[Nguyễn NHật ánh]Mắt biếc

V

voldy_317

[Nguyễn NHật Ánh] Mắt biếc

Chương 01

1.Hồi còn nhỏ ,nhỏ xíu, tôi không có bạn gái . Suốt ngày tôi chỉ chơi với ... mẹ tôi và bà nội tôi . Mẹ tôi rất thương tôi nhưng vìmẹ sợ ba nên ít khi mẹ che chở được tôi trước những trận đòn của ba tôi . Bà tôi thì lại khác. Bà sinh ra ba nên ba phải sợ bà. D-iều đó thật may mắn đối với tôi .
Hồi nhỏ tôi rất nghịch, ăn đòn khá thường xuyên. D-iềi đó buộc đầu óc non nớt của tôi phải tìm cách đối phó với những trận đòn trừng phạt của ba tôi . Mỗi lần phạm lỗi, hễ thấy ba tôi dợm rút cây roi mây ra khỏi vách là tôi vội vàng chạy qua nhà bà tôi . Bà tôi thường nằm trên cái sập gỗ lim đen bóng, bên dưới là những ngăn kéo đựng thuốc bắc của ông tôi . Bà nằm đó, miệng bỏm bẻm nhai trầu, tay phe phẩy chiếc quạt mo cau với một dáng điệu thong thả.
- Bà ơi, bà! - Tôi chạy đến bên chiếc sập, hổn hển kêu:
Bà tôi chỏi tay nhỏm dậy:
- Gì đó cháu ?
- Ba đánh! - Tôi nói, miệng méo xệch.
- Cháu đừng lo! - Lên đây nằm với bà!
Bà tôi dịu dàng trấn an tôi và đưa tay kéo tôi lên sập, đặt tôi nằm khuất sau lưng bà, phía sát tường. Xong, bà tôi xoay người lại, nằm quay mặt ra ngoài .
Lát sau, ba tôi bước qua, tay vung vẩy cây roi, miệng hỏi:
- Mẹ có thâý thằng Ngạn chạy qua đây không?
- Không thấy .
Bà tôi thản nhiên đáp và tiếp tục nhai trầu . Tôi nằm sau lưng bà, tim thót lại vì lo âu . Tôi chỉ cảm thấy nhẹ nhõm khi nghe tiếng bước chân ba tôi xa dần.
Những lúc đó, tôi không dám về nhà ngay . Bao giờ tôi cũng nằm lại chơi với bà. Tôi nằm sấp người trên sập, nũng nịu:
- Bà ơi, bà gãi lưng cho cháu đi !
Bà tôi không bao giờ từ chối yêu cầu của tôi . Bà vừa gãi lưng cho tôi vừa thủ thỉ kể chuyện cho tôi nghe . Những câu chuyện đời xưa của bà tôi đã nghe đến thuộc lòng. Bà không có nhiều chuyện. Có bao nhiêu chuyện bà đã kể sạch sành sanh. Do đó, bà cứ kể đi kể lại mãi những câu chuyện cũ. Tuy vậy, mỗi khi bà kể chuyện, tôi luôn luôn nằm nghe với cảm giác hứng thú hệt như lần đầu tiên, có lẽ do giọng kể dịu dàng và âu yếm của bà, bao giờ nó cũng toát ra một tình cảm trìu mến đặc biệt dành cho tôi khiến trái tim tôi run lên trong nỗi xúc động hân hoan khó tả. Và tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay, với trái tim không ngừng thổn thức.



2.LỚN LÊN MỘT CHÚT, NGOÀI MẸ TÔI VÀ bà tôi, tôi có thêm ba người bạn gái . D-ó là hai người chị con bác tôi . Chị Nhường lớn hơn tôi bốn tuổi, đầu nhiều ghẻ chốc nên lúc nào cũng cạo trọc. Chị Quyên bằng tuổi tôi, da đen nhẻm, quanh năm chỉ vận mỗi cái quần cộc, không bao giờ chịu mặc áo, mũi luôn luôn thò lò. Người thứ ba là cô Thịnh, con út của bà tôi . Cô Thịnh bằng tuổi với chị Nhường. Khi bác tôi sinh con gái đầu lòng thì bà tôi sinh con gái út. D-ầu cô Thịnh cũng cạo trọc như đầu chị Nhường. Trẻ con quê tôi không có lắm trò chơi như trẻ con thành phố, suốt ngày chỉ nghịch đất nên đứa nào cũng lắm ghẻ.
Tôi cũng ghẻ đầy đầu nhưng may mắn không bị cạo trọc như chị Nhường và cô Thịnh. Mẹ tôi cho tôi hớt tóc "ca\-rê", nhưng mẹ bảo lão Tứ hớt tóc húi đầu tôi tới tận ót, phô cái gáy trắng nhởn. Những mụn ghẻ trên đầu khi lành biến thành sẹo, thời gian không xóa nổi . Lớn lên tôi có thói quen để tóc dài phủ gáy là do vậy .

Dạo ấy, ông tôi định xây một dãy nhà ngang phía sau nên cho đổ một đống cát cao nghệu ngay trước sân. Suốt một thời gian dài, đống cát đó là sân chơi lý tưởng của bốn cô cháu chúng tôi . Chúng tôi suốt ngày bò lê trên cát, thi nhau đào những đường hầm sâu hút hoặc hoài công xây những tòa nhà cứ chốc chốc lại đổ sập. Xây nhà chán, chúng tôi lại vốc cát ném nhau . Tôi với chị Quyên một phe, chị Nhường với cô Thịnh một phe . Chúng tôi ném hăng đến nỗi cát bay mù trời và chui đầy cả hai tai, mũi, miệng. Tôi sợ cát bay mù mắt, cứ đứng xa xa, một tay che mặt, một tay vốc cát ném tới . Chị Quyên gan lì hơn tôi nhiều . Hai tay nắm cát, mắt nhắm tịt, chị xông lên phía trước ném liên hồi kỳ trận. Chị Nhường và cô Thịnh bị cát ném rát mặt liền kêu thét lên và bỏ chạy .

Sau những trò chơi ném cát thú vị đó, bao giờ tôi cũng bị ăn đòn. Ba tôi ban ngày đi làm không có nhà nhưng tối về nghe mẹ tôi kể tội tôi thế nào ba tôi cũng đem tôi ra xét xử. Thoạt đầu tôi phải đứng nghiêm, hai tay khoanh trước ngực và miệng lí nhí trả lời những câu hỏi đầy đe dọa của ba tôi . Tiếp theo, tôi lại phải nghểnh cổ nghe ba tôi luận tội . Thú thật, lúc đó tôi chẳng hề chú ý mảy may đến những lời răn dạy của ba tôi, đầu óc tôi mãi bận bịu vào việc đoán xem lát nữa đây tôi sẽ bị đánh mấy roi và thầm mong bà tôi đang đi chơi đâu đó trong làng sẽ kịp về trước khi xảy ra những chuyện đáng tiếc cho đứa cháu khốn khổ của bà. Nhưng khác xa với những ông Bụt trong câu chuyện bà kể, bà tôi chẳng bao giờ nghe được những mong mỏi thầm kín của tôi . Ít khi bà về đúng lúc. Bà chỉ về khi mông tôi đã hằn những vệt roi khiến lòng tôi thêm hờn tủi và tôi giận dỗi chẳng thèm trò chuyện với bà.

Không có bà tôi can thiệp, tôi đành phải buồn bã thực hiện nốt phần cuối cùng của phiên xét xử. Tôi lặng lẽ phủi chân leo lên bộ ván nằm sấp xuống, mặt áp vào phiến gỗ mát lạnh, quần kéo xuống khỏi mông. Tôi nằm im như thế, người căng ra, mắt nhắm nghiền. Không hiểu sao tôi luôn luôn tin rằng khi bị đòn, nhắm mắt lại sẽ ít đau hơn.

Ba tôi vừa đánh vừa đếm. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần, người tôi cứ bị giật nẩy mỗi khi ngọn roi quất xuống. Ba tôi không học được cách đánh nhẹ tay như mẹ tôi . Ba đánh đau thấu xương. Hai roi đầu, tôi nghiến chặt răng, cố không bật khóc. Nhưng đến roi thứ ba thì tôi không kềm giữ nổi . Bao giờ cũng vậy, đến roi thứ ba là tôi khóc òa .

Tôi vừa nức nở vừa leo xuống đất, chân sờ soạng tìm dép. Khi ngẩng mặt lên, tôi nhìn thấy một đôi mắt lấp ló ngoài khe cửa . D-ó là đôi mắt cô Thịnh. Khi nãy, hẳn chị Nhường và chị Quyên cũng đứng rình phía ngoài, nhưng đến khi thấy tôi leo lên ván nằm úp mặt chuẩn bị thọ hình, chắc hai chị em khiếp đảm bỏ chạy về nhà.
 
Last edited by a moderator:
C

congaigiaitoan_5

mình chưa đọc truyện này, post tiếp đi, truyện của NNA ko thể ngắn vậy dc !
 
K

keodungkd_271

Mik mê truyện của NNA lắm , nhất là thien thần nhỏ của tôi ,bồ câu ko đưa thư , ...nhưng tôi là beto mik ko thik.
Mắt biếc mik chưa đọc nhưng sao truyện này ngắn thế hay chỉ là tóm tắt hả bạn?
 
V

voldy_317

tiếp...

3. Làng tôi có một cái chợ tên là Chợ Đo Đo . Từ lâu, tên chợ đã thành tên làng. Lớn lên, tôi đi đâu xa, xưng là người làng Đo Đo, ai cũng biết. Người làng khác hay nói câu vè "chén Đo Đo là chó đen đen" để ghẹo người làng tôi . Mãi đến bây giờ, tôi vẫn không hiểu câu đó có ý nghĩa gì hay chỉ là một câu nói chơi, nhưng hồi nhỏ mỗi khi nghe ai nói như vậy, tôi tức lắm. Tôi cứ nghĩ người ta bảo mình là chó.

Chợ Đo Đo chỉ họp ban đêm. Ban ngày chợ vắng ngắt, chỉ còn trơ lại cây bàng già giữa chợ và nhừng căn lều trống trải, ọp ẹp nơi bọn trẻ con thường tụ tập chia phe đánh nhau .

Sau những lần bị đòn, tôi thường ra đứng một mình ở đầu hè, nhìn xuống chợ . Tôi đứng đó, buồn bã, cô đơn và rên rỉ như một con chó con. Tôi vừa xoa cặp mông bỏng rát vừa cảm thấy mình là đưá trẻ bất hạnh nhất trên đời và tôi cứ để mặc những giọt nước mắt lăn tròn trên má. Những lúc đó, tôi thường ao ước mình đột ngột chết đi để ba tôi phải hối hận vì đã đánh tôi, để mẹ tôi phải hối hận vì không dám can ba, và cả bà tôi nữa, bà sẽ vô cùng khổ tâm vì bà đã trót đi dạo trong một buổi tối quan trọng như vậy . Mọi người sẽ khóc sưng cả mắt. Nghĩ đến cảnh mẹ tôi và bà tôi khóc than vật vã, tóc xổ rối tung, aó quần xốc xếch, tự nhiên tôi thấy mủi lòng, không muốn chết nữa . Nhưng rồi tôi bất giác sờ tay xuống mông và kiên quyết giữ nguyên ý định trừng phạt mọi người bằng cái chết đáng thương của mình. Dĩ nhiên tôi không muốn chết hẳn. Chết hẳn như chú Hoan đám ma tháng trước, tôi sợ lắm. Vợ con chú khóc như ri nhưng chú thì chẳng nghe thấy gì. Chú ngủ, ngủ hoài và sẽ chẳng bao giờ dậy nữa . Mẹ tôi bảo vậy. Không, tôi không định chết như chú Hoan. Tôi chỉ chết chừng năm ngày thôi. Lúc ba mẹ tôi, ông bà tôi và những người thân khóc khô hết nước mắt thì tôi sẽ sống dậy trước sự hân hoan chào đón của mọi người. Lúc ấy, mọi người sẽ chen lấn giành giật nhau để được ôm lấy tôi. Ai tôi cũng cho ôm nhưng ba tôi thì không. Tôi sẽ lạnh lùng hất tay ba tôi ra, bất chấp vẻ đau khổ ánh lên trong đôi mắt ba . Nhưng dù sao, cuối cùng tôi cũng suy nghĩ lại và để cho ba tôi ôm tôi nhưng ba sẽ phải là người sau chót được đến gần tôi . Những ngày sau đó hẳn là những ngày rất tuyệt vời đối với tôi. Tôi sẽ tha hồ vấy bẩn áo quần, tha hồ nghịch cát, thậm chí chôn cả người trong cát, chỉ chừa hai lỗ muĩ, mà vẫn không sợ bị đòn. Mải chìm đắm trong viễn cảnh xán lạn đó, tôi quên béng cả khóc. Trong khi tôi đang nghĩ xem cần phải giở những trò nghịch ngợm gì nữa với sự tự do quá mức của mình thì tiếng cô Thịnh khẽ vang lên sau lưng:
- Ngạn đứng làm gì đó?
Giọng nói dịu dàng của cô Thịnh kéo tôi về với thực tại . Giấc mơ huy hoàng biến mất và tôi cay đắng hiểu rằng chẳng làm gì có chuyện nghịch cát mà không bị ăn đòn, rằng đời tôi sẽ còn đau khổ dài dài . Càng nghĩ tôi càng buồn tủi và bất giác tôi rơm rớm nước mắt.
Cô Thịnh nhẹ nhàng đặt tay lên vai tôi, hỏi:
- Ba Ngạn đánh Ngạn có đau không?
Tôi nức nở:
- Đau gần chết.
- Để cô xức dầu cho Ngạn nghen!
Tôi khụt khịt mũi và lặng lẽ gật đầu .
Cô Thịnh kéo quần tôi xuống và thoa dầu lên những lằn roi vắt ngang mông tôi . Hóa ra trước khi đi tìm tôi, cô Thịnh đã bỏ sẵn chai dầu trong túi áo .
Không hiểu do chai dầu hiệu nghiệm hay do tình thương của cô Thịnh mà tôi chẳng còn nghe đau đớn nữa . Những ngón tay của cô Thịnh lướt nhẹ trên da tôi như những cục bông gòn mềm mại .
Xức dầu cho tôi xong, cô Thịnh âu yếm hỏi:
- Ngạn đã hết đau chưa ?
Tôi sụt sịt:
- Hết rồi .
- Hết sao Ngạn còn khóc?
Tôi chối:
- Ngạn đâu có khóc.
- Có. Cô thấy Ngạn khóc nè.
Tôi đưa tay quệt nước mắt:
- Đó là khi nãy. Bây giờ Ngạn đâu có khóc nữa .
Cô Thịnh không tin lời tôi. Cô nhìn tôi bằng ánh mắt nghi ngờ nhưng cô không hỏi nữa. Cô chỉ cầm tay tôi, rủ:
- Ngạn đi xuống chợ chơi với cô không?
Tôi biết cô Thịnh đi chợ chẳng để mua gì. Thấy tôi buồn, cô muốn dẫn tôi đi chơi vậy thôi . Dĩ nhiên là tôi gật đầu liền. Tôi rất thích xuống chợ. Bao giờ tôi cũng thích xuống chợ . Tôi có thể lượn lờ hàng tiếng đồng hồ không chán trước các sạp tạp hóa, mê mẩn nhìn ngắm những vòng xuyến xanh đỏ, những hộp chì màu luôn luôn có sức thu hút đối với tôi và những viên bi sặc sỡ nằm chen chúc trong các hộp giấy vuông vức với dáng vẻ hấy dẫn đặc biệt.

Tôi và cô Thịnh len lỏi qua những hàng cá tươi tanh nồng vị biển. Những người dân miền duyên hải da rám nắng phô hàm răng trắng ởn, mời chào . Sáng sớm thuyền về, những người buôn cá ở miệt biển thức dậy từ trước, vội vã xếp cá vào giỏ và thuê xe thồ đi suốt ngày không nghỉ để kịp đem cá đến phiên chợ đêm quê tôi . Làng tôi là làng núi nhưng ngày naò cũng có cá tươi là nhờ vậy .

Đi quanh quẩn một lát, tôi lại thấy mình đứng trước các sạp tạp hóa với những bà lão bán hàng giống hệt bà tôi, miệng lúc nào cũng móm mém nhai trầu . Tôi đứng đó, mắt dán chặt vào nhừng món hàng xinh xắn và lung linh đang bày biện trên sạp, lòng dậy lên một nỗi ao ước mơ hồ nhưng cháy bỏng. Suốt thời thơ ấu dài lâu, các sạp tạp hóa luôn luôn là một thế giới lộng lẫy và đầy bí ẩn đối với tâm hồn non nớt của tôi. ấn tượng đó sâu sắc đễn nỗi mãi đến tận bây giờ, khi tôi đã bước qua tuổi ba mươi, cứ mỗi lần đi ngang qua một quầy tạp hóa bất chợt nào, tôi không làm sao kềm chế được ý định dừng chân lại và dán mắt vào tủ kiếng với một nỗi xao xuyến lạ lùng.

Trong khi tôi đang mê mải chìm đắm trong thế giới đầy màu sắc đó thì từ giữa chợ bỗng vọng lại những tiếng hò reo huyên náo .
Cô Thịnh lắc lắc tay tôi:
- Ngạn ơi, lại đằng kia xem xiếc đi !
Tôi theo cô Thịnh lần về phía tiếng ồn.
Chính giữa chợ, dưới gốc bàng già, giữa một vòng người hiếu kỳ chen chúc vây quanh, những tay sơn đông mãi võ đang làm trò. Cô cháu tôi phải loay hoay khá lâu mới vẹt được một khẽ hở chui vào .
 
V

voldy_317

tiếp...

Những người bán thuốc dạo cởi trần trùng trục và biểu diễn những trò lạ mắt. Họ gồng người lên và để cho những thanh mã tấu chém vào . Mặc dù biết chác rằng họ sẽ chẳng hề hấn gì, những thanh mã tấu chạm vào người họ sẽ dội ra như chạm vào một khối cao su, nhưng cứ mỗi lần thấy lưỡi thép bén ngót và lấp loáng ánh đuốc vung lên, tôi đều sợ hãi nhắm tịt mắt lại . Chỉ đến khi nghe những tiếng xuýt xoa và những tràng vỗ tay rầm rộ vang lên, tôi mới dám hé mắt nhìn, trống ngực vẫn còn đập thình thịch.
Tôi đã xem đám người mãi võ này làm trò nhiều lần. Họ không ngụ cư cố định ở một nơi nào . Quanh năm, suốt từ mùa hè đến mùa xuân năm sau, họ đi lang thang qua các làng mạc, các thôn xóm. Cứ khoảng vài tháng, họ lại đến vùng tôi một lần. Vẫn dựng lều dưới tán bàng già giữa chợ, vẫn những con người cũ với những tiết mục cũ nhưng kiểu cách sinh hoạt khác thường và những màn biểu diễn vừa quen thuộc vừa kỳ bí của họ bao giờ cũng toát ra một sức lôi cuốn mạnh mẽ khiến vòng tròn người chung quanh mỗi lúc một dày đặc và những người này, bị thôi miên bởi những phép gồng, những trò nuốt dao và phun lửa, đã háo hức tháo những cây kim băng cài ngang miệng túi để móc tiền ra mua những lọ cù là, những chai khuynh diệp, các thứ thuốc cao và thuốc chữa bệnh thời mạo khác.
Hồi đó, đối với tôi, màn biểu diễn cuối cùng của đám người phiêu bạt này bao giờ cũng là màn biểu diễn được trông chờ nhất. Sau khi bận rộn và vui vẻ thối tiền lẻ lại cho vô số người xem nhẹ dạ, một người trong đám mãi võ tiến về phía chiếc lồng sắt đặt dưới gốc bàng. Anh ta mở nắp lồng và từ trong đó, một con trăn đốm từ từ chui ra . Nó bò quanh một vòng, vừa trườn vừa uể oải lắc mình, khiến bọn trẻ con kêu thét lên. Tôi không khóc nhưng hồi hộp bước lui một bước, tay nắm chặt tay cô Thịnh. Trong lúc đó, người vừa mở nắp lồng đi lại gần con trăn. Anh ta chìa tay ra và con trăn lập tức trườn lên cánh tay anh ta . Rồi bằng những độg tác uốn éo, nó quấn quanh cánh tay nhiều vòng, sau đó nó tiếp tục nhoài tới quấn quanh bụng và cuối cùng nó cuộn tròn quanh cổ người biểu diễn bằng những cú lượn mềm mại nhưng vững chắc.
Tôi nhình sững cảnh tượng trươc'' mặt như bị thôi miên, lưng nổi đầy gai ốc, lòng pha trộn những cảm giác khó tả, vừa khiếp đảm lại vừa hân hoan.
Cô Thịnh đứng coi một lát rồi rùng mình bảo tôi:
- Về thôi, Ngạn ơi !
Cô sợ hả ? - Tôi hỏi .
- ừ, trông ghê quá !
Tôi nói:
- Ngạn cũng thấy ghê nhưng Ngạn không sợ . Ngạn đứng coi nữa !
Cô Thịnh kéo tay tôi:
- Thôi, về đi ! Khuya rồi ! Bộ Ngạn không sợ bị đòn hả ?
Lời nhắc nhở của cô Thịnh khiến tôi giật thót và không chần chờ lấy một phút, tôi vội vã bước theo cô Thịnh lần ra khỏi đám người chen chúc, lòng đầy tiếc rẻ.
Khi ngước mắt lên, tôi nhận ra bầu trời đã đầy sao . Những vì sao chi chít chiếm hết mọi khoảng trống và mỗi lúc một tỏa sáng. Trong khi đó, dường như có ai đã tắt bớt những ngọn đèn dầu lung linh trong chợ . Một số hàng quán đã dọn về nhà, chỉ còn trơ lại những chiếc chõng tre đang sút dần những sợi mây buộc.
4. Lớn lên một chút nữa, tôi đi học. Trước đó, tôi đã biết đọc chữ. Ba tôi sắm một quyển vở, thoạt đầu dạy tôi hai mươi bốn chữ cái, sau đó dạy tới vần xuôi, rồi vần ngược. Mỗi ngày tôi phải học thuộc một chữ. Tối ba tôi dò lại và dạy thêm chữ mới .
Nhiều hôm mải chơi quên cả học, tối đến tôi chỉ biết ngồi đực mặt ra trước trang vở. Hỏi năm lần bảy lượt, thấy tôi ấp úng đáp không xuôi, ba tôi biết ngay là tôi suốt ngày mê chơi, liền nổi dóa cốc cho tôi mấy cái vào đầu . Thấy tôi ngồi khóc rấm rức, nước mắt nước mũi sì sụt, mẹ tôi hẳn rất xót ruột nhưng không dám lên tiếng. Những lúc đó, ba tôi phạt tôi bằng cách không cho tôi đi ngủ. Tôi phải ngồi học tới học lui con chữ tôi đã quên đến tận khuya lơ khuya lắc.
Ban ngày tôi đã chạy nhảy mệt nhoài, vừa ăn cơm tối xong, hai mắt tôi đã muốn díp lại, vậy mà lúc này tôi phải ngồi tụng lấy tụng để những con chữ khúc khuỷu kia đến sái cả quai hàm.
Mắt nhắm mắt mở, tôi ngồi học khổ sở như một tội đồ, ngón tay trỏ đè vào con chữ đến thủng cả giấy, còn đầu thì gật gà gật gù. Đôi khi tôi thiếp đi, hồn phiêu diêu vào cõi mộng nhưng miệng vẫn đánh vần theo quán tính. Chỉ đến khi đầu tôi gục xuống, va phải mặt bàn đánh "cốp" một cái, tôi mới sực tỉnh và lại vội vã gào giọng đọc thật to .
Nghe tiếng đọc bài ê a giữa đêm khuya của tôi, bà tôi lẹp kẹp bước qua . Thấy tôi ngồi học một mình, hai mắt nhắm nghiền, đầu gục lên gục xuống... đánh nhịp, bà tôi giận run người . Bà bước vội lại bàn, cầm lấy quyển vở trước mặt tôi ném xoạch xuống đất rồi vừa ôm lấy tôi, bà vừa mắng ba tôi sa sả.
Bao giờ bà tôi mắng, ba tôi cũng im re . Ba lẳng lặng trên giường vờ đọc sách, không dám cãi lại nửa câu, mặc cho bà tôi bế tôi lê và nhẹ nhàng đặt tôi vào giường trong khi tôi đã ngoẻo cổ ngủ trên tay bà tự bao giờ.
Nhưng dẫu sao, chính nhờ những biện pháp giáo dục khắt khe của ba tôi mà trước khi bắt đâù đi học, tôi đã đọc thông các mặt chữ, điều mà không phải đứa trẻ nào cũng làm được.

5. Trường Tiểu Học Làng Tôi Thuở ấy Chỉ Có Bốn lớp, từ lớp hai đến lớp năm. Vì trường không có lớp một nên đa số trẻ con trong làng khi xin vào lớp hai đều học qua lớp vỡ lòng của thầy Phu .
Thầy Phu là một thầy giáo làng, mở lớp dạy học trò nổi tiếng, học trò thầy khi vào trường tiểu học bao giờ cũng đứng nhất. Thầy còn nổi tiếng là người nghiêm khắc, ưa phạt học trò nên học trò rất sợ thầy, không dám nghịch. Vì vậy, các bậc cha mẹ trong làng rất thích gởi con đến trường thầy Phu .
Nhà thầy Phu ở kế nhà tôi nên trước khi cho tôi đi học, ba tôi dẫn tôi qua ra mắt thầy .
Thoạt nhìn thấy thầy, tôi đã sợ . Mái tóc hoa râm chải lật ra phía sau, nụ cười lấp lánh nhưng chiếc răng bịt vàng và gọng kính lão xệ xuống trên mũi khiến đôi mắt nom như lồi ra, toàn bộ toát ra vẻ nghiêm nghị, mực thước và đe dọa .
Suốt buổi, tôi đứng khép nét nơi góc bàn, không dám thở mạnh và bằng một giọng lí nhí đến tôi cũng không nghe rõ, tôi lúng túng và rụt rè trả lời những câu hỏi của thầy, lòng chỉ mong cho buổi ra mắt chóng kết thúc.
Thầy Phu có hai người con. Chị Hạnh, khoảng mười lăm, mười sáu tuổi và thằng Hoà, trạc tuổi tôi . Đến hôm đi học chung lớp với tôi . Sau này tôi còn biết nó là một thằng bé hung hãn và ngang ngạnh. Tất cả bọn học trò chúng tôi thường xuyên bị nó bắt nạt. Những trò chơi của chúng tôi luôn luôn bị cắt đứt bởi sự xuất hiện của thằng Hòa . Nó tước đoạt thẳng tay những viên bi mù u, những nắp ken đã đổ đầy sáp của chúng tôi và những sợi thun của bọn con gái, thản nhiên cho vào túi và lững lững bỏ đi . Những nạn nhân chỉ biết ứa nước mắt nhìn theo .
Không phải bọn tôi không thể làm gì được nó. Bọn tôi thừa sức tóm cổ nó vật xuống đất và giã cho nó một trận nhớ đời . Nhưng không đứa nào dám đụng đến nó chỉ vì bởi một lẽ đơn giản, nó là con thầy Phu .
Có lần thằng Toản, một đứa mới vào học, chưa biết oai tha*`ng Hòa, bị thằng Hòa trấn lột. Toản thoi thằng Hòa một quả trúng quai hàm. Ngay lập tức, thằng Hòa nằm lăn xuống đất ăn vạ, chân giãy đành đạch. Tụi tôi đứng coi, sợ xanh mặt.
Thế là thằng Toản bị thầy Phu kêu lên. Thầy bắt nó chụm năm đầu ngón tay lại rồi dùng cạnh nhọn của cây thước kẻ đánh lên đó. Toản nghiến răng chịu đau, nước mắt chảy ròng ròng. Chưa hết, sau đó Toản còn bị phạt nhảy cóc ngoài sân. Trưa nắng chang chang, Toản ngồi chồm hổm, hai tay chống vào hông và nhảy quanh sân ba vòng y như con cóc.
Toản trợn mắt nhảy, lưỡi thè ra, miệng thở dốc. Đến khi vô chỗ ngồi, mặt mày nó còn đỏ lơ đỏ lưỡng, nói không ra hơi . Trong các hình phạt của thầy Phu, nhảy cóc là hình phạt bọn tôi sợ nhất. Thế mà vừa chân ướt chân ráo vào học, thằng Toản đã bị ngay .
Sau vụ đó, uy phong của thằng Hòa càng tăng gấp bội . Bọn tôi sợ nó một phép. Còn nó thì tiếp tục bóc lột và hiếp đáp bọn tôi không thương tiếc.
Trong những ngày gian khổ đó, tôi đã làm quen với Mắt Biếc, người bạn gái đầu tiên trong đời.
 
V

voldy_317

tiếp...

6. Hồi đó, tôi chưa gọi Mắt Biếc là Mắt Biếc. Tôi gọi nó là Hà Lan, như mọi người vẫn gọi Trong lớp của thầy Phu, mỗi bàn ngồi ba đứa . Tôi ngồi ở bàn chót cùng, bên phải là Hà Lan, bên trái là thằng Ngọc. Bạn bè thường gọi Ngọc là Ngọc sẹo, vì nó có cái sẹo to bằng đít chén ở thái dương, tóc không che nổi .
Thoạt đầu, trật tự chỗ ngồi không phải như vậy . Hồi mới vào lớp, tôi ngồi ở ngoài rìa, kế tiếp là thằng Ngọc, rồi mới đến Hà Lan. Cho đến hôm thằng Ngọc ị trong quần thì chỗ ngồi đươc. sắp xếp lại .
Hôm đó, đang giờ tập viết, cả lớp đang yên lặng hí hoáy viết bỗng một cái mùi khủng khiếp tỏa ra cạnh chỗ tôi ngồi . Tôi nhăn mặt, nín thở liếc sang, thấy Hà Lan đang đưa tay bịt mũi còn thằng Ngọc thì đang ngọ nguậy với vẻ khổ sở, mặt tái xanh, mồ hôi lấm tấm trên trán.
Trước khi tôi kịp đoán ra chuyện gì thì tụi bàn trên xôn xao quay xuống, tay đứa nào cũng bịt mũi, còn mắt thì láo liên dò xét. Thấy vậy, mặt thằng Ngọc chuyển từ xanh qua đỏ và nócúi gầm mặt xuống bàn.
Ngay tức khắc, một đứa bàn trên đứng dậy tố cáo:
- Thưa thầy, trò Ngọc ị trong quần ạ !
Tin động trời đó khiến cả lớp nhốn nháo . Một số đứa che miệng cười khúc khích. Những đứa khác nhăn mặt vẻ ghê tởm và nhổ nước miếng luôn mồm. Còn thằng Ngọc thì nom thật tội nghiệp, đầu nó mỗi lúc một cúi chúi xuống như muốn chui tọt luôn vào gầm bàn.
Thầy Phu đập thước xuống bàn để vãn hồi trật tự, rồi thầy sai một đứa trong lớp chạy về nhà thằng Ngọc kêu mẹ nó lên.
Lát sau, mẹ thằng Ngọc tất tả chạy tới với thùng nước và miếng giẻ trên tay, nách còn kẹp chiếc thau nhôm. Sau khi bế nó ra khỏi lớp, mẹ nó quay vào chùi rửa, kỳ cọ thật sạch chỗ ngồi nơi nó gây ra tai họa .
Sau ngày xui xẻo đó, thằng Ngọc mắc cỡ nghỉ học liền tù tì ba buổi . Hôm nó đi học lại, cả lớp đều thấy mẹ nó cầm roi đi phiá sau . Không có cái roi đó, chắc nó bỏ học luôn.
Bữa đó, Ngọc đi vào lớp len lén như rắn mồng năm, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, không dám ngó ngang ngó dọc. Biết nó chưa hết xấu hổ, bọn tôi không nỡ chọc. Phần khác, bọn tôi sợ thầy Phu . Thầy đe rồi, đứa nào hó hé về chuyện bữa trươc'' sẽ bị phạt nhảy cóc năm vòng sân. Nhảy ba vòng, mắt đã đổ hào quang, nhảy năm vòng chắc xỉu luôn tại chỗ. Nghĩ vậy, đứa nào cũng ớn.
Cũng như tôi, thấy thằng Ngọc vào, Hà Lan tảng lờ không nhắc gì chuyện cũ. Nhưng nó không cho Ngọc ngồi gần. Nó bảo tôi và thằng Ngọc đổi chỗ cho nhau . Tất nhiên thằng Ngọc không dám phản đối . Bây giờ nó chỉ mong đươc. yên thân.
Thoạt đầu tôi hơi ngần ngừ trước đề nghị của Hà Lan. Tôi sợ phải ngồi vào cái chỗ kinh hoàng kia . Nhưng trước lời van nài khẩn thiết của Hà Lan, nhất là trước đôi mắt long lanh lúc nào cũng mở to của nó, cuối cùng tôi đành phải xiêu lòng. Dù sao thì mẹ thằng Ngọc cũng đã chùi rửa kỹ lưỡng rồi, tôi tự trấn an như vậy và cảm thấy yên tâm hơn.
Từ đó, tôi ngồi cạnh Hà Lan.
7. Hà Lan là một cô bé dễ thương và đặc biệt duyên dáng. Nét duyên dáng của Hà Lan hoàn toàn bẩm sinh, nó không hề ý thức về những cử chỉ mềm mại và kiểu cách của mình. Ngược lại, tôi luôn luôn tò mò và thích thú quan sát những động tác "dễ ghét" của nó. Hà Lan thường đưa tay vén tóc một cách đặc biệt, nó lắc đầu cho tóc hất qua vai cũng đặc biệt không kém và những cú liếc xéo của nó bao giờ cũng khiến tôi trố mắt nhìn. Nhưng sức mạnh chủ yếu của Hà Lan nằm ở đôi mắt. Đôi mắt có hàng mi dài, lúc nào cũng mở to, hồn nhiên và ngơ ngác. Đôi mắt đó lúc bấy giờ đã khiến tôi buộc lòng đổi chỗ ngồi với thằng Ngọc và sau này cũng đôi mắt đó làm khổ tôi ghê gớm. Hồi nhỏ, tôi thích nhìn vào đôi mắt của Hà Lan, soi mình trong đó, và vẩn vơ so sánh chúng với những viên bi trong suốt, những viên bi "quí tộc" chỉ có bọn học trò trường thầy Phu chúng tôi - những đứa trẻ chỉ quen chơi với những viên bi làm từ trái mù u phơi khô thì đó chỉ là những ước mơ . Lớn lên, đôi mắt của Hà Lan lại gợi tôi nghĩ đến bầu trời và dòng sông, đến những ước mơ dịu dàng của tình yêu và khi đó tôi không còn đủ can đảm để nhìn lâu vào đôi mắt nó như ngày xưa thơ dại .
Dù vậy, Hà Lan không phải là cô bé hoàn toàn dịu dàng. Có lúc nó tỏ ra cực kỳ bướng bỉnh. Nhiều lần, sự ngang ngạnh vô lý của Hà Lan khiến tôi giận phát khóc, tôi nghỉ chơi với nó cả tuần nhưng rồi sau đó, buồn bã và nhớ nhung, tôi lại làm lành với nó. Số tôi thế, yếu đuối và dễ mềm lòng ngay từ nhỏ tôi đã biết thế nào là... khổ vì phụ nữ. Lớn lên, tình trạng càng tồi tệ hơn. Nhưng bất chấp tính khí thất thường của Hà Lan, tôi vẫn yêu mến nó, người bạn gái đầu đời của tôi, bằng một tình cảm trong trẻo và ấm áp.
Trước trường thầy Phu, bên kia đường là nhà ông Cửu Hoành, một cơ ngơi rộng lớn với khoảnh sân rộng lát gạch, hồ nuôi cá và vườn tược bao quanh. Bọn học trò chúng tôi chẳng biết và cũng chẳng cần biết ông Cửu Hoành là ai . Chúng tôi chỉ biết trong vườn nhà ông, cách cổng vào làm bằng những cây hoa giấy uốn cong khoảng mười thước, có một cây thị xum xuê trái . Bọn tôi thường rủ nhau lẻn vào đó nhặt những trái thị rụng vương vãi dưới gốc cây . Cây thị già, cao to, khó trèo, nhà ông Cửu Hoành lại có hai con chó dữ sẵn sàng xồ ra bất cứ lúc nào, vì vậy chẳng đứa nào trong bọn tôi dám nghĩ đến chuyện trèo lên cây thị .
Có lần, thằng Ngọc đến trễ, những trái thị rụng đã bị bọn tôi vét sạch, nó đánh bạo bám cây trèo lên. Bọn tôi sợ hãi chạy dạt cả ra ngoài cổng, hồi hộp đứng nhìn vào . Ngọc vừa trèo lên tới chỗ chạc ba thấp nhất, đang bám cành cây nghỉ mệt, những con chó nghe động liền chạy túa ra bao vây gốc cây và đứng ngóc cổ sủa xối xả. Thằng Ngọc ở trên cây run như cầy sấy, mặt tái mét. Lần đó, ông Cửu Hoành đích thân dắt thằng Ngọc qua trường, méc với thầy Phu . Dĩ nhiên Ngọc lãnh hình phạt nặng nhất. Nó nhảy cóc ba vòng sân, tởn tới già.
Trước tấm gương của thằng Ngọc, chẳng đứa nào mơ tưởng đến chuyện leo trèo nữa . Chúng tôi chỉ nhặt thị rụng. Trưa nào tôi cũng đến lớp thật sớm. Hễ ăn cơm xong, vừa buông đũa, là tôi tót là khỏi nhà. Nhét dấm dúi chiếc cặp vào ngăn bàn, tôi chạy ù qua vườn ông Cửu Hoành, vừa lấm lét canh chừng mấy con chó vừa vội vã nhặt những trái thị nằm lăn lóc trên cỏ. Có khi tôi phải giành nhau, kể cả đấm đá, với những đứa cũng đến sớm như tôi . Nếu tôi nhặt thị cho tôi thì tôi chẳng cần tả xung hữu đột làm gì cho u đầu sứt trán. Đằng này, tôi nhặt thị về cho Hà Lan.
Hà Lan rất mê những trái thị nhưng nó lại sợ hai con chó nhà ông Cửu Hoành nên không dám bén mảng vào khu vườn như bọn con trai . Tôi phải đi nhặt thị về cho nó.
Hà Lan không bao giờ ăn ngay . Mỗi khi tôi đưa thị cho nó, nó đều đem bỏ vào cặp, trái nhỏ thì nó bỏ vào túi áo, chốc chốc lại lấy ra đưa lên mũi hít lấy hít để.
Tôi nhìn trái thị vàng lườm trên tay nó, nhỏ nước dãi, giục:
- Sao mày không lột ra ăn?
- Để ngửi cho thơm!
Nói xong, Hà Lan bỏ tọt trái thị vào túi áo như để trêu tức tôi . Nhưng thường thường, Hà Lan không nấn ná được lâu . Trước giờ ra về, bao giờ nó cũng bóc thị ra và hai đứa tôi cùng ăn. Ăn xong, chúng tôi không quên dán những mảnh vỏ thị lên bàn rồi ngoẹo cổ nhìn. Những mảnh vỏ thị được bóc khéo khi dán lên bàn hoặc lên tường trông giống hệt một bông hoa, có khi là hoa quì, có khi là hoa cúc đại đóa, có khi là một loài hoa không tên nào đó màu vàng.
Người lớn lẫn trẻ con làng tôi đều thích trò này . Mỗi năm, đến mùa thị chín, trên những bức vách và những cánh cửa của các ngôi nhà trong làng lại bỗng nhiên xuất hiện vô số những bông hoa vàng. Những bông hoa này hẳn nhiên do những tay nghịch ngợm nào đó lén dán lên vào tối hôm trước nhưng rồi người ta cứ để mãi, chẳng ai buồn gỡ xuống, kể cả chủ nhà, chỉ có thời gian và mưa gió mới làm chúng tróc đi. Trong thời gian đó, khách đến làng tôi có cảm giác như đi giữa một rừng hoa mênh mông và vàng rực. Ngay cả lũ bướm cũng bị lầm. Chúng cứ lượn quanh trước các ngôi nhà từ sáng đến chiều, mãi đến khi trời sụp tối, chợ Đo Đo đã lên đèn, bấy giờ đói meo và thất vọng, chúng mới buồn rầu đập cánh bay đi.
 
V

voldy_317

tiếp...

8. Đằng sau nhà tôi là một khu vườn rộng, trồng toàn chuối . Giữa vườn lẻ loi một cái giếng đá mốc rêu . Nước giếng đục, chỉ dùng để tưới cây và rửa chân. Nấu nướng, tắm táp và giặt giũ phải dùng nước giếng làng. Giếng làng nằm trên con đường đất đỏ chạy ngang cuối chợ, cách nhà tôi non một dặm đường. Mỗi ngày mẹ tôi phải đi gánh nước từ sớm tinh mợ . Sáng thức giấc, nằm day trở trên giường, hễ nghe tiếng va chạm leng keng, tôi biết ngay mẹ tôi đang quảy thùng ra đi . Mẹ tôi lấy nước ở giếng Cây Duối . Làng tôi còn có một cái giếng khác nữa, ở xa hơn, là giếng Bổng. Sau này, hai giếng không đủ dùng cho cả làng, người ta đào thêm cái giếng thứ ba, tức giếng Mới . Giếng Mới tất nhiên phải mới hơn hai cái cũ, nó là cái giếng xi-măng duy nhất trong làng.
Nhưng nhà tôi trước sau vẫn lấy nước ở giếng Cây Duối . Đó là thói quen hay sự thủy chung, hơn ba mươi năm sau, nếm trải mọi ngọt bùi và cay đắng của cuộc đời, tôi vẫn bị ám ảnh bởi câu hỏi vớ vẩn này và không tìm ra câu trả lời .
Vào những đêm có trăng, tôi thường theo ba tôi xuống tắm ở giếng Cây Duối . Tôi đứng trên nền giếng trơn rêu, sát ngoài rìa, trần truồng và co ro, chờ ba tôi dội từng gàu nước. Hồi ấy tôi sợ nhất là màn xát xà phòng. Xà phòng trên tóc tôi bao giờ cũng chảy vào mắt, cay xè. Mỗi lần ba tôi áp cục xà phòng lên tóc tôi, tôi đều sợ hãi nhắm tịt mắt lại . Chỉ sau khi dội hàng chục gàu nước, tôi mới dám nhấp nháy mắt và he hé mở ra . Vậy mà mắt cứ cay . Lần nào tắm xong, mắt tôi cũng đỏ hoe .
Đi tắm ở giếng làng vào những đêm trăng không chỉ có tôi là trẻ con. Thỉnh thoảng Hà Lan cũng theo ba nó đi tắm.
Lần nào thấy tôi, nó cũng ngạc nhiên và mừng rỡ kêu lên:
- Ơ, Ngạn kìa !
Tiếng kêu của nó bao giờ cũng khiến tôi sung sướng đến đỏ mặt. Và tôi nhe răng cười .
Hà Lan cũng tắm trần truồng như tôi . Nó không tỏ vẻ gì xấu hổ gì về chuyện đó mặc dù nó cố tình không quay mặt về phía tôi . Tôi cũng vậy, tôi quay lưng về phía Hà Lan và nghe rõ tiếng chân nó đang nhảy loi choi trên nền giếng vì lạnh. Dù vậy thỉnh thoảng tôi vẫn nghiêng mặt liếc về phía nó, một lần rồi hai lần và hơn nữa . Tôi cảm thấy xấu hổ về hành động của mình nhưng tôi không cưỡng được sự thôi thúc mạnh mẽ của trí tò mò. HàLan đi tắm không giống Hà Lan đi học. Người nó đẫm nước và loáng ánh trăng, nom huyền hoặc và xa lạ . Tôi chảng thấy nó giống chút nào với cô bé vẫn thường ngồi cạnh trong lớp, thậm chí có lúc tôi chảng thấy đôi chân nó đâu . Dường như nó biến vào ánh trăng. Những lúc đó, nó không giống nó, nó giống một giấc mơ hơn.
Tôi mang cảm giác kỳ lạ đó về nhà và nói với bà tôi:
- Con gái cởi truồng khác với con gái mặc quần áo, bà ạ .
Bà tôi giật thót:
- Cháu nói con gái cởi truồng nào ?
- Con Hà Lan học chung lớp với cháu ấy mà ! - Tôi nghiêm trang đáp - Khi nãy đi tắm cháu gặp nó. Nó cũng tắm truồng như cháu . Cháu len lén dòm nó, thấy nó lạ ghê . Nó như đang bay lơ lửng, bà ạ .
Bà tôi hừ giọng:
- Cháu hư lắm! Lần sau không được như vậy nữa ! Ai lại đi dòm con gái đang tắm!
Tôi ngơ ngác:
- Dòm thì sao hả bà ? Cháu dòm hoài !
Bà tôi cốc nhẹ lên đầu tôi:
- Vậy là cháu bà hư quá !
Tôi có cảm giác bà tôi chưa hiểu điều tôi muốn nói và tôi cố gắng giải thích:
- Nhưng mà lúc đó nó bay lơ lửng...
Thấy tôi bướng bỉnh, bà tôi giận dỗi cắt ngang:
- Nó bay trên trời hay nó đứng dưới đất gì cũng vậy thôi, hễ con gái đang tắm là không được dòm, cháu hiểu không?
Thấy bà nổi giận, tôi đành gật đầu mặc dù tôi không hiểu gì cả. Sau đó, tôi đi tìm cô Thịnh. Tôi hy vọng vì rất thương tôi, cô sẽ chia sẻ cảm giác của tôi mà không mắng tôi . Nào ngờ nghe tôi kể xong, cô Thịnh nói :
- Ngạn hư lắm!
Cô Thịnh nói giống hệt bà tôi . Tôi chán nản, chẳng còn buồn giải thích. Tối đó, tôi đi ngủ sớm, với hy vọng sẽ gặp lại hình ảnh hư ảo và kỳ diệu của Hà Lan trong giấc mợ . Nhưng tôi chẳng thấy gì cả. Tôi ngủ một mạch từ tối đến sáng, không mộng mị .
Sau này, đã nhiều lần tôi muốn kể câu chuyện đó với Hà Lan và hỏi xem có phải nó thật đã bay lơ lửng tối hôm đó hay không. Nhưng tôi cứ lưỡng lự hoài và rốt cuộc tôi đã không nói gì. Tôi e rằng Hà Lan cũng sẽ bảo tôi "Ngạn hư lắm " như bà tôi và cô Thịnh đã từng bảo . Mà một viễn ảnh như vậy thì chẳng sáng sủa gì.

Vì thế, tôi đành ngậm tăm. Mãi cho đến bây giờ. Và cũng mãi cho đến bây giờ, tôi vẫn tin rằng tối hôm đó quả thật Hà Lan đã bay lơ lửng trong ánh trăng, và nếu như lúc đó tôi nhìn nó lâu thêm chút nữa, biết đâu nó sẽ tan luôn vào kỷ niệm. Và như vậy, câu chuyện này sẽ chẳng có dịp hồi sinh.

9. Nhưng đó là câu chuyện ban đêm, những đêm trăng sáng trên đường làng. Còn ban ngày, Hà Lan vẫn đặt chân trên mặt đất, đi lại và chạy nhảy . Đôi bàn chân đó một hôm bỗng bầm tím. Tôi nhìn thấy điều đó khibắt gặp Hà Lan đang ngồi khóc rấm rức sau hè trong giờ chơi .
Tôi liền ngồi xuống cạnh nó, tròn mắt hỏi:
- Ai làm gì mày vậy ?
Hà Lan mếu máo:
- Thằng Hòa .
- Nó làm gì ?
- Nó giật dây thun của Hà Lan. Hà Lan giật lại, thế là nó dẫm lên chân Hà Lan.
Vừa nói, Hà Lan vừa duỗi chân cho tôi xem những vết bầm. Một nỗi phẫn nộ bất thần dâng lên trong lòng tôi khiến tôi muốn nghẹn cổ. Tôi hiểu, đó là sự chịu đựng và nhẫn nhục lâu ngày bị tích lũy lại, cồn cào và sôi bỏng, nhưng trước nỗi sợ bị trừng phạt, nó không dám phát lộ ra, chỉ biến dạng thành mối căm ghét sâu cay, chồng chất và thù địch. Nhưng bây giờ, xúc động và phẫn uất trước những giọt nước mắt của Hà Lan, tôi không cảm thấy sợ hãi nữa . Tôi nói với Hà Lan:
-Tao sẽ đánh nó.
Sau khi buông một câu gọn lỏn, tôi chạy đi tìm thằng Hòa . Tôi bắt gặp nó ở cạnh hàng rào . Nó đang uy hiếp bọn con trai chơi bi và chuẩn bị ra tay cướp đoạt một món gì đó.
Tôi bước lại cạnh Hòa và không nói không rằng, tôi dang tay tống cho nó một quả vào bụng. Hòa ngã bật gọng xuống đất và trước khi nó kịp giẫy nẩy và tru tréo theo thói quen, tôi nghiến răng đá vào đùi nó những cú đá đau điếng trước những cặp mắt hả hê thầm lặng của những đứa đứng xem.
Tôi trừng trị thằng Hòa thì ba nó trừng trị lại tôi . Sau sự bùng nổ đó, tôi phải chụm tay lại lãnh những cú quất khủng khiếp bằng thước kẻ của thầy Phu . Rồi tôi phải ra sân nhảy cóc mười vòng, một hình phạt chưa từng có kể từ khi thầy Phu mở lớp dạy học trò.
Nhưng tôi không thèm năn nỉ thầy Phu, cũng không thèm xin lỗi thằng Hòa . Tôi mím môi nhảy, tay chống vào hông, mồ hôi và nước mắt ướt đẫm trên má. Nhảy được bốn vòng, mắt tôi đã hoa, chập chờn quanh tôi vô số những ngôi sao nhấp nháy và vô số những gương mặt lo lắng và hãi hùng của tụi bạn. Giữa vòng thứ sáu, tôi té chúi đầu xuống đất và ngất xỉu giữa sân nắng.
Tôi tỉnh lại giữa mùi dầu cù là và mùi lá ngải cứu . Và gương mặt đầu tiên tôi nhìn thấy là gương mặt Hà Lan. Nó ngồi bên cạnh tôi, thút thít khóc và nhìn tôi bằng đôi mắt mở to, lo âu và đẹp lạ lùng - mắt biếc.
10. Kể từ hôm đó, thằng Hòa đã bớt thói hung hăng. Nó không còn dám bắt nạt những đứa trong lớp một cách vô lối nữa . Nhưng điều tốt đẹp đó lại xảy đến quá muộn. Bởi vì đã đến lúc chúng tôi từ giã ngôi trường mái lá với những bàn ghế ọp ẹp của thầy Phu, từ giã sự dạy dỗ tận tụy và những hình phạt rùng rợn của thầy, từ giã những trưa nắng chang chang lẻn vào vườn ông Cửu Hoành nhặt thị rụng.
Vâng, từ giã lớp vỡ lòng thơ ấu đầy những kỷ niệm đắng cay và ngọt ngào, chúng tôi vào trường tiểu học, một thiên đường của tuổi nhỏ với những dãy lớp tường vôi ngói đỏ và một sân chơi rộng mênh mông.
Suốt những năm học tiểu học, Hà Lan vẫn ngồi cạnh tôi . Chỉ có thằng Ngọc là chuyển sang ngồi dãy bên kia . Dường như nó muốn chối bỏ và xóa nhòa trong ký ức cái vị trí gợi lại sự kiện đáng buồn hôm nào .
Dạy chúng tôi năm lớp hai là thầy Cải. Thầy Cải người cao to, mắt chột, tóc rễ tre, khác xa hình ảnh nghiêm trang và đạo mạo của thầy Phu .
Thầy Cải dạy học bữa đực bữa cái . Thầy mê câu quăng. Hôm nào bận đi câu trên suối Lá, thầy cho chúng tôi nghỉ. Thầy cho nghỉ học hoài nên hồi đó chúng tôi rất mến thầy . Những lúc đó, tôi và Hà Lan không về nhà ngay . Chúng tôi ra ngồi ngoài cột cờ xem các anh chị lớp lớn thi thả diều . Những cánh diều đủ kiểu, màu sắc sặc sỡ với những chiếc đuôi dài thậm thượt đang đua nhau uốn éo, chao liệng trên nền trời xanh khiến tôi và Hà Lan ngồi ngắm mê mẩn hàng giờ.
 
V

voldy_317

tiếp...

Trong số những người thi thả diều, có cả cô Thịnh và chị Nhường. Cô Thịnh và chị Nhường cùng học lớp năm, trên tôi ba lớp. Học cùng trường nhưng cô Thịnh và chị Nhường chỉ chơi với những bạn cùng lứa, chẳng bao giờ thèm chơi với tôi, thật khác xa với những lúc ở nhà. Tôi tiếc là bác tôi chưa cho chị Quyên đi học, mặc dù chị bằng tuổi tôi . Nếu chị Quyên đi học, hẳn chị sẽ chơi với tôi, và với Hà Lan.


CHƯƠNG 2

Mồi câu của thầy Cải là những con nhái. Chúng tôi thường bắt gặp thầy lúi húi, sục sạo ngoài ruộng, bên các vệ cỏ hoặc dọc theo ven suối. Thầy bắt nhái, bỏ vào cái giỏ tre nhỏ cột bên hông.
Thầy chỉ có một cái giỏ đó thôi, thầy không có giỏ cá. Cá câu được, thầy lấy cọng xâu qua mang, mắc vào cần trúc trên vai, về nhà. Thầy thích đi diễu qua trước mặt mọi người với những con cá lủng lẳng trên vai để nghe những tiếng trầm trồ thán phục.
- Hôm nay thầy Cải câu được con cá to quá cỡ, bà con ơi!
Những lúc như vậy, thầy tỏ ra sung sướng và dễ chịu đặc biệt. Đã thành lệ, hễ hôm nào thầy câu cá được cá to, ngày hôm sau chúng tôi tha hồ chạy nhảy và nghịch phá mà chẳng sợ bị phạt.
Nhưng không phải hôm nào thầy Cải cũng bắt được nhiều nhái như ý muốn. Những lúc đó, thầy bảo học trò đi bắt cho thầy, cứ một con là năm điểm tốt. Đối với bọn học trò chúng tôi hồi đó, điểm tốt rất quan trọng. Tháng nào được nhiều điểm tốt vị trí xếp hạng sẽ được nâng lên, dù điểm học tập có kém chăng nữa . Vì vậy những đứa học kém cứ suốt ngày lang thang ngoài ruộng tìm bắt nhái cho thầy để mong cải thiện tình hình. Những đứa học giỏi cũng thích bắt nhái vì được tự do đi chơi lông bông mà không sợ cha mẹ rầy . Vì vậy những ngày thầy Cải không kiếm đủ mồi câu, đành sai học trò đi bắt nhái về nộp, đối với chúng tôi là những ngày hội thực sự. Từng đám học trò chạy túa ra đồng, vừa chạy vừa hò hét inh tai, và sau một hồi bì bõm sục sạo dưới ruộng nước, quần aó và mặt mày chúng tôi nhem nhuốc còn hơn cả những người thợ cấy trong làng.
Bao giờ đi bắt nhái, tôi và Hà Lan cũng đi chung. Tất nhiên, bắt nhái là phần tôi . Còn Hà Lan chỉ có một việc là xách cái giỏ tre đi kè kè bên cạnh, hễ tôi tóm được con nhái nào, nó có nhiệm vụ mở nắp giỏ cho tôi bỏ vào, rồi đậy lại . Cuối buổi, chúng tôi chia đôi số nhái bắt được. Hôm nào có con lẻ, con đó thuộc phần Hà Lan.
Sự ưu tiên đó, mãi mãi sau này vẫn không thay đổi, chẳng hiểu vì sao .
12:
Chúng tôi lên lớp ba, xa thầy Cải, xa những ngày lội đồng bắt nhái . Chúng tôi học cô Thung. Cô Thung cử chỉ dịu dàng, giọng nói nhỏ nhẹ, âu yếm, chúng tôi rất yêu cô . Cô chỉ có mỗi cái tật hay khát nước. Hôm nào đang dạy, cô cũng than khát nước.
Mỗi lần cô Thung than như vậy, cả một rừng tay giơ tay lên:
- Em, cô !
- Em nè, cô !
- Nhà em gần, để em đi cho cô !
Cả lớp như một bầy ong, hò reo, giành giật. Đứa nào cũng muốn được cô sai đi rót nước. Được giúp đỡ và làm vui lòng thầy cô, dù là đi bắt nhái cho thầy Cải hay đi rót nước cho cô Thung, đối với bọn học trò chúng tôi là một hạnh phúc và là một vinh dự tột bậc. Vì vậy trong lúc giơ tay, đứa nào cũng nhìn cô bằng ánh mắt hồi hộp, miệng cố la thật to để hy vọng làm cô chú ý.
Thường thường cô Thung chỉ tôi, đơn giản vì cô hay qua nhà chơi với mẹ tôi . Còn tôi bao giờ được cô sai đi, tôi cũng xin cho Hà Lan đi theo với lý do đường xa, chúng tôi phải thay phiên nhau bưng nước, đỡ mỏi tay .
Mặt vênh lên, tôi và Hà Lan hớn hở bước ra khỏi lớp trước những ánh mắt ghen tị của tụi bạn. Và ngay khi vừa đặt chân ra khỏi cổng trường, hai đứa tôi lập tức chạy vù về nhà, miệng thở hồng hộc, áo đẫm mồ hôi, thỉnh thoảng té những cú đau điếng do vấp phải những mô đất hay những bụi cỏ mọc sát ven đường. Bao giờ đi lấy nước cho cô Thung, chúng tôi cũng chạy vắt giò lên cổ, không làm sao kềm lại được. Bởi vì, với một niềm vui rộng lớn trong lòng, làm sao tôi và Hà Lan hoặc một đứa trẻ nào khác có thể đi khoan thai, chậm rãi, lam` ra vẻ không có chuyện gì xảy ra .
Chỉ trừ khi đi từ nhà trở lại trường, với ly nước đầy tràn, lúc nào cũng sóng sánh chực đổ trên tay, tôi mới đếm bước một cách thận trọng, gần như rón rén. Hà Lan đi bên cạnh, mắt nhìn chằm chặp vào ly nước chông chênh trên tay tôi, cứ chốc chốc lại hỏi:
- Ngạn mỏi tay chưa ?
Mặc cho nó hỏi, tôi mím chặt môi không đáp. Tôi biết, hễ tôi mở miệng, tay tôi sẽ run lên và nước tạt ra ngoài . Vì vậy, tôi cứ cắm cúi bước.
Đến khi Hà Lan hỏi đến lần thứ ba, biết nó đã nóng lòng thay thế tôi lắm rồi, tôi mới đứng lại trao ly nước lúc này chỉ còn độ hai phần ba cho nó.
Hà Lan mừng lắm, nó đón ly nước trên tay tôi như đón niềm hạnh phúc lớn lao, mắt sáng ngời . Niềm hạnh phúc đó, dọc đường Hà Lan còn làm đổ thêm một ít xuống đất, tiếp theo sự phung phí của tôi, trước khi đặt nó lên bàn của cô Thung.
Nhưng cô Thung chẳng phàn nàn gì về điều đó. Cô cảm động bưng ly nước chỉ còn một phân nửa đưa lên miệng uống một mạch. Khi cô đặt cái ly rỗng xuống bàn cũng là lúc tiếng trống tan trường vang lên.
Bao giờ tôi và Hà Lan quay trở lại trường cũng đúng vào giờ tan học. Điều đó luôn luôn khiến tôi đặc biệt thích
13:
Tôi và Hà Lan càng ngày càng chơi thân với nhau . Những năm lớp bốn, lớp năm, hai đứa tôi không chỉ cặp kè với nhau trong lớp mà khi về nhà, tôi và Hà Lan cũng không rời nhau nửa bước.
Lúc này, tôi đà lớn, được quyền đi xuống chợ một mình hoặc đi lông bông đâu đó trong làng mà không cần phải có người lớn đi kèm. Và, như không thể khác, tôi thường xuyên xuống chơi nhà Hà Lan.
Nhà Hà Lan ở cuối chợ Đo Đo, trên con đường dẫn đến giếng Cây Duối . Nhà nó tuềnh toàng, vách tre mái lá, thua xa căn nhà gạch của tôi . Nhưng nhà nó mát mẻ hơn nhà tôi nhiều . Phía sau nhà, lũy tre xanh suốt ngày kẽo kẹt và trên ngọn tre cao lủng lẳng những tổ chim chào mào, gió thổi rì rào qua kẽ lá và không ngừng phát ra những âm điệu du dương và êm ái tuyệt vời . Đằng sau lũy tre là cánh đồng rập rờn sóng lúa, lúc xanh ngát mạ non lúc trĩu chín bông vàng, mùa cày xới nồng nàn mùi phân bò và mùi đất ải .
Trước nhà Hà Lan, có một giàn thiên lý lấm tấm hoa vàng. Đã không biết bao nhiêu lần, tôi và Hà Lan ngồi dưới bóng mát của giàn thiên lý thơ mộng này chơi những trò chơi tuổi nhỏ. Với bọn con trai, tôi chơi đánh đáo, đánh bi, đá bóng và những trò rượt bắt. Còn với Hà Lan, tôi phải chơi đánh chuyền, ô quan, nhảy lò cò và những trò con gái khác. Nếu không thế thì Hà Lan sẽ nghỉ chơi tôi ra . Nó đã dọa tôi một lần rồi, khi tôi tỏ vẻ thờ ơ và nhầm lẫn lung tung khi rải sỏi trong trò chơi ô quan buồn chết được.



Ba Hà Lan có đôi mắt tuyệt đẹp, đó là đôi mắt mà Hà Lan thừa hưởng. Ông chẳng quan tâm gì đến sự có mặt của tôi trong nhà. Đôi mắt của ông thường xuyên hướng lên bầu trời, dõi theo những tia nắng và những đám mây . Ông nghĩ ngợi về thời tiết và mùa màng. Ông chẳng nghĩ đến tôi .

Mẹ Hà Lan lại khác. Bà rất mến tôi và bày tỏ sự quí mến đó bằng cách kẹp rổ vaò nách và bắt ghế đứng lên hái hoa thiên lý xuống nấu canh mời tôi ăn. Dĩ nhiên tôi không từ chối . Trong bữa ăn, tôi vừa húp canh xì xụp vừa lơ đãng nghe mẹ Hà Lan kể chuyện ông nội tôi đã cứu sống bà trong một cơn bệnh thập tử nhất sinh như thế nào . Ông nội tôi hốt thuốc bắc, đã qua đời lúc tôi mới ba tuổi, nhưng mẹ Hà Lan kể về ông nội tôi với giọng điệu như nói về một người còn sống, giọng nói cảm động của mẹ Hà Lan xen lẫn với những tiếng lích chích của bầy chim sâu đang cãi nhau sau hè. Và tôi mường tượng nghĩ đến ông tôi, một hình ảnh đã xa xăm lắm.

Nhưng không phải chỉ có tôi đến chơi nhà Hà Lan. Nó cũng hay lên chơi với tôi và chị Quyên. Thời gian này, chị Nhường và cô Thịnh không có nhà. Trường làng tôi chỉ mở tới lớp năm, lên lớp sáu chị Nhường và cô Thịnh phải ra trường huyện.
Bác tôi cho chị Quyên đi học trễ. Chị học sau tôi và Hà Lan hai lớp, nhưng điều đó không ngăn cản ba đứa tôi chơi với nhau rất tâm đầu ý hợp.
Thỉnh thoảng, vào những ngày cuối tuần, chị Nhường và cô Thịnh xách gói về thăm làng. Nhưng điều đó chẳng khiến tôi xúc động chút nào . Chị Nhường và cô Thịnh đã lên lớp tám, tự coi mình là người lớn, đã từ lâu chẳng thèm chơi với bọn nhãi nhép chúng tôi
 
V

voldy_317

tiếp...

14:
Trong hai người bạn gái còn lại lúc bấy giờ, tôi thích Hà Lan hơn chị Quyên nhiều .
Chị Quyên là đứa gan góc của làng tôi . Như đất đai dưới chân núi Phượng, chị thừa sức mạnh và nghị lực. ở trường cũng như ở nhà, chị thường xuyên đánh nhau với bọn con trai, và chị luôn luôn thắng mặc dù đôi khi sự thắng lợi được đánh dấu bằng những vết bầm trên người chị.
Thỉnh thoảng vẫn có những xung đột không trách khỏi giữa tôi với chị Quyên, và dĩ nhiên phần thua luôn luôn thuộc về tôi . Kết thúc một trận chiến, hình ảnh cuối cùng bao giờ cũng là tôi nằm bẹp dưới đất, chị Quyên đè lên người, tay chẹn ngang cổ tôi, miệng đắc chí hỏi:
- Ngạn chịu thua chưa ?
Những lúc đó, tôi không có cách nào khác là gật đầu .
Vì vậy bên cạnh chị Quyên, tôi không có dịp chứng tỏ được phần đàn ông của mình. Chị con trai hơn tôi nhiều . Chị luôn luôn là chị, tôi luôn luôn là em. Với những nắm đấm rắn rỏi của chị, điều đó khó thay đổi được.
Quan hệ giữa tôi với Hà Lan hoàn toàn khác. Mặc dù đôi lúc hơi bướng bỉnh, Hà Lan bao giờ cũng là một người bạn gái dịu dàng, thậm chí có lúc yếu đuối . Nó cần sự che chở của tôi và tôi rất kiêu hãnh về điều đó. Rất nhiều năm về sau này, tôi hiểu rằng hồi đó Hà Lan đã đánh thức và làm thỏa mãn trong tôi cái khả năng bảo vệ phái yếu của một người đan` ông mười tuổi, điều tôi không tìm thấy cả trong sự cách biệt tuổi tác của chị Nhường và cô Thịnh lẫn trong sức mạnh tự nhiên của chị Quyên. Mẹ tôi lại sinh em gái quá trễ, chẳng được tích sự gì, chỉ tổ làm tôi bực mình vì phải suốt ngày dỗ cho nó thôi khóc nhè, một công việc chán ngấy .
Nhà Hà Lan ở gần chợ, vì vậy mỗi lần xuống chơi nhà nó, hai đứa tôi thường rủ nhau đi lang thang trong chợ. Chúng tôi dạo bước tha thẩn qua các gian hàng, sung sướng ngắm nghía tất cả mọi thứ, sung sướng chỉ trỏ vào các hộp chì màu, những viên bi và những vòng xuyến, sung sướng khoe với nhau những mơ ước của mình, những mơ ước nhỏ nhoi, chân chất và buồn cười .
Trước khi ra về, bao giờ tôi và Hà Lan cũng đứng chôn chân hằng buổi trước mẹt hàng nơi góc chợ trên đó bày la liệt những con vật nặn bằng bột, nhuộm đủ màu sặc sỡ. Cũng như các sạp tạp hóa lung linh và bí ẩn, những con vật lộng lẫy này đã khiến tôi mê mẩn suốt quãng đời thơ ấu . Mãi đến bây giờ, tôi vẫn còn yêu thích chúng và mỗi khi tình cờ bắt gặp món đồ chơi tuyệt vời này bày bán đâu đó ở một góc đường, tôi thường mua hàng chục con đem về bày trên bàn và ngắm nghía chúng bằng tất cả lòng say mê và hồi hộp, nỗi nhớ tiếc và buồn rầu, biết rằng mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ.
Hồi đó, chúng tôi không có tiền mua . Tôi và Hà Lan chỉ đứng để ngắm cho thỏa thích và nhìn những đứa có tiền mua bằng ánh mắt ao ước và ghen tị. Mỗi khi có một thằng nhóc hoặc một con nhóc nào tiến lại, hiên ngang đặt tờ giấy bạc xuống mẹt để lấy đi một con mèo tam thể hay một con gà trống có chiếc mào đỏ với bộ cánh lòe loẹt, tôi cảm thấy đau khổ như bị ai cướp mất một cái gì.
Thỉnh thoảng, chúng tôi cũng mua được ước mơ của mình. Đó là những khi hiếm hoi được mẹ cho tiền, tôi chạy vù xuống nhà Hà Lan, tay nắm chặt tờ giấy bạc, lòng cứ nơm nớp sợ đánh rơi dọc đường. Tôi hớn hở kéo Hà Lan ra chợ và sau khi chọn lựa và trang cãi hàng buổi, chúng tôi bê về nhà những con vật đẹp đẽ và lòng đầy hân hoan, chúng tôi đặt chúng dưới giàn hoa thiên lý. Trên mặt đất lốm đốm nắng ấy, tôi và Hà Lan đã nằm bò ra bên nhau, thận trọng chiêm ngưỡng và đùa nghịch với những con thú nom kỳ dị và huyền hoặc như thể vừa bước ra từ những câu chuyện kể của bà tôi .

15:
Không chỉ ở nhà, ở trường tôi cũng luôn tìm cách làm vui lòng Hà Lan. Không hiểu sao, ngay từ nhỏ, tôi rất sợ những giọt nước mắt. Tôi sợ nhìn thấy Hà Lan khóc. Đứng trước nỗi buồn của một người con gái, tôi luôn luôn xốn xang và cảm thấy mình có lỗi trong chuyện đó, mặc dù nhiều khi nguyên do của nỗi buồn chẳng dính dáng gì đến tôi .
Bao giờ tôi cũng muốn nhìn thấy Hà Lan cười . Tôi muốn nó vui vẻ suốt ngày . Có lẽ vì sự mong mỏi thầm kín đó, tôi không bao giờ từ chối Hà Lan một cái gì.
Trường tôi có một cái trống to thật to, treo ngoài hiên, giữa lớp bốn và lớp năm. Tiếng trống kêu lớn, vang rất xa, mỗi lần gióng lên, cả làng đều nghe thấy . Nhờ vậy, dù đang mải chơi, hễ nghe tiếng trống đi học đổ hồi, mọi đứa trẻ trong làng đều vội vã ôm cặp đến trường.
Tất cả học trò trường tôi đều mê đánh trống. Được cầm lên cây dùi nặng chịch thẳng tay giáng vào mặt trống da bò để nghe âm thanh dội lên, lan ra xa và ngân nga không dứt đằng sau các lũy tre là niềm mơ ước cháy bỏng của mỗi đứa chúng tôi .
Nhưng chỉ có học trò lớp năm mới được thầy hiệu trưởng giao nhiệm vụ đánh trống, các lớp khác không được rớ vào . Vì vậy, hồi còn ở các lớp dưới, cứ sắp đến giờ ra chơi, tôi và Hà Lan thường rủ nhau xin phép thầy cô đi ra ngoài . Chúng tôi lần mò đến chỗ lớp năm, đứng quanh quẩn trước cửa, chờ cho anh học trò được phân công đánh trống bước ra, hai đứa tôi liền lẽo đẽo theo sau và năn nỉ đến khô nước miếng để xin được đánh ké.
Thường thường chúng tôi bị từ chối thẳng thừng. Nhưng cũng có khi lời khẩn khoản mếu máo của chúng tôi được chấp nhận. Trong những giây phút hạnh phúc hiếm hoi đó, chúng tôi vô cùng mừng rỡ và nỗi xúc động khiến chân tôi như quíu lại .
Đánh dứt một tiếng trống, anh học trò lớp năm cực kỳ rộng lượng kia chìa cái dùi trước mặt tôi:
- Nè, đánh đi !
Không đợi nhắc đến lần thứ hai, tôi vội vã chộp lấy cái dùi nặng ì, cố hết sức đánh mạnh vào mặt trống và sướng rêm người khi nghe tiếng trống vang như sấm dưới tay mình. Tôi còn đang nghệt mặt thưởng thức cái âm thanh dùng dằng chưa chịu dứt kia thì anh học trò lớp năm đã giục:
- Đánh một cái nữa! Nhanh lên!
Lúc đó, tôi mới sực tỉnh, và vội vàng đưa dùi cho Hà Lan:
- Mày đánh đi! Đánh mạnh vào!
Hà Lan hí hửng cầm lấy cây dùi và mím môi đánh thật mạnh. Nhưng nó con gái sức yếu, tiếng trống nghe xụi lơ . Anh học trò lớp năm liền giằng lấy cái dùi, bĩu môi trách:
- Đánh vậy mà cũng đòi đánh! Đưa đây tao đánh lại!
Anh bực bội nện một phát thật lực lên mặt trống rồi cầm dùi bỏ đi một mạch.
Tôi liếc Hà Lan, thấy mặt nó buồn thiu, liền nói:
- Mày đừng lo! Mai mốt mày đánh, tao cầm tay cho mày đánh. Như vậy sẽ mạnh hơn.
Nghe tôi nói như vậy, Hà Lan hết buồn ngay . Nó nhìn tôi bằng đôi mắt long lanh và cười tươi thật tươi .
Cho đến khi lên lớp năm thì tôi chẳng phải xin xỏ ai . Cứ sắp đến giờ ra chơi là tôi tót ra khỏi lớp, giành lấy cây dùi trước những đứa khác. Trống ra chơi ba tiếng, bao giờ tôi cũng đánh hai tiếng đầu, Hà Lan đánh tiếng chót. Khi Hà Lan đánh, tôi phải cầm tay nó tiếp sức.
Chúng tôi còn được đánh cả hồi trống tan trường. Trống tan trường đánh sướng tay hơn trống ra chơi, vì được đánh một hồi dài . Trống tan trường, đứa khác đánh thì không sao, tiếng trống vang lên suôn sẻ và đều đặn, nhưng đến khi tôi đánh, lần nào tiếng trống cũng bị ngắt quãng. Đó là khi tôi trao dùi cho Hà Lan đánh nốt phần còn lại .
 
V

voldy_317

16:
Hà Lan thích đánh trống, tôi trở thành tên cướp nhanh nhẹn và hung hãn nhất trong lớp. ít khi nào chiếc dùi trống lọt vào tay đứa khác. Điều đó chỉ xảy ra khi tôi bị ba, bốn đứa hùa vào bao vây và sau khi liều mình chống trả kịch liệt, tôi thất thế bị chúng hè nhau vật xuống đất và tước lấy chiếc dùi trên tay . Những lúc đó, tôi đau vì chảy máu mũi thì ít mà đau vì không đem lại được niềm vui đánh trống cho Hà Lan thì nhiều, và tôi khẽ liếc Hà Lan bằng ánh mắt áy náy xen lẫn buồn rầu .
Hà Lan không quan tâm đến nỗi day dứt của tôị Nó bắt tôi ngồi ngửa mặt lên trời, không được cựa quậy và giữ tư thế đó lâu thật lâu . Còn nó thì chạy đi hái một thứ lá gì đó, vò nát trong tay rồi nhét vào mũi tôi . Nó bảo:
- Lá này hay lắm! Ngạn ngồi yên một lát, mũi Ngạn hết chảy máu liền!
- Lá gì vậy ? - Tôi hỏi .
- Hà Lan không biết.
Tôi há hốc miệng:
- Không biết sao mày nhét vô mũi tao ? Lỡ lá dại thì sao ?
Hà Lan mỉm cười, trấn an tôi:
- Không phải lá dại đâu . Mỗi lần Hà Lan bị chảy máu cam, mẹ Hà Lan thường hái lá này nhét vô mũi Hà Lan. Nhét vô một hồi, máu ngưng chảy liền.
Nghe Hà Lan nói vậy, tôi yên tâm ngồi ngửa cổ lên trời, và trong khi chờ cho mũi hết chảy máu, tôi lặng lẽ ngắm những cánh diều sặc sỡ đang bay lượn trên cao và ngạc nhiên thấy chúng đôi khi thực hiện những cú lộn nhào ngoạn mục, tưởng sắp rơi xuống đất, để rồi bất thần vươn mình lên một cách kiêu hãnh, có vẻ như muốn thi tài với những cụm mây hồng đang lững lờ trôi về phương Nam và càng lúc càng bị hoàng hôn nhuộm tím.
Nhưng những cảnh tượng đẹp đẽ đó không làm tôi nguôi ngoai nỗi ấm ức trong lòng. Tôi nói với Hà Lan:
- Ngày mai, tao sẽ giành được cái dùi trống cho mày coi!
- Thôi, Ngạn đừng giành nhau nữa! - Hà Lan can tôi .
- Tao sẽ giành! - Tôi nói, giọng cương quyết.
Hà Lan nhìn tôi bằng ánh mắt lo âu:
- Ngạn sẽ đánh nhau đến chảy máu mũi mất!
Tôi vẫn bướng bỉnh:
- Đánh thì đánh chứ sợ gì! Chảy máu mũi thì mày lại hái lá nhét vô mũi tao!
Và ngày hôm sau tôi lại đánh nhau thật. Tôi lại chảy máu mũi và Hà Lan lại "chữa trị" cho tôi . Nhưng lần này tôi chẳng thấy đau . Tôi đã giành được dùi trống. Cho Hà Lan.
17:
Hồi còn học vỡ lòng, vì bênh vực Hà Lan, tôi đã hạ gục thằng Hòa và sau đó tôi đã bị thầy Phu phạt đến ngất xỉu giữa sân trường. Tôi đã tham gia những trận đánh long trời trong vườn ông Cửu Hoành để giành lấy cho Hà Lan những trái thị hiếm hoi . Bây giờ, để thỏa mãn ý thích của Hà Lan, tôi lại nện nhau nhừ tử vì cái dùi trống.
Nhưng không phải chỉ có vậy . Suốt những tháng năm thơ ấu, đi bên cạnh Hà Lan, tôi đã biết bao nhiêu lần vào sinh ra tử, người đầy thương tích.
Có ai đó đã đem khoe với Hà Lan những cái trứng chim. Những cái trứng chim sẻ xinh như những viên cuội tròn thỉnh thoảng chúng tôi vẫn nhặt được ở ven bờ suối Lá. Hà Lan liền nói với tôi nó muốn có những cái trứng chim giống hệt như vậy . Tôi liền nói với nó chuyện đó dễ ợt.
Thế là trưa chủ nhật nắng chang chang, đợi cho ba mẹ tôi ngủ say, tôi rón rén leo xuống khỏi giường, nhón gót đi ra cửa và chạy vù xuống nhà Hà Lan. Nó dẫn tôi ra sau hè và tôi nhìn thấy cái thang đang dựng cạnh đống rơm cao ngất kế chuồng bò.
Mỗi đứa một đầu, chúng tôi khệ nệ vác cái thang đến trường. Đi đường lớn sợ bị người quen bắt gặp, méc lại với ba tôi, tôi dẫn Hà Lan men theo những bờ ruộng lồi lõm. Chúng tôi đi té lên té xuống, bùn văng đầy mặt nhưng lòng đầy háo hức.
Đi một hồi, đến trường, Hà Lan ngồi dựa lưng vô tường nghỉ mệt, còn tôi thì đi tìm tổ chim. Ngày nghỉ, các lớp học vắng hoẹ Tôi đi rảo dọc theo những bờ tường, mắt nhìn chăm chăm lên đầu hồi . Chim sẻ thường làm tổi trên đầu hồi . Chỗ nào có tổ chim sẻ, chỗ đó bao giờ cũng có rơm rác lòi ra ngoài . Chúng không biết che giấu chỗ ở của mình như những loài chim khác.
Tìm được tổ chim, tôi và Hà Lan vội vã khiêng thang dựng vào tường. Xong, Hà Lan giữ chân thang, còn tôi leo lên. Phần lớn tổ chim đều có trứng. Điều đó khiến tôi vô cùng mừng rỡ. Tôi cẩn thận nhặt từng trứng một bỏ vào túi áo rồi tuột xuống đất. Hà Lan đem sẵn một túi ny-lông. Nó bỏ tất cả trứng vào đó.
Tôi trèo lên hết ổ chim này đến tổ chim khác. Túi ny-lông trên tay Hà Lan chẳng mấy chốc đã đầy những trứng là trứng. Hà Lan rất sung sướng. Nó cười luôn miệng. Nhưng dù Hà Lan không cười, tôi cũng đọc được điều đó trong đôi mắt long lanh của nó và trong cách nó đong đưa cái túi trên tay .
Hà Lan không phải bao giờ cũng hoàn thành nhiệm vụ được như tôi . Tôi giao nó giữ chân thang và dặn nó giữ thật chắc để tôi trèo lên. Nhưng lắm lúc, khi tôi vươn người qua phải hay qua trái để thò tay mò mẫm trong các tổ chim nằm sâu dưới mái ngói, cái thang bỗng nhiên chao qua chao lại và cuối cùng ngã chổng kềnh, lôi cả tôi theo khiến tôi té đập đầu xuống đất, trán sưng vù.
Những lúc đó, Hà Lan hốt hoảng chạy lại . Nó đỡ tôi dậy và sờ tay lên trán tôi, lo lắng hỏi:
- Ngạn té đau không?
Tôi đau đến buốt óc nhưng cố ra vẻ thản nhiên:
- Không đau.
Hà Lan ngạc nhiêu:
- Trán u một cục mà không đau ?
Tôi hốt hoảng sờ tay lên trán:
- U một cục hả ?
- ừ.
- Lớn không?
- Lớn.
Tôi rờ rẫm cục u một hồi rồi thở dài:
- Bây giờ tao mới thấy đau! - Và tôi vội vã nói thêm - Nhưng mà đau sơ sơ .
- Để Hà Lan xức dầu cho Ngạn nghen!
- Dầu đâu?
- Dầu đây nè!
Vừa nói, Hà Lan vừa lấy từ trong túi áo ra một lọ dầu cù là. Nó mở nắp, quẹt dầu bôi lên trán tôi .
Tôi lim dim mắt, mắt cảm động hỏi:
- Dầu của ai vậy?
- Của mẹ Hà Lan.
- Bộ lúc nào mày cũng bỏ lọ dầu trong túi hả ?
Hà Lan cười:
- Đâu có! Hồi nãy, trước khi đi, Hà Lan mới lấy lọ dầu đem theo . Hà Lan biết thế nào Ngạn cũng bị u đầu .
Tôi bĩu môi:
- Xạo đi mày! Làm sao mày biết được?
- Biết chứ! Ngạn chuyên môn đánh nhau, lại chúa hay té, thế nào chẳng u đầu!
Hà Lan nói đúng quá, tôi hết đường cãi, đành phân trần:
- Nhưng hôm nay tao té là tại mày chứ bộ! Có mỗi một việc giữ thang mà mày làm cũng không ra hồn!
Trước sự hăng hái kết tội của tôi, Hà Lan xụi lơ:
- ừ, tại Hà Lan.
ánh mắt buồn bã của nó khiến tôi xốn xang khôn tả. Tôi bối rối nói:
- Thực ra thì... không phải tại mày đâu ! Cái thang đổ là do tao . Tao cứ nhoài tới nhoài lui .
Thấy tôi sẵn lòng xóa tội cho nó, Hà Lan mừng lắm. Niềm vui của nó khiến tôi vui lây . Tôi liền hào hứng:
- Bây giờ mày ráng giữ thang cho chắc, tao trèo lên lấy trứng tiếp.
Hà Lan chớp mắt:
- Ngạn còn u đầu kia mà !
Tôi cười:
- Không sao đâu ! Tao hết đau rồi .
Thế là tôi lại tiếp tục trèo lên các tổ chim. Hà Lan lần này cẩn thận hơn, nó mím môi ôm chặt chân thang. Nhưng chỉ được một lát sau, tôi vừa nhúc nhích, cái thang lại nghiêng qua một bên, hất tôi xuống. Nhưng tôi không bị dập trán. Mà dập mũi, máu chảy thành dòng.
Tôi lại phải nằm lăn ra đất, mặt ngửa lên trời, cho Hà Lan hái lá nhét đầy hai lỗ mũi .
 
V

voldy_317

tiếp...

18:
Hà Lan nói đúng, tôi là chúa đánh nhau, chúa leo trèo, chúa té ngã. Chơi với tôi một thời gian Hà Lan trở thành một người nữ cứu thương bất đắt dĩ.
Năm học lớp năm là năm tôi đánh nhau dữ dội nhất. Chuyện đánh nhau lúc bấy giờ đã trở thành chuyện cơm bữa . Chúng tôi đánh nhau hàng ngày và dường như suốt năm học cuối cùng ở bậc tiểu học, đánh nhau là trò chơi duy nhất của chúng tôi .
Ngay từ đầu năm, lớp đã chia thành hai phe . Một phe do thằng Toản cầm đầu, một phe do tôi làm thủ lĩnh. Ngày nào chúng tôi cũng đến trường thật sớm, trước giờ vào học cả tiếng đồng hồ. Quẳng tập lên bàn, chúng tôi kéo nhau ra sân và lao vào đánh nhau . Chúng tôi quần thảo túi bụi, thủ lĩnh so tài với thủ lĩnh, quân sĩ so tài với quân sĩ. Chúng tôi vừa đánh vừa rượt nhau quanh sân, bụi bay mù trời, tiếng bọn con gái thét the thé. Đến khi tiếng trống vào học vang lên, trận chiến mới tạm lắng dịu để rồi bùng nổ dữ dội hơn vào giờ ra chơi . Quả thật, chúng tôi không làm sao chấm dứt được cái trò chơi khủng khiếp và đầy tính đàn ông này, nhất là một khi nó được bắt đầu một cách tốt đẹp đến mức không một đứa nào trong chúng tôi giữ mình được lành lặn trong ngày đầu ra quân.
Trong thời kỳ chiến tranh ác liệt đó, Hà Lan là một cánh tay đắc lực của tôi . Khi tôi lên đường ra trận, nó ngồi trong lớp giữ cặp, giữ dép và giữ aó cho tôi . Khi tôi quay về, dù bại trận hay thắng trận người vẫn đầy những vết xây xát và những vết bầm, Hà Lan lại loay hoay xức thuốc cho tôi . Lúc bấy giờ, Hà Lan không chỉ bỏ theo người lọ cù là mà trong cặp nó có đủ cả bông băng, thuốc tím, dầu khuynh diệp... hệt như một cái túi cứu thương. Chỉ thiếu mỗi chai thuốc đỏ. Tôi không xức thuốc đỏ. Tôi không dại gì đánh dấu trên người mình để lãnh thêm những trận đòn của ba tôi, ngoài những cú đấm của phe thằng Toản.
Năm học cuối cùng của tôi ở trường làng đã diễn ra như vậy . Một bên là những trận đánh dai dẳng và đầy thương tích với thằng Toản và đồng bọn, một bên sự săn sóc êm ái và dịu dàng của Hà Lan.
Hồi đó, tôi rất biết ơn Hà Lan. Nhờ nó, những vết thương trên người tôi rất chóng lành. Những vết thương thể xác bao giờ cũng chóng lành. Có phải vậy không, Mắt Biếc?
19:
Thi đậu vào lớp sáu, tôi và Hà Lan ra trường huyện. Phân nửa học trò lớp năm ra trường huyện. Những đứa thi rớt ở lại làng. Có đứa học đúp lại lớp năm. Có đứa nghỉ học hẳn, ở nhà phụ giúp cha mẹ.
Tôi ra huyện, ở nhà bà Năm Tự, nơi cô Thịnh và chị Nhường đang trọ học. Bà Năm Tự nom khá giống bà tôi, cũng nhỏ người, hiền lành, miệng lúc nào cũng nhai trầu, cái ống nhổ luôn luôn nằm dưới đầu giường. Những năm ở trọ nhà bà Năm Tự, tôi nhớ mãi món canh rau dền. Trong vườn của bà, rau dền vô thiên lủng, chúng mọc chen chúc với cỏ dại và sinh sôi nảy nở bất tận. Chiều nào bà Năm Tự cũng cắp rổ ra vườn hái rau theo, nhưng tôi không hái rau dền cùng bà. Tôi thích lùng sục trong các bụi rậm để hái bông dủ dẻ hơn. Bông dủ dẻ màu vàng, cánh cứng, lớn bằng đầu ngón tay cái, thơm lừng mùi dầu chuối . Bỏ một bông dủ dẻ trong túi áo, ba ngày sau người còn thơm ngát.
Bà Năm Tự không cần tôi hái rau giúp bà. Rau dền mọc um tùm, chỉ cần quơ tay ra là hái được cả nắm. Bà rủ tôi ra vườn là để nói chuyện cho đỡ buồn. Chồng chết, con trai lớn đi lính ở tít Ban Mê Thuột, bà sống thui thủi một mình, buồn hiu . Cô Thịnh và chị Nhường nghe chuyện của bà chán rồi, không muốn nghe nữa, bà quay sang trút nỗi buồn lên tôi . Dĩ nhiên chỉ có một mình bà nói, còn tôi nghe, tiếng được tiếng mất. Tôi lơ đãng nghe bà, mắt láo liên tìm bông dủ dẻ, còn chân thì khua khoắng các bụi cỏ cho châu chấu bay ra từng đàn coi chơi .
Bà Năm Tự nấu canh ra dền rất ngon nhưng chiều nào cũng ăn món đó, tôi đâm ngán. Tôi, cô Thịnh và chị Nhường liền chuyển sang tấn công dĩa cá rô chiên và chén đậu phộng rang dầm nước mắm, nhường tô canh lại cho bà. Bà Năm Tự chẳng hều phật ý về chuyện đó. Chiều nào bà cũng lẳng lặng ăn hết một tô canh. Suốt bốn năm tôi trọ ở nhà bà, hình ảnh kinh hoàng đó cứ lặp đi lặp lại . Không một buổi chiều nào, trên mâm cơm vắng bóng tô canh quỉ quái đó. Vậy mà lũ rau dền chết tiệt trong vườn vẫn không chịu tàn lụi, chúng cứ mỗi ngày một tốt tươi .
20:
Hà Lan không phải ở trọ như tôi . Nó ở nhà ông chú. Chú nó chạy xe cho một hãng xe đò thành phố, có đại lý ở huyện.
Nhà chú nó ở khác phía với nhà bà Năm Tự nên tôi và Hà Lan không thể đi chung với nhau như hồi còn học ở trường làng.
Đến lớp, chúng tôi cũng không còn dịp ngồi cạnh nhau nữa . ở trường trung học, con trai ngồi riêng, con gái ngồi riêng. Hà Lan ngồi ở bàn đầu dãy bên trái, tôi ngồi ở bàn cuối dãy bên phải, cách nhau như mặt trời mặt trăng.
Lên lớp sáu, chúng tôi lại phải mặc đồng phục. Con gái mặc áo dài trắng. Con trai áo trắng quần xanh, áo bỏ vô quần, gài dây nịt hẳn hoi . Cách ăn mặc chững chạc khiến chúng tôi lớn hẳn lên. Điều đó đối với tôi quả là một tai họa . Khi trở thành... người lớn, bọn con gái đâm ra không thèm chơi chung với đám con trai nữa . Hà Lan cũng vậy . Giờ ra chơi nói cứ lẽo đẽo đi theo đám bạn gái của nó, túm tụm dưới những hàng dương liễu chạy dọc theo hàng rào quanh trường. Đó là sân chơi bất di bất dịch của bọn con gái, còn bọn con trai chúng tôi thì tung hoành trên khoảng sân mênh mông còn lại .
Suốt quãng đời trung học, Hà Lan ngày nào cũng ngồi lẫn trong những tà áo trắng dưới gốc dương liễu, bỏ mặc tôi với những buồn vui không người bày tỏ, những ước mơ xa vời và những trận đánh nhau ngày càng hiếm hoi nhưng không thiếu những vết bầm đáng giá, luôn luôn hoài vọng bàn tay chăm sóc năm nào .
Chỉ có những ngày cuối tuần, trở về thăm làng, tôi và Hà Lan mới trở lại là đôi bạn ngày xưa còn bé.
Chiều thứ bảy nào cũng vậy, cứ đến khoảng năm giờ là ba tôi chạy xe gắn máy ra huyện đón tôi về. Đến tuần thứ ba thì mẹ Hà Lan nhờ ba tôi đón giúp cả Hà Lan. Đối với tôi, đó là một ngày đáng nhớ.
Dĩ nhiên Hà Lan không chịu ngồi chung với tôi ở yên sau . Nó mắc cở, điều trước đây chưa từng có. Tôi đành nhường yên sau cho nó, lên ngồi đằng trước với ba tôi .
Tôi ngồi nhấp nhổm như con cóc, chân đạp vào sườn xe, tay bám chặt ghiđdông, lòng cứ lo nơm nớp. Tôi sợ té dọc đường. Té khi xe đang chạy, chắc chắn không chỉ u đầu và dập mũi . Mà tôi sẽ nằm quay lơ ra đất, chết thẳng cẳng. Nhẹ nhất cũng què tay hoặc quẹo cổ, Hà Lan sẽ nghỉ chơi với tôi . Nghĩ vậy, tôi gồng mình nắm khư khư cái ghiđdông, tay mỏi nhừ. Tôi cứ nắm như thế, mãi đến tận rừng Sim.
Rừng Sim nằm ở ven làng, cách giếng Cây Duối non bốn cây số. Bao giờ về ngang rừng Sim, ba tôi cũng dừng lại, để xe bên vệ đường và dắt tôi và Hà Lan vào rừng hái sim.
Có khi tôi và Hà Lan để mặc ba tôi đi sâu vào rừng hái sim một mình, chúng tôi lon khom đi tìm bông dủ dẻ hoặc tìm hái những trái chà là trên những cành nhánh đầy gai . Gai chà là chích đau thấu xương, khi chảy máu tôi thường đưa ngón tay lên miệng ngậm, về đến nhà vần còn buốt.
Tôi và Hà Lan đều thích bông dủ dẻ, đứa nào cũng mê mùi thơm của nó. Riêng về khoản chà là, chỉ có mình tôi thích. Thỉnh thoảng, mẹ tôi vẫn mua chà là ngoài chợ về cho tôi . Chà là ngoài chợ người ta bán từng lon. Mình tôi ăn một lon, vẫn còn thèm, vẫn thấy như ... chưa ăn gì. Hà Lan lại khác, nó chê chà là tối mày tối mặt. Nó bảo trái chà là toàn hột là hột, ăn chán bỏ xừ. Nó khoái những trái trâm hơn.
Rừng Sim quê tôi trâm mọc rải rác. Thân trâm cao, mảnh, đàn bà con gái trong làng vào rừng nhặt củi, bao giờ cũng thích tha về những cành trâm khô gãy . Trái trâm mọc thành từng chùm, tím như thuốc nhuộm, ăn vào miệng một hồi, miệng tím như ngậm mực.
Hà Lan thích trâm, tôi trèo lên cây, hái từng chùm trái liệng xuống cho nó. Nó bứt từng trái bỏ vào miệng nhằn lấy nhằn để. Trái trâm cũng chín phần hột một phần cơm, còn "chán bỏ xừ" hơn trái chà là, không hiểu sao Hà Lan lại thích. Nhưng tôi chẳng thèm thắc mắc, hễ Hà Lan thích là tôi phải chiều .
Tôi đóng vai con khỉ trèo cây, mê mải hái, đến khi tụt xuống đất, ngoảnh lại thấy Hà Lan lạ hoắc. Nó cười với tôi bằng đôi môi và hàm răng tím ngắt. Tôi bảo nó thè lưỡi ra, lưỡi nói hệt lá chuối nước.
Ba tôi bước ra thấy vậy, hoảng hồn. Không dám chở Hà Lan về nhà với dung nhan như vậy, ba tôi chở thẳng nó về nhà tôi, bắt nó lấy nước súc miệng rửa mặt sạch sẽ mới đưa nó về với mẹ nó.
Bà tôi hỏi tôi:
- Hà Lan sao vậy cháu ?
Tôi cười:
- Nó ăn trâm.
- Trâm ở đâu mà ăn?
- Trâm cháu hái cho nó. Cháu hái ở trong rừng Sim.
Bà tôi không hỏi nữa . Tự dưng bà nói:
- Con bé đó dễ thương.
Còn tôi cũng tự dưng hùa theo:
- Đôi mắt nó giống hệt đôi mắt ba nó, bà ạ !
Tôi nói không rõ ý lắm nhưng bà tôi hiểu tôi muốn khen đôi mắt của Hà Lan. Bà gật đầu va nói, giọng xa vắng:
- Nhưng dù sao đời nó sẽ khổ.
Những tiếng cuối cùng, bà hạ giọng nhưng tôi vẫn nghe rõ. Không hiểu sao, tôi lại buột miệng:
- Lớn lên, cháu sẽ cưới nó làm vợ, bà ạ !
Bà tôi giật mình và nhìn tôi một thoáng. ánh mắt của bà cho tôi biết rằng bà xem điều tôi vừa nói là một ý định đứng đắn và chững chạc. Một lát, bà nói, giọng nghiêm trang:
- Bà cũng mong như vậy .
Đến bây giờ, mỗi khi nhớ lại, tôi vẫn không cắt nghĩa được tại sao lúc đó tôi lại nói với bà tôi nhừng lời như vậy và tại sao bà tôi cũng lại nói với tôi những lời như vậy . Tuy nhiên đó là lần duy nhất hai bà cháu tôi trò chuyện với nhau như những người bạn lớn. Và dẫu là lần duy nhất, tôi không bao giờ quên. Cả bà tôi cũng vậy . Tôi biết bà vẫn nhớ như in những mong mỏi của bà. Cho đến lúc nhắm mắt, có lẽ bà vẫn tin rằng khi vắng bà, những chuyện còn lại trên mặt đất vẫn sẽ êm đẹp như lòng bà hằng muốn.
 
V

voldy_317

tiếp...

CHƯƠNG 3

Bà tôi mất hai năm sau đó, lúc tôi đang học lớp tám.
Đối với tôi, đó là một tổn thất lớn lao. Tôi khóc bà đến sưng cả mắt. Mấy tháng sau, nhớ bà, tôi vẫn còn khóc. Bà không chỉ là bà tôi, bà còn là bạn tôi . Hồi nhỏ, nếu không có bà, tôi chẳng biết chơi với ai . Trong các cháu của bà, bà thương tôi nhất. Cũng trong các cháu của bà, tôi thương bà nhất. Thế mà bây giờ bà ngủ, ngủ hoài, như chú Hoan. Bà sẽ không bao giờ dậy nữa bà bỏ tôi một mình. Những hôm về làng, tối nào tôi cùng ra đứng trước hiên nhìn xuống chợ Đo Đo, tôi thấy hình ảnh bà ẩn hiện trong những chùm đèn lấp lánh. Và tôi khóc, sầu nhớ và phiền muộn, nước mắt nhòe cả má. Khi đi ngủ, tôi nhìn thấy bà trong cơn mơ. Bà mỉm cười hiền lành và đầy yêu thương, và trong khi gãi lưng cho tôi ngủ, bà lại thủ thỉ kể những câu chuyện cũ xưa trong đó chàng Thạch Sanh ngồi lẻ loi nơi ven rừng hát bài tình ca cũ xưa để đánh thức nàng công chúa bị nhốt trong hang đại bàng. Trong giấc mơ đẹp đẽ và buồn rầu đó, tôi chính là chàng Thạch Sanh dũng cảm, còn nàng công chúa hoạn nạn không ai khác hơn là Hà Lan. Chúng tôi bước ra từ trong câu chuyện của bà. Còn bà bước ra từ trong trái tim khôn nguôi thổn thức của tôi. Cho đến bây giờ, dù bà mất đã lâu, bà luôn luôn ở trong trái tim tôi.
Năm lớp tám, bên cạnh nỗi buồn lớn lao đó, tôi còn một nỗi buồn khác. Trong khi tôi chẳng lớn hơn năm lớp bảy chút nào thì Hà Lan bỗng nhiên cao nhòng hẳn lên như một phép lạ. Sau một đêm nằm mộng, sáng ra tôi chợt nhìn thấy ở cô bạn nhỏ ngày nào một người thiếu nữ xinh đẹp và lạ lẫm. Hà Lan lạ lùng đến mức tôi không tin nó đã từng là bạn tôi . Suốt một tuần lễ liền, tôi cứ trố mắt ra dòm nó, vừa ngạc nhiên thích thú lại vừa đau khổ nặng nề. Thế ra nó chính là nó, và như vậy nó chẳng còn là cô bạn bé bỏng của tôi nữa, nó có vẻ là ... chị hai của tôi hơn.
Suốt năm lớp tám, tôi chẳng dám đến gần Hà Lan. Mỗi khi nói chuyện, tôi dừng lại nói qua loa vài câu rồi vội vã lảng đi chỗ khác. Tôi mặc cảm về thân phận bé mọn của mình. Đứng cạnh Hà Lan, tôi chỉ là một chú bé loắt choắt, hệt một thằng nhóc hỉ mũi chưa sạch. Thật chẳng còn đâu oai phong ngày nào, khi tôi, mình đầy thương tích, tả xung hữu đột giữa một lũ cướp cạn để giành giật cái dùi trống về cho Hà Lan.
Cũng trong năm đó, hai đứa tôi không còn ngồi chung với nhau trên chiếc xe gắn máy xình xịch của ba tôi những chiều cuối tuần nữa . Chú Hà Lan mua cho nó một chiếc xe đạp mới toanh. Hằng ngày, nó đạp xe đi học và mỗi chiều thứ bảy, nó đạp xe về làng cùng năm, bảy đứa khác. Còn tôi, dọc đường, vẫn cùng với ba tôi ghé vào rừng Sim như một thói quen, nhưng đã không còn hào hứng.
Tôi trèo lên cây trâm, hái từng chùm trái tím thẫm ném xuống đất. Để thấy lòng buồn hiu hắt. Và để biết rằng tôi đã lớn, tôi ơị
22.
Nỗi buồn của tôi không người bày tỏ. Nếu bà tôi còn sống, tôi sẽ thổ lộ với bà không giấu diếm. Nhưng bà đã không còn. Tôi cũng có thể tâm sự với cô Thịnh. Nhưng từ năm ngoái, khi tôi vừa lên lớp bảy, cô Thịnh và chị Nhường đã ra thành phố học tiếp lớp mười chẳng còn ở chung với tôi nữa . Chị Quyên lẽ ra năm nay lên lớp sáu, ra huyện trọ học với tôi, nhưng chị thi rớt, bác tôi cho chị nghỉ học ở nhà theo nghề buôn bán của bác. Rốt cuộc, chỉ có mình tôi ở nhà bà Năm Tự, chiều chiều ra vườn hái rau dền với bà và thờ ơ nghe bà than vãn những điều tôi đã biết vanh vách. Dù sao, khung cảnh vắng vẻ cũng thuận lợi cho một học sinh như tôi . Tôi vùi đầu vào học tập và cuối năm lớp tám, tôi đứng một thứ hạng khá cao trong lớp. Điều đó khiến tôi vô cùng sung sướng. Ba mẹ tôi rất tự hào về tôi và thường dắt tôi đến chơi các nhà trong làng để khoe tôi học giỏi khiến tôi xấu hổ muốn chui xuống đất.
Nhưng đó không phải là điều sung sướng nhất của tôi . Điều sung sướng nhất của tôi trong thời gian đó là một niềm vui rộng lớn không thể chia sẻ cùng ai, kể cả với ba mẹ tôi . Đó là việc, cũng như Hà Lan trước kia, sau một đêm ngủ dậy, tôi bỗng nhận ra mình lớn vọt hẳn lên, ra dáng một chàng trai hẳn hoi . Tôi vỡ giọng, tiếng nói khàn khàn như vịt đực. Bà Năm Tự bảo tôi trổ mã. Cô Thịnh ở thành phố về thăm làng, thấy tôi đứng cao hơn cô gần một cái đầu, mặt lại lấm tấm mụn, cô cười bảo tôi đến tuổi dậy thì.
Lúc này, Hà Lan không còn ra vẻ gì là chị hai tôi nữa . Năm ngoái tôi nhỏ xíu vậy mà năm nay, tôi cao hơn hẳn so với Hà Lan. Tôi không còn tránh Hà Lan nữa . Tôi lại trò chuyện với nó tự nhiên như trước. Chỉ có cách xưng hô là thay đổi . Chúng tôi đều đã lớn, tôi không thể tiếp tục "mày mày tao tao" với nó. Tôi gọi nó bằng tên và xưng tôi .
Hà Lan nhận ra ngay sự thay đổi . Nó cười .
Tôi hỏi:
- Hà Lan cười gì vậy ?
- Cười Ngạn.
- Tôi sao ?
- Cách xưng hô ấy !
Tôi cũng cười:
- Nghe kỳ lắm hả ?
- Không kỳ. Nhưng nghe chưa quen, thấy ngồ ngộ.
Tôi tặc lưỡi:
- Rồi Hà Lan sẽ quen. Chẳng lẽ gọi như cũ. Chúng mình đều đã lớn hết rồi .
Hà Lan gật đầu . Và nói:
- ừ, Ngạn mau lớn ghê !
Hà Lan khen tôi như khen trẻ con khiến tôi đỏ bừng mặt. Và tôi nói:
- Năm ngoái Hà Lan đã lớn rồi . Năm nay đến lượt tôi . Con trai thường lớn chậm hơn con gái .
Nói xong, tôi nhìn Hà Lan. Nó cũng đang nhìn tôi . Càng lớn đôi mắt nó càng đẹp. Tự dưng tôi xốn xang quá thể.

23.
Năm lớp chín là một năm tuyệt vời . Cuộc sống như một trang sách mới mẻ, kỳ thù và luôn luôn mời gọi . Mỗi ngày trong tim tôi đều nở một nụ hồng tươi thắm. Một năm tôi sống trên mây . Tôi mơ mộng. Và tôi trở nên kỳ quái . Tôi hay trò chuyện một mình. Tôi không biết đến thời gian. Đang ngủ trưa, bị lay dậy, tôi hỏi: sáng rồi hả bà ? Bà Năm Tự nghĩ tôi điên. Tôi chỉ cười .
Tôi sắm một cuốn sổ tay . Và tôi chép toàn thơ .
Tôi chép thơ Đinh Hùng:
Có những buổi ta nhìn em kinh ngạc
Hồn mất dần trong cặp mắt lưu ly
Ôi mắt xa khơi, ôi mắt dị kỳ
Ta trông đó thấy trời ta mơ ước
Ta thấy bóng một vừng đông thuở trước
Cả con đường sao mọc lúc ta đi
Cả chiều sương mây phủ lối ta về
Khắp vũ trụ bỗng vô cùng thương nhớ
Và tôi bỗng thấy nhớ Hà Lan vô cùng.
Rồi tôi chép thơ Xuân Diệu:
Làm sao cắt nghĩa được tình yêu
Có nghĩa gì đâu một buổi chiều
Nó chiếm hồn tôi bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu
Những lúc uốn éo ngâm nga, tôi thường nhìn ra sân nắng, thấy nắng quả nhiên nhạt nhạt, gió quả nhiên hiu hiu . Và tôi ngủ gục trên bàn lúc nào không hay, đầu gối lên những trang thơ đằm thắm.
Tôi không chỉ chép thơ. Tôi sắm một cây đàn ghi-ta, tối ôm đàn ngồi trước hiên nhà, gảy tưng tưng. Tôi làm chàng Trương Chi, hát những lời hoài vọng tình yêu .
Nhưng những bản nhạc mà tôi biết chán bỏ xừ. Chẳng có bản nào nói lên được tâm trạng của tôi . Lựa tới lựa lui, chỉ được có mỗi một bài "Mộng dưới hoa", chủ yếu nhờ hai câu về ... mắt:
Mắt em là bóng dừa hoang dại
Âu yếm nhìn tôi không nói năng
Tôi không nhớ có lần nào Hà Lan nhìn tôi âu yếm không, nhưng tôi thấy mắt nó chẳng giống bóng dừa chút nào . Mắt mà giống bóng dừa thì xấu hoắc. Mắt Hà Lan giống bóng trăng hơn. Như bóng trăng đêm nào treo trên đường làng. Như bóng trăng đi vào giấc ngủ tôi, treo ở đó, suốt đời .
Nhưng dù sao bản nhạc cũng ca ngợi về đôi mắt nên tôi sẵn lòng tha thứ những so sánh kỳ cục của nó. Tuy nhiên, tôi không thể hát đi hát lại mãi một bản nhạc. Tôi lại chúa ghét câu "Chưa gặp em tôi đã nghĩ rằng...". Tôi gặp Hà Lan một tỉ lần. Tôi chơi với nó từ nhỏ. Vậy mà bảo tôi chưa gặp em, không đúng một chút nào .
Để gỡ bí, tôi đành phải mò mẫm sáng tác những ca khúc cho riêng tôi . Tôi chưa viết nhạc bao giờ nên không biết phải bắt đầu từ đâu . Tôi có năng khiếu về thơ hơn. Thế là tôi cặm cụi làm thơ . Rồi vừa ngân nga vừa đệm đàn, tôi tìm cách... phổ thơ mình thành nhạc. Tôi hát, nghe cũng xuôi tai:
Có những lúc
Tôi ngỡ ngàng
Tự hỏi
Tại vì sao
Tôi lại yêu em
Khi mặt trời
Sắp lẫn vào đêm
Không gì cả
Sao lòng tôi
Lại nhớ
Chiếc lá rơi
Trong chiều nổi gió
Tôi nhặt lên
Mà chẳng để làm gì
Và chiều nào sững bước
Giữa chân đi
Lòng không hiểu
Vì sao mình đứng lại
Ngậm trên môi
Một vành cỏ dại
Chợt hiểu rằng
Tôi đã khác tôi xưa
Trong mơ mộng
Khi hiên ngoài nhạt nắng
Tôi chợt biết
Có một ngày
Đã đến
Tôi say sưa hát tới hát lui bản nhạc đầu tay của mình hàng trăm lần, quên béng cả giờ giấc. Tôi chợt biết có một ngày đã đến mà không biết có một đêm đã đến. Tới khi bà Năm Tự gọi tôi đi ăn cơm, tôi mới hay trời đã tối từ lâu.
 
V

voldy_317

tiếp...

24. Như người mộng du, mỗi ngày tôi viết một bản nhạc. Có bài dở ẹc, có bài hay . Nhưng tôi chẳng cần biết hay dở, tôi cứ mải mê gò người trên thùng đàn, cây bút chì và xấp giấy kẻ khuông nhạc để bên cạnh. Tôi không có ý định trở thành nhạc sĩ, tôi chỉ muốn bộc lộ tình cảm đang ứ nghẹn trong lòng tôi . Tôi muốn nghe thấy nó ngân lên bên tai và lan đi trong không gian, chia sẻ tình yêu của tôi với cỏ cây hoa lá, kể cả với đám rau dền ngớ ngẩn trong vườn bà Năm Tự.
Tới trường, tôi giấu tịt. Tôi không hó hé với ai tôi đang tập tễnh viết nhạc. Với Hà Lan, tôi càng câm như thóc, mặc dù tôi luôn ao ước đến một hôm đẹp trời nào đó, tôi sẽ hát cho nó nghe những bản nhạc tôi viết cho nó.
Nhưng dù đang chìm đắm trong tình yêu và âm nhạc, tôi vẫn không quên chuyện bài vở. Năm cuối cùng ở trường huyện, tôi chẳng dám lơ là. Sang năm lên lớp mười, học trò trường tôi phải ra thành phố học. Ba tôi đe: "Học sinh thành phố học giỏi lắm, con không học cật lực, sang năm con sẽ đứng bét lớp". Tôi sợ đứng bét lớp nên tôi cố học.
Không phải mình tôi sợ sang năm đứng bét lớp. Hà Lan cũng vậy, nó sợ học hành lôi thôi, ra thành phố sẽ làm trò cười cho thiên hạ. Nhờ sợ, đời tôi nở hoa . Nó thường ôm tập đến nhà bà Năm Tự học chung với tôi, nhất là vào những ngày sắp đến kỳ thi .
Hôm đầu tiên Hà Lan đến nhà trọ của tôi bất ngờ hệt như cô Tấm bước ra từ trái thị trong vườn ông Cửu Hoành năm xưa . Tôi ngỡ ngàng hỏi:
- Hà Lan tới chơi hả ?
Hà Lan cười:
- Hà Lan tới học chung với Ngạn.
Nếu không ghìm mình lại kịp, tôi đã nhảy cẫng lên rồi . Tôi hớn hở nói:
- ừ, nhà bà Năm Tự yên tĩnh lắm, Hà Lan đến học chung với tôi cho vui .
Rôi tôi hỏi, ngu như bò:
- Sao Hà Lan nghĩ ra chuyện đến đây hay vậy ?
Hà Lan nhún vai:
- Hà Lan đâu có nghĩ ra . Mẹ Hà Lan bảo Hà Lan đến học chung với Ngạn.
Câu trả lời của Hà Lan làm tôi cụt hứng. Hóa ra là vậy . Tôi không thèm xúc động vì Hà Lan nữa, tôi xúc động vì ... mẹ nó. Mẹ Hà Lan rất mến tôi, bà luôn luôn nhớ đến ơn cứu tử của ông tôi từ thời xa lắc xa lơ nào . Nghĩ đến đó, tôi đâm ra yêu mến ông tôi vô cùng. Ông là một người ông tuyệt diệu . Khi chết đi, ông vẫn để đức lại cho con cháu . Nhờ ông, tôi mới có ngày hôm nay .
Từ ngày có Hà Lan đến học chung, tôi như trở thành một con người khác. Tôi ăn mặc tươm tất hơn, tắm rửa một ngày nhiều lần hơn, tóc tai gọn ghẽ hơn và chuẩn bị bài vở chu đáo hơn. Trước những câu hỏi của Hà Lan, tôi không muốn bị lúng túng một chút nào . Trước mắt Hà Lan, tôi muốn tỏ ra là một học sinh xuất sắc và nhờ trời, và nhờ Hà Lan, tôi đã làm được điều đó.
Ngay ngày đầu tiên, Hà Lan đã nhìn thấy cây đàn tôi treo trên vách. Lúc giải lao, nó hỏi:
- Ngạn biết chơi đàn hả ?
Tôi gật đầu .
Hà Lan đề nghị:
- Ngạn đàn cho Hà Lan nghe đi !
Tôi lấy đàn xuống, gảy từng tứng tưng.
Hà Lan nhăn mặt:
- Hát nữa !
Tôi cười . Và hát. Bài "Mộng dưới hoa".
Khi hát đến câu tủ:
Mắt em là bóng dừa hoang dại
Âu yếu nhìn tôi không nói năng
Tôi liếc Hà Lan xem nó có âu yếm nhìn tôi không nhưng tôi chẳng thấy gì. Mắt nó tỉnh khô . Tôi chán quá, không thèm hát nữa . Hà Lan ngó tôi:
- Sao vậy?
- Sao cái gì?
- Sao Ngạn không hát nữa?
Tôi nói dối:
- Tự nhiên tôi quên mất lời ca.
- Thì Ngạn hát bản khác.
Tôi thở dài:
- Hát bản gì bây giờ?
- Bản nào mà Ngạn thích ấy!
Câu nói của Hà Lan tiếp sức mạnh cho tôi . Trong thoáng mắt, tôi trở nên can đảm. Và tôi liều mạng hát bài "Có một ngày đã đến", bản nhạc đầu tiên tôi viết cho Hà Lan.
Tôi hát:
Có những lúc
Tôi ngỡ ngàng tự hỏi
Tại vì sao
Tôi lại yêu em
................ ................
Từ ngày vẽ lên nốt nhạc đầu tiên trong đời mình, tôi đã ước mơ đến ngày hôm nay . Những gì tôi không thể nói, âm nhạc sẽ nói giùm tôi . Tôi hát say sưa, đầy tình cảm:
Ngậm trên môi
Một nhành cỏ dại
Chợt hiểu rằng
Tôi đã khác tôi xưa
Khi tôi buông đàn xuống, mồ hôi đã ướt đẫm lưng áo . Nhưng tôi không cảm thấy mệt mỏi . Lòng tôi nhẹ nhõm và hân hoan.
Còn Hà Lan thì ngồi lặng, không nói gì. Lát sau, nó cất giọng hỏi:
- Bản nhạc tên gì vậy ?
- "Có một ngày đã đến".
- Của ai vậy ?
Tôi không dám nói nhạc của tôi . Tôi ấp úng:
- Tôi không nhớ. Hình như của ... Cung Tiến.
Ông Cung Tiến ở tận đẩu tận đâu, tôi không ngán. Tôi cứ lấy tên ông ra nói đại . Hà Lan tin ngay . Nó nói:
- Bản nhạc hay quá, Ngạn chép cho Hà Lan đi !
Tôi xé giấy trong tập, chép cho nó, lòng buồn vui lẫn lộn. Vui vì bản nhạc được khen, buồn vì không dám nhận mình là tác giả.
Những bản sau này cũng vậy, tôi đều đổ hết cho người khác. Rốt cuộc, hết Cung Tiến đến Phạm Đình , hết Phạm Duy đến Từ Cung Phụng, mọi người đều xúm nhau tỏ tình với Hà Lan. Còn tôi thì câm miệng hến, chỉ toàn chép giùm tâm sự của người ta, lòng buồn thỉu buồn thiu .
Trong một đêm sầu muộn, tôi chong đèn ngồi viết bản "Thà như ngày thơ ấu":
Những điều lòng muốn nói
Sao chẳng nói được gì
Những điều không muốn nói
Lại nói mãi em nghe
Nhớ ngày xưa tuổi nhỏ
Ta suốt ngày bên nhau
Kể bao điều thầm kín
Lòng có ngại gì đâu
Bây giờ sao quá khó
Lòng anh và tình em
Chút hương thầm trong gió
Biết ngày nào bay lên
Nếu biết tình như thế
Chẳng lớn lên làm gì
Thà như ngày thơ ấu
Hai đứa cầm tay đi
Dưới ánh trăng, tôi ôm đàn ngồi hát, lòng tự hỏi giờ này Hà Lan đã đi ngủ hay chưa và nó có nghe thấy tiếng thì thầm của trái tim tôi đang vọng tới không. Nếu Hà Lan chẳng nghe thấy gì, nếu nó dửng dưng thì nỗi mong mỏi của tôi càng tỏ ra đúng đắn. Thà như ngày thơ ấu . Thà như khi xưa ta bé ta chơi ... béng beng...
 
V

voldy_317

tiếp...

25.
Tôi chán tình yêu đơn phương. Tôi chán cảnh ngồi câm nín. Tôi ghét cay ghét đắng việc ngồi gò mình chép nhạc "Cung Tiến" cho Hà Lan. Tôi giở tập "Thơ thơ", thấy Xuân Diệu xúi:
Yêu tha thiết, thế vẫn còn chưa đủ
Phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần
Tôi đắc ý lắm. Tôi muốn làm theo lời mách nước của ông xiết bao nhưng tôi không dám.
Dù tôi chỉ cần nói yêu một lần thôi .
Một lần là mãi mãi .
Điều đáng ngán nhất trong tình yêu là khi mình yêu ai, mình không biết họ có biết điều đó hay không. Điều đáng chán thứ nhì là khi mình biết họ biết điều đó rồi thì mình lại không biết họ có yêu lại mình hay không. Cả hai điều nhất nhì đó, tôi đều gom đủ. Vì vậy, tôi càng chán tợn. Tôi chẳng biết làm sao thoát ra khỏi nỗi buồn. Tôi đành phải tìm đến âm nhạc để giải khuây .
Tôi viết bài "Nói yêu nhau nào có dễ", thở vắn than dài:
Mỗi lần định nói yêu em
Trái tim có đập bình thường nữa đâu
Mới vừa ấp úng vài câu
Tự nhiên co duỗi mười đầu ngón tay ...
Và tôi không ngớt than thân trách phận:
Đôi khi nghĩ cũng giận lòng
Nói thẳng thì ngán, nói vòng thì lâu ...
Rốt cuộc, tôi ngại nói thẳng, cũng chẳng dám nói vòng. Hà Lan vẫn cứ sống nhơn nhơn... ngoài vòng pháp luật. Tôi giận lòng ghê gớm. Giận đết Tết.
Quả thật, Tết năm đó tôi hết giận... tôi . Tết năm đó, lần đầu tiên tôi đi chơi với Hà Lan. Cùng với bạn bè cùng trang lứa, hai đứa tôi đạp xe vào rừng Sim. Lúc này, tôi đã có một chiếc xe đạp, đó là phần thưởng ba tôi tặng tôi do kết quả học tập cuối năm lớp tám.
Hai đứa tôi đạp xe đi song song bên nhau trên con đường làng vương vãi xác pháo . Hà Lan mặc áo dài xanh, xõa tóc ngang lưng, đẹp như tiên. Thỉnh thoảng tôi cố tình đi tụt lại phía sau để ngắm nó. Hà Lan chẳng biết ý đồ của tôi, nó cứ ngoái đầu lại giục:
- Lẹ lên chứ ! Ngạn là con trai sao đạp chậm rì vậy ?
Tôi chỉ biết nhe răng cười .
Bao giờ đi chơi Tết, con gái làng tôi cũng đều mặc áo dài . Điều đó gần như một tục lệ. Những chiếc áo dài đủ màu sắc nằm ngủ suốt năm dưới đáy rương hay trong góc tủ bỗng bừng tỉnh dậy một sớm mùa xuân và thi nhau phô sắc trên khắp nẻo đường làng và trên đồng xa nội cỏ. Nhờ những tà áo sặc sỡ thướt tha bay lượn như những cánh bướm, làng trở nên tưng bừng và tràn đầy không khí lễ hội . Tôi đạp xe bên cạnh Hà Lan, đường dài bốn cây số mà lòng sao nhẹ nhõm. Tôi tưởng như mình đang trôi lững lờ giữa làng quê yêu dấu . Tôi như cảm nhận được cùng một lúc tiếng vọng của đất đai, lời thì thầm của kỷ niệm và nỗi xôn xao của tình yêu thời mới lớn. Và trái tim tôi run lên trong một cảm xúc hân hoan không thể giãi bày .
Thấy tôi cười luôn miệng, Hà Lan hỏi:
- Làm gì Ngạn cười hoài vậy ?
- Vui .
- Hà Lan cũng vui mà Hà Lan đâu có cười .
Nó bắt bẻ kiểu đó, tôi bí rị. Cắm cúi đạp xe một hồi, không nghĩ ra câu trả lời, tôi liếc sang nó, thấy nó đang cười . Nó xạo ghê !
26. Rừng Sim mùa xuân phủ đầy lộc non. Ngó chung quanh, toàn một màu tơ biếc.
Tôi và Hà Lan vứt xe ngoài bìa rừng, bên cạnh những chiếc khác, rồi thong thả len qua những bụi sim lá nõn, lốm đốm hoa tím. Tôi tháo cây đàn quàng trên vai xuống, cầm trên tay, chân dọ dẫm trên lối mòn đầy sỏi . Tôi đi trước mở đường, Hà Lan thơ thẩn bước theo sau, tay không quên hái những chiếc lá non ngậm trên miệng.
Ngoảnh lại, thấy chiếc lá đậu hững hờ trên môi Hà Lan, tôi cười:
- Hà Lan có nhớ năm nào Hà Lan ăn trâm tím cả miệng không?
- Nhớ.
Tôi chọc:
- Lát nữa, tôi lại trèo lên cây hái trâm cho Hà Lan nghen !
- Thôi đi !
Hà Lan tỏ vẻ giận dỗi . Tôi biết nó giả vờ nhưng tôi không nói gì, lại rảo bước.
Cùng dạo chơi trong rừng với tôi và Hà Lan hôm nay, còn biết bao nhiêu đứa khác. Nhưng đi suốt một đỗi dài, chúng tôi chẳng gặp ai . Con người nhỏ bé, rừng nuốt chửng tất cả. Thỉnh thoảng, tôi nhác thấy một tà áo dài thấp thoáng đâu đó sau rặng lá xanh, rồi biến mất, rồi lại bất chợt hiện ra .
Mùa xuân, cây cỏ tốt tươi, không khí dịu dàng và trong trẻo . Tôi đi bên cạnh Hà Lan, lòng bồng bềnh, hệt như Lưu Nguyễn lạc Thiên Thai . Tôi thấy tôi chẳng giống chút nào với tôi trước đây, khi tôi cùng với ba tôi vào rừng sim. Bây giờ tôi chẳng buồn hái sim nữa . Tôi cũng chẳng tìm bông dủ dẻ. Tôi chẳng hái chà là. Tôi đi, thơ thẩn và bồi hồi, đầu óc trong veo, không chứa một ý nghĩ nào rõ rệt.
Chúng tôi đi lặng lẽ bên nhau, mắt bâng quơ nhìn trời ngắm đất, chẳng mất chốc đã xuyên qua mé rừng bên kia . Chúng tôi ngồi xuống một tảng đá phẳng và vuông vức dưới gốc bàng bìa rừng. Trước mặt là một cánh đồng cỏ xanh rì, chạy thoai thoải, đổ xuống thung lũng nằm khuất bên kia gò. Đó là bãi bóng của trai làng tôi sau những vụ mùa . Nhiều măm về trước, mỗi khi có trận đá bóng, bọn nhóc tì chúng tôi thường được người lớn dắt theo để vừa làm khán giả vừa làm kẻ nhặt bóng. Chúng tôi đứng bao quanh bãi cỏ xem đá bóng, miệng không ngớt hò reo trong khi lòng hồi hộp chờ trái bóng bất ngờ văng ra xa để ba chân bốn cẳng đuổi theo . Có khi trái bóng văng tuốt xuống thung lũng, chạy xuống nhặt lên mệt muốn chết, vậy mà bọn nhóc chúng tôi cứ tranh nhau đi nhặt, lắm lúc phải sử dụng đến những quả đấm và trò ngáng cẳng, chỉ để được ôm trái bóng chạy lên sát bãi cỏ, có chân đá một cái cho trái bóng bay về phía các người lớn, mặt mày rạng rỡ như vừa làm được một kỳ công.
Bây giờ tôi đã lớn, chẳng còn ham thích trò nhặt bóng gian khổ kia nữa nhưng hình ảnh quen thuộc của bãi cỏ khiến lòng tôi dậy lên bao kỷ niệm và cảm thấy nao nao .
Thấy tôi ngồi hóa đá, Hà Lan hỏi:
- Làm gì Ngạn có vẻ thẫn thờ vậy ?
- Tôi nhớ ngày xưa .
- Ngày xưa sao ?
- Ngày xưa tôi thường chạy nhặt bóng, - và tôi chỉ tay ra trước mặt - trên bãi cỏ này nè !
- Nhặt bóng mà cũng nhớ !
- Nhớ chứ ! - Rồi tôi nói thêm một cách ngô nghê - Nhặt cái gì cũng nhớ hết !
Hà Lan tròn mắt:
- Ngạn còn nhặt cái gì nữa ?
Tôi ngó lơ chỗ khác, nói:
- Như nhặt... thị chẳng hạn.
Nghe tôi nhắc chuyện cũ, Hà Lan cười khúc khích. Nó hỏi:
- Ngạn còn nhớ gì nữa không ?
Hà Lan hỏi vậy khác nào xúi tôi . Tôi muốn nói "nhớ Hà Lan" vô cùng. Tôi nhớ lời dùi Xuân Diệu "phải nói yêu trăm bận đến nghìn lần". Nhưng tôi không đủ can đảm. Tôi chỉ nói:
- Tôi nhớ ... đủ thứ. Những gì đã xảy ra trong đời tôi, tôi đều nhớ.
Khi nói như vậy, tôi hy vọng Hà Lan thừa thông minh để hiểu ý tứ của tôi . Không biết nó có hiểu không, mà nó nói:
- Ngạn hát cho Hà Lan nghe đi !
Tôi so dây đàn, hỏi:
- Hà Lan muốn nghe bản gì ?
- Bản "Có một ngày như thế" của Cung Tiến.

Tại sao quỷ không tha ma không bắt ông Cung Tiến này đi giùm tôi ! Tôi bấm bụng hát, bâng khuâng và sầu muộn. Hà Lan ngồi nghe, say sưa, mơ màng, tóc xõa tung trong gió. Ngồi giữa rừng xanh hoa tím, Hà Lan bỗng đẹp thần sầu . Nhưng tôi không nhìn nó. Trong khi hát, tôi nhìn lên bầu trời, dõi theo những cụm mây trắng đang lững lờ trôi cuối chân trời xa và thấy tâm hồn mình như đang phiêu dạt.
Hết nhạc Cung Tiến, tôi hát nhạc Đoàn Chuẩn. Toàn của giả. Nhưng tôi đã thôi buồn. Khi lời ca cất lên, tôi như thấy tình yêu đang vỗ cánh. Tôi trải lòng ra với thiên nhiên như chàng Trương Chi đa tình trải lòng mình trên sóng nước, tự dưng cảm thấy được an ủi rất nhiều . Mỵ Nương bó gối ngồi nghe, không nói một lời .
Đến khi tôi hát bản "Thà như ngày thơ ấu", bản này tôi chưa hát cho Hà Lan nghe lần nào, thì Hà Lan chợt hỏi:
- Bản nhạc này Ngạn sáng tác phải không ?
Câu hỏi đột ngột và thẳng thừng khiến tôi ngớ người ra . Nếu Hà Lan hỏi như trước đây tôi vẫn trả lời . Của Phạm Đình . Của Trịnh công Sơn. Hay của một nhạc sĩ xa xôi nào đó. Đằng này, nó đột nhiên thay đổi câu hỏi . Tôi buộc phải thay đổi câu trả lời . Tôi gật đầu . Và lòng bối rối ghê gớm.
Hà Lan bỗng dưng buột miệng khen:
- Ngạn làm nhạc hay ghê !
Tôi sững sờ, và cảm thấy sung sướng đến lịm người . Tôi không chờ đợi điều đó. Tôi chỉ mơ ước đến một ngày nào Hà Lan hiểu ra những bản nhạc tôi hát chính là những bản nhạc tôi đã thức trắng đêm để viết ra, cho nó và vì nó. Bây giờ không những nó biết tôi viết bản "Thà như ngày thơ ấu", nó còn khen hay . Tôi cao hứng quên phéng cả rụt rè, bộp chộp khoe:
- Những bản nhạc tôi chép cho Hà Lan trước đây cũng đều do tôi sáng tác.
Nói xong điều thầm kín bấy lâu, tự nhiên tôi đâm ra ngượng ngùng và vội vã nhìn xuống đất. Tôi càng choáng váng hơn nữa khi vẳng bên tai tôi giọng nói tỉnh khô của Hà Lan:
- Hà Lan biết điều đó từ lâu rồi !
Mặt đất dưới chân tôi tự dưng nghiêng hẳn đi . Nó đang quay . Tôi lập tức nhắm mắt lại . Và hiểu rằng những khó khăn của cuộc sống vừa mới đi qua.
 
V

voldy_317

tiếp...

27.
Năm lớp chín là một năm tuyệt vời . Tôi mới viết câu đó cách đây vài trang nhưng tôi vẫn cứ muốn nhắc lại một lần nữa . Nhất là sau biến cố rừng Sim.
Sau cái ngày tôi phát hiện ra trái đất quay chung quanh mặt trời mà không cần biết Galilée và Copernic là ai ấy, những người vô tâm nhất cũng thừa biết tôi sẽ làm gì vào những chiều cuối tuần. Tôi về làng.
Tôi về làng với Hà Lan. Tất nhiên chúng tôi đi chung với cả một đám bạn. Nhưng dọc đường, hai đứa tôi cố tình đi tụt lại phía sau . Thoạt đầu, bạn bè còn dừng xe lại chờ. Về sau, thấy chúng tôi không có vẻ gì muốn tiến lên phía trước, tụi nó chán quá, liền vọt thẳng. Còn lại hai đứa, tôi với Hà Lan thong thả đạp xe đi . Sau một tuần lễ vùi đầu vào học tập, ngày thứ bảy là một ngày thảnh thơi tuyệt diệu . Chiều loang nắng, chúng tôi lặng lẽ đi bên nhau, lòng êm đềm và thanh thản. Suốt cả chặng đường dài, mãi đến khi về tận đầu làng, tôi và Hà Lan chẳng trò chuyện gì nhiều . Mà cũng chẳng có gì để nói . Chuyện học tập, chúng tôi đã nói chán, ở trường và ở nhà bà Năm Tự. Chuyện tình cảm, những bản nhạc đã nói giùm tôi . Chúng nói còn đầy đủ và chân thành hơn là chính tôi nói nhiều . Hà Lan cũng thế, chẳng nhiều lời . Ngôn ngữ của nó là nụ cười và ánh mắt. Dọc đường, bao giờ tôi và Hà Lan cũng rẽ vào rừng Sim. ở đó, chúng tôi đi thơ thẩn giữa màu hoa tím, chơi trò trốn tìm sau các bụi cây và chạy nhảy trên những mô đất y như hồi nhỏ. Chính giữa những trò chơi nghịch ngợm và hồn nhiên đó, tôi được nghe lại tiếng cười khanh khách vô tư của Hà Lan, tiếng cười tưởng chỉ có thể bắt gặp trong những giấc mơ về quá khứ. Những lúc ấy, lòng tôi vui lạ lùng. Và lần nào cũng vậy, trước khi ra về, tôi không làm sao cưỡng được ý định rủ Hà Lan đi xuyên qua mé rừng bên kia, đứng trầm ngâm trước cánh đồng cỏ xanh để ngắm vẻ huy hoàng của mặt trời đang chìm dần xuống thung lũng mù sương.
Những tối ở làng, bao giờ tôi cũng xuống chơi nhà Hà Lan. Tôi lại được ăn món canh nấu bằng hoa thiên lý. Tôi lại được ngồi dưới giàn hoa lấp lánh ánh trăng, hát cho Hà Lan nghe những bản tình ca tôi mới viết.
Lời ca của tôi dạo này đã thôi u uất. Tôi gõ đàn, hát những lời nồng nàn, trong trẻo:
Có một mặt trời
Trong ngực em
Mỗi ngày
Em mỗi sớm mai lên
Lòng anh buổi ấy
Tương tư nắng
Không phải hoa quì
Vẫn hướng dương
Tôi lại hát:
Tại sao em cứ mười ba
Mà không mười bốn hay là mười lăm
Như trăng kia chẳng chịu rằm
Để cho bụi trúc đứng dầm sương khuya
Hà Lan nghe xong, nói:
- Năm nay Hà Lan mười bốn, sắp mười lăm tuổi .
Tôi cười:
- Bản nhạc nói về chuyện cũ. Chuyện năm ngoái .
Và tôi hát:
Dưới giàn thiên lý
Một mình anh đang ngồi
Không dưng em bưới tới
Anh bỗng thành song đôi
Khi tôi buông đàn, ngoảnh lại, Hà Lan đã biến mất. Nó bỏ vào nhà. Cho tôi hết hí hửng. Song đôi đâu mà song đôi !
Những bản nhạc tôi viết cuối năm lớp chín đều như thế, vui tươi và yêu đời . Chỉ đến lúc nghỉ hè, những bản tình ca của tôi mới đượm buồn.
Vừa nghỉ hè xong, Hà Lan ra thành phố liền. Nó ra sớm, ở nhà bà cô, đi học hè. Còn tôi mãi một tháng rưỡi sau mới đi . Buổi tối trước hôm Hà Lan rời khỏi làng, tôi và Hà Lan lại ngồi bên nhau dưới giàn hoa thiên lý đầy kỷ niệm. Tôi buồn hiu hắt, chẳng thiết nói gì. Hà Lan hỏi, tôi trả lời nhát gừng. Đêm đó, trước lúc chia tay, tôi chỉ tâm sự với Hà Lan bằng tiếng hát.
Bản tình ca đầy lo âu:
Có một ngày
Đừng có một ngày
Bàn tay không nắm nữa bàn tay
Để hai mươi ngón
Buồn xa vắng
Cuộc sống rồi như tiếng thở dài
Tôi nghe tiếng Hà Lan thở dài bên cạnh. Và tôi thẫn thờ hát:
Sẽ có một ngày như thế không
Ôi câu hỏi lạnh đến nao lòng
Chiều nay
Phượng nở rồi em ạ
Cháy đỏ lòng anh
Bao nhớ mong
Và tôi tự trấn an:
Phải chăng
Không có ngày như thế
ở hiền
Chắc sẽ gặp lành thôi
Lòng anh
Dù rộng dài như bể
Vắng cánh buồm em
Cũng lẻ loi
Chẳng hiểu sao, trước ngày Hà Lan lên đường, lòng tôi vô cùng thấp thỏm và hoảng hốt, mặc dù tôi cố không để lộ ra ngoài . Phải chăng tôi đã quen có nó bên cạnh, tôi chưa bao giờ xa nó ? Hay vì một điều gì khác? Tôi không biết. Tôi chỉ biết lòng tôi hoang mang bất định. Tôi khấn thầm ông bà và thành hoàng làng tôi "ở hiền gặp lành". Tôi rất mong được nghe Hà Lan nói điều gì đó.
Hà Lan nói . Nhưng nó không trả lời những lo lắng của tôi . Nó chỉ chép miệng:
- Bản nhạc buồn quá.
Nó nói vậy, tôi càng buồn hơn. Tôi gảy đàn, hát về mùa hè:
Lặng lẽ chiều nay
Lặng lẽ mùa hè
Sân trường vắng
Muốn tặng em
Một chùm phượng thắm
Tôi nhờ mùa hè
Bẻ hộ tôi
Trước mắt tôi là trường huyện tiêu điều . Các lớp học đóng cửa im ỉm. Thầy cô và bạn bè đi đâu về đâu, tôi chẳng biết. Chỉ có hàng dương liễu đứng ngủ mê trong nắng.
Bẻ hộ tôi
Một nỗi nhớ xa vời
Cắm xuống đất
Để mọc lên trái đắng
Chút tình tôi thầm lặng
Hát thành lời ve kêu
Tôi bỗng hóa thành con ve sầu, cất giọng nỉ non và nghe trái tim mình đập trong tiếng hát:
Gửi mùa hè
Giữ hộ chút tình yêu
Khi chia xa
Vẫn nhớ ngày gặp lại
Lúc ấy
Em có là cô gái
Đốt tôi bằng ngọn lửa
Của riêng em?
Tôi hỏi, và tôi không tìm ra câu trả lời . Với ngọn lửa rực rỡ của mình, hẳn Hà Lan sẽ đốt tôi . Nhưng nó sẽ đốt ấm lòng tôi hay đốt rụi đời tôi, ai biết được. Tôi lại càng không biết. Tôi chỉ biết được mỗi một điềụ Ngày mai Hà Lan sẽ xa tôi . Nó sẽ rời làng.
 
V

voldy_317

tiếp...

28. Những ngày thiếu vắng Hà Lan là những ngày buồn tẻ. Tôi chẳng đi chơi đâu . Suốt ngày tôi chúi mũi vào ôn tập. Ôn tập chán, tôi lục lọi rương sách ông tôi để lại, lôi truyện Tàu ra đọc giải sầu .
Truyện Tàu chán ngắt. Trương Phi, Hàn Tín chỉ mải đánh nhau, chẳng yêu iếc và mong nhớ như tôi . Trong cả kho sách của ông tôi, tôi chỉ chấm mỗi chuyện Phạm Lãi mê nàng Tây Thi giặt lụa . Chuyện Phạm Lãi an ủi tôi rất nhiều . Xa cách người yêu hai mươi năm, khi gặp lại, tóc đã hoa râm mà lòng không thay đổi . Tôi chỉ xa cách Hà Lan hơn một tháng, lẽ nào mọi thứ đổi thay !
Nghĩ vậy, mặt tôi tươi lên được một chút. Nhưng tôi chỉ tươi được một ngày . Qua hôm sau, tôi lại lộ vẻ bồn chồn khắc khoải . Cô Thịnh hỏi tôi:
- Ngạn có chuyện gì buồn phải không?
Tôi chối phắt:
- Ngạn có buồn gì đâu !
Cô Thịnh nhìn sâu vào mắt tôi:
- Ngạn nói dối . Cô biết Ngạn buồn.
Câu nói của cô Thịnh khiến tôi phân vân quá thể. Tôi không biết có nên bày tỏ nỗi lòng với cô hay không. Mùa hè năm nay, cô Thịnh về nghỉ ở làng. Cô vừa thi đỗ tú tài một, sang năm lên lớp mười hai . Lẽ ra năm nay cô vào đại học nhưng năm ngoái cô thi rớt tú tài, phải học đúp thêm một năm lớp mười một. Chị Nhường thi rớt hai năm liên tiếp, nghỉ học luôn. Bác tôi cấp vốn cho chị ở lại thành phố, mở hàng vải . Sau bà tôi, cô Thịnh là người gần gũi tôi nhất. Ngay từ bé, cô đã rất thương tôi. Cô chăm sóc tôi nhiều hơn so với những đưá cháu khác. Khi bà tôi mất, tôi nghĩ cô là người duy nhất mà tôi có thể tâm sự. Nhưng mọi chuyện không hoàn toàn như vậy . Càng lớn lên, cô Thịnh càng ít quan tâm đến tôi . Cô quan tâm đến những mộng ước vừa chớm nở của cô hơn. Những tháng năm cô đi học xa, khoảng cách giữa cô và tôi ngày càng lớn. Cô ít về làng. Những lần về, gặp tôi, cô chỉ khen tôi mau lớn. Ngoài ra, cô chẳng nói gì hơn. Tôi cứ mong cô hỏi thăm về Hà Lan, tôi sẽ có dịp tỉ tê với cô . Nhưng cô chẳng hỏi . Tôi không biết cô có còn nhớ Hà Lan là ai không. Tôi ngờ rằng cô đã quên. Và tôi bàng hoàng nhận ra rằng cô không thể nào thay được bà. Bà là duy nhất. Bà mất, tôi bơ vơ .
Nếu cô Thịnh thực sự đã quên Hà Lan, tôi buồn lòng ghê gớm. Nhưng tôi sẽ không trách cô . Tôi đủ lớn để hiểu rằng, mỗi năm thế giới mỗi đổi thay và lòng người cũng khác. Tuổi ấu thơ chỉ có một con đường để cùng nhau chung bước. Khi lớn lên, trước mắt ta có lắm nẻo đường đời, bao nhiêu số phận là bấy nhiêu ngã rẽ, làm sao người chẳng quên người .
Tôi không trách cô Thịnh. Nhưng tôi cũng chẳng buồn thổ lộ với cô những điều thầm kín của tôi, điều trước đây tôi hằng mong mỏi . Trước sự dò hỏi của cô, tôi tìm cách chối quanh:
- Ngạn không buồn. Tại Ngạn lo đấy thôi .
- Ngạn lo gì ?
- Ngạn lo ra thành phố học, Ngạn sẽ đứng bét lớp.
Cô Thịnh cười:
- Ngạn học giỏi mà sợ gì !
Rồi cô trấn an tôi:
- ở thành phố, chỉ có số ít học giỏi thôi . Còn phần lớn thích ăn chơi hơn là thích học.
Cô Thịnh tưởng là tôi lo buồn về chuyện học thật, cô say sưa truyền đạt kinh nghiệm học tập của cô cho tôi . Cô vừa đỗ tú tài nên giọng cô rất tự tin. Cô bảo tôi phải thức khuya đến mấy giờ, dậy sớm từ mất giờ, khi buồn ngủ phải nhúng đầu vào thau nước ra làm sao . Tôi ngồi nghe, chán muốn chết. Tôi vốn ghét kiểu học gạo của bọn con gái, dù đó là kiểu học của cô tôi .
Cô Thịnh chỉ bảo nhiệt tình nên tôi không dám bỏ đi, sợ cô buồn. Tôi ngồi nghe hờ hững và đợi cô nói xong là vội vàng tót ra cửa .
Một tay cầm đàn, một tay lái xe, tôi trốn vào rừng Sim. ở đó, có lá reo và chim hót. ở đó, có kỷ niệm. Tôi tha hồ thả hồn theo mây gió. Tôi tha hồ nhớ đến Hà Lan.
Hà Lan thật tệ. Suốt một tháng trời ra thành phố, nó chỉ về thăm làng có mỗi một lần. Lần nó về, trông nó lạ hoắc. Lối ăn mặc dung dị ngày nào đã biến mất. Bây giờ, nó mặc quần tây ống bó và chiếc áo tay phồng với đủ thứ thêu ren. Mái tóc của nó cũng đã được cắt ngắn, gọn gàng hơn nhưng cũng kiểu cọ hơn. Mỗi khi nhớ đến mái tóc dài thường xõa tung trong gió thuở xưa, tôi cứ thở dài thườn thượt, y như Nguyễn Bính ngày nào:
Hôm qua em đi tỉnh về
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều
Chỉ có đôi mắt Hà Lan là không thay đổi, vẫn đẹp lạ lùng. Đôi mắt đó nhìn tôi nói:
- Chừng nào Ngạn mới đi ?
- Khoảng hai mươi ngày nữa .
Hà Lan khoe:
- Chừng nào ra thành phố, Ngạn sẽ thấy . Thành phố đẹp tuyệt vời . Đẹp hơn làng mình nhiều . Đẹp gấp nghìn lần phố huyện.
Nghe Hà Lan chê làng Đo Đo, tôi buồn lắm. Và giận nữa . Tôi định nói "Không ở đâu đẹp bằng làng mình" nhưng sợ Hà Lan cụt hứng, tôi cố nén. Tôi chỉ nói:
Làng mình cũng đẹp. Nhưng đẹp kiểu khác.
Lần đó, tôi nói với Hà Lan là từ khi nó ra đi, tôi rất nhớ nó. Và tôi hát cho nó nghe những bản tình ca tôi viết trong những ngày xa cách. Nghe xong, nó chỉ cười . Tôi hồi hộp đợi xem Hà Lan có nói nó nhớ tôi không. Nhưng tôi chỉ hoài công. Hà Lan chẳng nói gì về chuyện đó. Nó chỉ khen thành phố, và chê làng. Rồi bỏ đi .
Chỉ còn lại tôi, một mình khi chiều xuống.

29. Rồi cũng đến ngày tôi khăn gói ra thành phố, chuẩn bị cho năm học lớp mười .
Đúng như Hà Lan mô tả, thành phố đẹp nguy nga và lộng lẫy . Tôi tò mò ngắm nghía những đại lộ thênh thang, những tòa nhà cao vút, những cửa hàng bóng lộn và chất đống hàng hóa . Tôi như thằng ngố khi đứng trước các bảng điện nhấy nháy muôn màu của các rạp chiếu bóng và các vũ trường.
Sau vài ngày đi dạo quanh thành phố, tôi chắc chắn rằng nó giàu sang hơn cái làng nghèo khó của tôi gấp hàng tỉ lần. Tuy nhiên, tôi không chắc rằng nó có đẹp hơn làng tôi hay không. Nó quá ồn ào, lại lắm rác rến và bụi bặm, điều không hề có ở làng Đo Đo.
Thành phố vắng bóng những cây xanh. ở trên cao, bầu trời bị chia cắt thành từng mảng nhỏ và tầm mắt tôi luôn luôn bị chặn lại bởi những dãy cột điện. ở thành phố, khó lòng nhìn ngắm những đám mây bay, những đêm trăng sáng. Tôi không thể nào bắt gặp vẻ rầu rĩ huy hoàng của mặt trời lúc từ giã trời xanh. Đó là những điều Hà Lan không hề nhắc tới khi kể với tôi về thành phố.
30. Tôi không ở chung với cô Thịnh. Cô Thịnh ở nhà chị Nhường. Nhà chị Nhường rộng mà hóa chật. Phía trước là cửa hàng, phía sau là nhà kho, thỉnh thoảng tới chơi, tôi vẫn phải len lỏi giữa những cây vải chất thành từng đống, choán hết lối đi .
Tôi ở trọ nhà cậu Huấn. Cậu Huấn là anh ruột bác gái tôi . Xét ra, tôi với cậu chẳng bà con gì. Nhưng tôi vẫn gọi cậu bằng cậu . Tôi bắt chước chị Nhường.
Nhà cậu Huấn rất giàu, cậu có cửa hiệu thuốc tây . Thoạt tiên, thấy nhà cậu sang quá, tôi không dám ở. Nhưng bác tôi nằng nặc dẫn tôi đến đó. Bác trấn an tôi: "Cậu Huấn giàu nhưng sống giản dị, lại biết trọng kẻ sĩ". Tôi chỉ là cậu học sinh lớp mười, nhưng bác tôi vẫn liệt tôi vào hạng... kẻ sĩ. Và bác dắt tôi đến ra mắt cậu Huấn. Tôi ở trọ nhà cậu Huấn từ đó.
Cậu Huấn có ba người con. Nhỏ nhất là thằng Liêm, đang học lớp bảy . Chị kế thằng Liêm là nhỏ Mai, bằng tuổi tôi . Nhỏ Mai học hết lớp chín, nghỉ ngang, ra bán ngoài hiệu thuốc tây, chuẩn bị làm bà chủ tương lai . Lớn nhất là Dũng, bạn bè thường gọi nó là Dũng Thanh Lâm. Thanh Lâm là tên hiệu thuốc của cậu Huấn. Dũng không thích tên đó, nó bảo nghe giống kép cải lương. Dũng tự đặt biệt hiệu cho mình: Dũng Marcel. Và, bắt chước Jo Marcel, nó thường nhún nhảy và rên rỉ hát "Thôi, em đừng khóc, em đừng khóc, đừng khóc nữa làm gì..." nghe rầu muốn chết.
Dũng lớn hơn tôi ba tuổi, nhưng trên giấy tờ nó bằng tuổi tôi . Nó phải khai sụt tuổi để trốn quân dịch. Dũng hát hay, nhảy giỏi nhưng học dở ẹc. Mải vui chơi, đàn đúm, nó quảng sách vở vào xó nhà, chấp nhận ở lại lớp nhìn đời trôi qua . Vì vậy, khi vào lớp mười, tôi học chung lớp với nó. Ngay hôm đầu tiên, cậu Huấn đã bảo tôi: "Cậu nghe nói cháu học giỏi, có gì cháu chỉ cho thằng Dũng với . Nó lười lắm!". Tôi gật đầu .
Tôi nhận lời với cậu Huấn nhưng tôi chẳng làm tròn. Thằng Dũng là chúa lười, đúng như cậu Huấn nhận xét. Mỗi lần tôi kêu nó học, nó đều lảng đi chỗ khác. Nó chỉ khoái mỗi khoản cóp-pị ở lớp, tôi và nó ngồi kế nhau, nó chép bài của tôi tha hồ. Nhờ có tôi, lần đầu tiên Dũng không phải học đúp lại lớp mười . Cuối năm, nó hí hửng khoe với cậu Huấn nó được lên lớp. Cậu Huấn mừng lắm và cậu cảm ơn tôi rối rít. Cậu tưởng tôi đã "cải tạo" được thằng Dũng.
Dũng chẳng lo học. Nó thường tụ tập với những đứa nhà giàu khác thành một băng và rủ nhau phóng honda ào ào trên phố hoặc chạy đua ra tận ngoại ô . Nó chơi billard rất thiện nghệ . Tôi đã từng lác mắt khi xem nó biểu diễn những cú đánh gom bi cực khó. Nó cũng mê đàn hát xướng. Trong phòng của nó có hai cây guitar điện và một bộ trống. Ngày nào đám bạn của nó cũng kéo tới chơi nhạc ầm ĩ khiến tôi không tài nào học bài được. Những lúc đó, tôi phải ôm tập xuống phòng nhỏ Mai và thằng Liêm ngồi học.
Hôm mới dọn đến, thấy trong hành lý của tôi có cây guitar, Dũng nheo mắt hỏi:
- Mày cũng chơi đàn nữa hả ?
Tôi cười cười . Dũng nói:
- Mày đàn nghe coi!
Tôi đàn. Dũng chăm chú nghe, và chê:
- Cổ điển quá!
Tôi không hiểu:
- Cổ điển là sao ?
- Là ... là nhà quê !
Câu nói của Dũng khiến tôi đỏ mặt. Tôi buông đàn xuống ngồi im. Dũng chẳng thèm để ý đến vẻ sượng sùng của tôi, nó bước lại góc phòng, cầm lên cây guitar điện, hí hoáy so dây .
Dũng dạo tưng tưng vài nốt rồi nhìn tôi, hỏi:
- Mày biết chơi trống không?
Thấy tôi lắc đầu, Dũng khẽ so vai . Rồi nó bắt đầu hát. Bản "Beautiful Sunday". Dũng vừa hát vừa lắc người, hệt những ca sĩ biểu diễn trên ti-vi . Giọng nó khá hay, vang và ấm. Trước một khán giả quê mùa và ngờ nghệch như tôi, Dũng cao hứng hát liền tù tì ba bài. "L''amour c''est pour rien". Rồi "Aline". Hát xong, nó hỏi tôi:
- Hay không?
Tôi gật đầu:
- Hay.
Dũng khoái lắm. Nó vỗ vai tôi:
- Nếu mày thích, tao sẽ kéo mày vào chơi chung với bọn tao .
Dĩ nhiên tôi từ chối . Dũng hát hay . Những bản nhạc cũng hay . Nhưng tất cả chẳng ăn nhập gì đến tâm trạng của tôi . Tôi thích những bản nhạc "cổ điển" của tôi hơn. Chúng đánh thức trong tôi những kỷ niệm xôn xao của làng quê yêu dấu . Chúng thủ thỉ với tôi về tình yêu thầm lặng. Chúng luôn hướng về người tôi thương.
 
V

voldy_317

tiếp...

CHƯƠNG 4

Người tôi thương ở nhà bà cô.
Cô Hà Lan là người chị cả trong dòng họ. Sau cô, đến ba Hà Lan, rồi mới đến ông chú chạy xe đò. Họ hàng bên nội Hà Lan hầu hết đều đi làm ăn xa, chỉ có ba Hà Lan là ở lại làng.
Chồng cô là thương gia cỡ lớn, chủ hãng sản xuất vỏ xe ô-tô . Nhưng hai vợ chồng lại không có con. Khi Hà Lan ra thành phố học, đến ở nhà cô, hai vợ chồng mừng như bắt được vàng.
Hà Lan ở nhà cô y như ở trên thiên đường. Đồ ăn, thức uống, áo quần, giày dép, kể cả tiền tiêu vặt, Hà Lan không thiếu một thứ gì. Bà cô chiều chuộng Hà Lan như chiều chuộng một thiên thần. Bạn Hà Lan cũng được cưng lây . Mỗi lần tôi đến chơi, cô đón tôi như đón khách quí. Cô dọn bánh biscuit mời tôi ăn. Cô mở tủ lạnh, khui cocacola bắt tôi uống. Tôi xấu hổ chín người . Cô làm như tôi chết đói chết khát đến nơi .
Biết tôi ngượng, Hà Lan cầm bánh nhét vào tay tôi, dỗ như dỗ con nít:
- Ngạn ăn đi, đừng ngại!
Không phải tôi ngại, nhưng tôi cảm thấy không được tự nhiên. Căn phòng khách sang trọng này hình như không thích hợp với tôi . Tôi cảm thấy lúng túng và gò bó khi ngồi vào chiếc ghế bành to tướng. Tôi thích như ngày xưa hơn. Mỗi lần đến chơi nhà Hà Lan, chúng tôi thường ngồi bên nhau trên những khúc gỗ đặt dưới giàn thiên lý. Giữa khung cảnh đơn sơ mà gần gũi đó, chúng tôi trò chuyện với nhau thoải mái và thân mật biết bao. Còn ở đây, mọi chuyện đâm ra khác hẳn. Tôi nói năng cứ ngượng nghịu thế nào . Nhìn những chùm đèn lấp lánh treo lơ lửng trên trần nhà và những dãy tủ kính sang trọng kê dọc tường, tôi xụi lơ, hết muốn nói chuyện. Những câu chuyện mà tôi định nói, những câu chuyện về phiên chợ làng, về mùa thị chín, về những buổi chiều len lỏi trong rừng tìm bông dủ dẻ, tỏ ra chẳng thích hợp trong khung cảnh choáng lộn này một chút nào . Chúng trở nên lạc lỏng làm sao.
Những lúc như vậy, lòng nguội lạnh, tôi ăn qua loa vài miếng bánh rồi vội cáo từ. Cô Hà Lan đưa tôi ra đến tận cửa, và dặn: "Ngày mai, cháu đến chơi nhé!". Tôi gật đầu, và ngày hôm sau tôi chẳng đến. Tôi thích gặp Hà Lan ở ngoài phố hơn.
32. Từ hồi lên lớp mười, tôi và Hà Lan không còn học chung trường như trước. Hà Lan học trường Nữ, toàn con gái . Chiều chiều, sau giờ tan học, tôi thường đạp xe qua trường Hà Lan, đứng lóng ngóng trước cổng, đợi nó ra . Hồi đó, không chỉ mình tôi đứng nghệt mặt trước cổng trường con gái vào mỗi buổi chiều. Có cả khối đứa lởn vởn như tôi, mặt đứa nào đứa nấy lấm lét như kẻ trộm.
Trường Nữ giờ tan học là một kỳ quan đối với bọn con trai chúng tôi . Mãi về sau này, tôi vẫn không thể nào quên hình ảnh thơ mộng của những tà áo trắng lững lờ trôi ra khỏi cổng trường như một dòng sông nghi ngút sương mù. Dòng sông ảo ảnh đó đã có một thời cuốn theo nó bao nhiêu mắt nhìn ngây ngất, những mối tình vẫn vơ và thầm lặng, đã sản sinh ra bao nhiêu thi sĩ và những kẻ viết tình ca nổi tiếng và vô danh của cuộc đời.
Tôi chong mắt về phía cổng trường, dáo dác nhìn. Tìm Hà Lan giữa một biển áo trắng mênh mông chẳng khác nào tìm một hạt cát giữa đại dương. Nhưng bằng lòng kiên trì không mệt mỏi, cuối cùng bao giờ tôi cũng tìm ra hạt cát của tôi và bao giờ tôi cũng nhìn thấy nó trước khi nó nhìn thấy tôi. Và chỉ cần nó liếc tôi cười một cái, bao nhiêu mệt nhọc của tôi trong lúc chờ đợi bay biến đâu mất.
Tôi lẳng lặng đạp xe theo Hà Lan, cách một quãng xa . Suốt một chặng đường dài . Hà Lan đạp xe lững thững phía trước, tôi đạp xe lẽo đẽo phía sau, y như hai kẻ xa lạ. Chưa rời xa trường Nữ, tôi chưa dám tiến lên đi song song với Hà Lan. Tôi đã nghe tụi bạn cùng lớp kháo nhau đủ chuyện về nữ sinh trường này . Chuyện nào cũng động trời . Nào là tụi trường Nữ từng vác guốc đánh nhau với tụi nam sinh trường Hoàng Diệu . Chiếc guốc nào của tụi nó cũng đóng đinh lởm chởm, phang trúng là tét đầu . Đánh nhau một hồi, tụi Hoàng Diệu chạy vắt giò lên cổ. Nào là tụi nó từng nắm tay giăng hàng ngang trước cổng trường, chặn một đám lính biệt động quân lớ ngớ đi qua đó, đòi tịch thu mấy chiếc mũ nâu làm... kỷ niệm. Trước bầy nữ quái dữ dằn này, mấy tay lính biệt động súng ống đầy mình nhũn như con chi chi, đành bỏ nón chạy lấy người . Tôi không biết hư thực ra sao nhưng nghe riết các mẩu giai thoại rùng rợn kiểu đó, tôi đâm ngán. Tụi bạn còn dọa: "Đứa nào vô phúc đi ngang trường Nữ một mình coi như đi vào ... tử địa".
Tôi không muốn đi vào tử địa . Tôi chỉ đến đón Hà Lan vào những lúc đông người . Và trên đường về, đợi cho Hà Lan đi thật xa, đến lúc nó rẽ ngoặt vào góc phố, tôi mới dấn xe lên. Tôi không dám đuôi theo Hà Lan ngay còn vì một lẽ khác. Tôi sợ gặp cô Thịnh. Cô Thịnh học chung trường với Hà Lan, lớp mười hai . Cô đã bắt gặp tôi lang thang ở đây một lần. Lần đó, tôi giật bắn người khi đang đuổi Hà Lan bỗng nghe có tiếng gọi sau lưng:
- Ngạn ơi, đi đâu đó ?
Tôi quay lại và nhận ra cô Thịnh. Tôi dừng xe, ấp úng đáp:
- Ngạn đi chơi .
Cô Thịnh nhìn tôi nửa tin nửa ngờ:
- Đi chơi mà đi một mình?
Tôi lúng túng chỉ tay về phía trước:
- Ngạn đi với thằng bạn cùng lớp. Nó chạy đằng kia kìa!
Cô Thịnh nhìn theo tay chỉ của tôi . Cô không biết trong đám con trai đang chạy xe giữa đường có đứa nào là bạn tôi không. Nhưng cô không hỏi, chỉ cười cười:
- Chứ không phải Ngạn đang chạy theo cô bé nào à ?
Tôi đỏ mặt:
- Đâu có.
Tôi chối biến. Tôi không muốn cô Thịnh biết chuyện tình cảm của tôi với Hà Lan. Từ ngày tôi nhận ra khoảng cách giữa tôi và cô, tôi không muốn tâm sự với cô nữa . Tôi thấy xấu hổ. Còn cô, sau lần đó cô cũng không bao giờ hỏi thăm về "cô bé" của tôi . Không hiểu cô đã biết gì chưa .
Lần đầu tiên tôi đến đón Hà Lan, khi thấy tôi cả tiếng đồng hồ sau mới đạp xe lên, Hà Lan ngạc nhiên hỏi:
- Ngạn hư xe hả ?
- Đâu có.
- Sao bây giờ Ngạn mới tới ? Hà Lan thấy Ngạn từ nãy .
- Tôi sợ bạn của Hà Lan chọc.
- Tụi nó không chọc đâu .
Tôi liếm môi:
- Tôi không biết. Tôi nghe người ta nói học sinh trường Nữ ghê lắm.
- Ghê sao ?
Tôi kể cho Hà Lan nghe những chuyện tôi nghe được về học sinh trường Nữ. Nghe xong, Hà Lan mỉm cười:
- Người ta bịa đó. Tụi bạn Hà Lan hiền thấy mồ.
Hà Lan nói, tôi tin ngay . Tôi chưa thấy học sinh trường Nữ giở trò gì ghê gớm, chỉ toàn nghe đồn. Tôi không tin ngôi trường dịu dàng mà cô Thịnh và Hà Lan đang theo học lại đầy rẫy nguy hiểm như tụi con trai vẫn hay kể. Dù vậy, mỗi lần đến đón Hà Lan, tôi vẫn đi tụt lại đằng sau nó suốt một chặng đường dài . Tôi quen như vậy . Tôi sợ cô Thịnh nhìn thấy .
Thường, tôi đưa Hà Lan về tận nhà. Nhưng tôi không vào . Tôi ngồi trên xe cười với Hà Lan và đợi cho nó đi khuất sau cánh cửa, tôi mới lững thững đạp xe đi.
33. Hà Lan ít về làng, dù chú nó chạy xe trên tuyến đường nối liền thành phố và huyện lị. Mỗi lần tôi rủ, nó đều bảo bận ở lại học thêm. Hà Lan có đi học thêm thật, nhưng nó phải vì vậy mà nó không có thì giờ về thăm làng hay không thì tôi chẳng rõ. Không có Hà Lan, tôi về làng một mình. Tháng nào tôi cũng về. Tôi ngồi xe đò ngủ gà ngủ gật. Hơn nửa ngày trời, xe mới về đến huyện. Từ huyện, tôi đạp xe về làng, trên con đường năm nào tôi và Hà Lan vẫn thường đi bên nhau những chiều thứ bảy . Con đường cũ chẳng có gì thay đổi, chạy dọc hai ven đường vẫn những cây bông gòn cao vút, những cây keo tây nơi trú ẩn của những con cánh quýt tuyệt đẹp, những cây sầu đông xơ xác và những hàng rào dâm bụt đỏ chói . Xa hơn nữa là những cánh đồng rập rờn sóng lúa, màu xanh trải dài đến tận lũy tre xa . Cảnh vật vẫn thế, chỉ khác là chiều nay, trên đường về dằng dặc chỉ có mình tôi lặng lẽ đạp xe đi . Đi ngang rừng Sim, tôi không ghé, dù tim tôi đập từng hồi rộn rã. Tôi sợ kỷ niệm níu chân tôi . Tôi sợ ngồi một mình giữa rừng Sim, lòng tôi sẽ ngập đầy lá rụng.
Hôm đầu tiên về làng, tôi ngạc nhiên thấy làng tôi khang khác. Mọi vật vẫn ở nguyên chỗ cũ nhưng khoảng cách giữa chúng dường như có ai đó thu ngắn lại . Tôi đi từ giếng Cây Duối về chợ Đo Đo, thấy đoạn đường sao mà ngắn ngủi, một chớp mắt đã tới nơi . Khoảng cách giữa chợ Đo Đo và nhà tôi cũng vậy, gần nhau đến buồn cười . Tôi nhìn vào chợ, thấy chợ bé đi nhiều . Cây bàng già không còn cao ghê gớm như tôi hằng tưởng. Mới đi khỏi làng có mấy tháng, khi trở về, tôi như người khổng lồ trong câu chuyện bà kể. Nếu bà còn sống hẳn tôi sẽ hỏi: "Bà ơi, ai đã thu nhỏ làng
mình lại hở bà?". Hẳn là bà sẽ đáp: "Không ai cả, cháu ạ. Tại vì cháu lớn lên đó thôi . Khi lớn lên, người ta thường thấy mọi thứ dường như bé đi!". Nhưng bà tôi đã không còn để tôi hỏi và nghe bà âu yếm trả lời . Tôi chỉ nghe thấy cuộc trò chuyện kia trong trí tưởng tượng của tôi thôi .
Mỗi lần về làng, tôi chỉ ở chơi được hai ngày . Tôi dành một ngày để đi thăm thầy cô và bạn bè thuở nhỏ. Thầy Cải đã nghỉ dạy hẳn. Cô Thung vẫn dạy lớp ba và vẫn còn than khát nước giữa giờ học. Lớp vỡ lòng của thầy Phu vẫn đông học trò và cũng giống như bọn tôi hồi trước, lũ nhóc sau này bị thầy phạt nhảy cóc phờ người . Đến trường thăm thầy Phu, ngoái nhìn về cuối lớp, chỗ ngày xưa tôi và Hà Lan ngồi học cạnh nhau, lòng tôi không khỏi bâng khuâng tiếc nhớ.
Tôi đứng trước cổng vườn ông Cửu Hoành, bồi hồi nhìn cây thị năm nào . Cây thị vẫn như xưa, nó chẳng chịu già đi dù dưới gốc ngập đầy lá rụng. Những trái thị vàng nằm lẫn trong đám lá chắc đã bị bọn học trò trường thầy Phu nhặt đi hết rồi . Lát nữa đây, sau giờ học, hẳn sẽ có đứa dán những mảnh vỏ thị lên bàn để tưởng tượng đó là hoa quì hoa cúc. Hệt như tôi hồi nhỏ. Lòng tôi xao xuyến, tôi bứt một chiếc hoa lồng đèn cạnh hàng rào, ngậm trên môi và rảo bước về nhà.
 
Top Bottom