tóc tiên hay Quý ròm, Lâm trong KVH nhưngđôi khi cũng tỏ ra thật hiền lành. Nét duyên riêng của học trò Việt.
Chỉ tiếc là bây giờ thay đổi nhiều quá. Đọc truyện Nguyễn Nhật Ánh thấy nhớ da diét cái thời chỉ độ mươi, mười lăm năm trước, cái thời đẹp hơn, mơ mộng hơn và cũng hồn nhien hơn