Sử 9 Nguyên nhân kháng chiến chống Mỹ (1954-1975)

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Đọc tham khảo thôi, nếu thi thì cứ lấy trong sách nhé:
Đầu năm 1953, trước sự đe doạ hạt nhân của Mỹ, Liên Xô và Trung Quốc đã hình thành sự hợp tác mới về nhiều mặt trên cơ sở quan tâm, thừa nhận và ủng hộ quyền lợi của nhau, tạo không khí hoà dịu trong quan hệ với Mỹ và phe đế quốc. Liên Xô và Trung Quốc đều thống nhất một chiến lược tiến công hoà bình. Hai bên nhấn mạnh nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình, tranh thủ hướng tới chấm dứt chiến tranh Triều Tiên, tiếp đó sẽ đạt tới một giải pháp hoà bình cho cuộc chiến tranh Đông Dương. Giải pháp đó, phải dựa trên cơ sở chấp nhận chia cắt Việt Nam, góp phần thúc đẩy hoà hoãn giữa Liên Xô và phương Tây, củng cố an ninh của Liên Xô ở châu Âu, tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc triển khai chiến lược hoà bình ở châu Á và trên thế giới.

Do đó, chỉ một thời gian rất ngắn sau khi có sự ký kết đình chiến ở Triều Tiên, Liên Xô đã đề xuất và chủ động vận động Mỹ, Anh, Pháp họp hội nghị năm nước, có Trung Quốc tham gia, để bàn cách làm giảm tình hình căng thẳng ở Viễn Đông.

Chủ nghĩa đế quốc, từ trước đã có ý đồ về một giải pháp chia cắt Việt Nam. Anh đã vận động Pháp và Mỹ tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam, nhưng mãi đến đầu năm 1954, cả Mỹ và Pháp còn hy vọng ở kế hoạch Nava. Từ giữa tháng 3-1954 (quân đội Việt Nam bắt đầu tiến công Điện Biên Phủ), Pháp bắt đầu lo lắng và tỏ ý tán thành giải pháp chia cắt Việt Nam, còn Mỹ vẫn phản đối. Ngày 29-3-1954, ngoại trưởng Đalét đọc một bài diễn văn quan trọng, nhấn mạnh rằng: “Việc Liên Xô và Trung Quốc áp đặt chế độ thống trị cộng sản đối với khu vực Đông Nam Á bằng bất cứ biện pháp nào, là nguy cơ nghiêm trọng cho toàn bộ thế giới tự do. Cần phải chống lại nguy cơ đó bằng hành động chung. Làm như thế sẽ nguy hiểm, nhưng còn ít nguy hiểm hơn là tình hình sau đây vài năm nữa, nếu bây giờ không dám đánh trả lại một cách kiên quyết” 1. Đầu năm 1954, tình hình quân sự trên chiến trường Đông Dương trở nên tồi tệ đối với Pháp.

Sau một quá trình điều đình, vận động và khắc phục khó khăn từ phía Mỹ, tháng 2-1954, bốn nước Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp họp ở Béclin ra thông báo (ngày 18-2-1954) nói sẽ triệu tập hội nghị họp ở Giơnevơ để bàn về lập lại hoà bình ở Đông Dương, có sự tham gia của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và các nước hữu quan.

Tháng 4- 1954, Mỹ còn vận động để quốc tế hoá cuộc chiến tranh, nhưng không được Anh, Pháp ủng hộ; cuối cùng Mỹ buộc phải đồng ý tham gia họp Hội nghị Giơnevơ. Tuy đến dự hội nghị, nhưng Mỹ vẫn vận động lập liên minh quân sự và doạ sẽ can thiệp quân sự trực tiếp nhằm chuẩn bị hành động trong trường hợp hội nghị thất bại, đồng thời cũng để gây sức ép không cho các nước đồng minh nhượng bộ quá nhiều.

Hội nghị Giơnevơ sắp sửa họp, Mỹ lập cầu hàng không Philíppin - Đông Dương, tiếp tế cho quân đội Pháp mỗi ngày từ 200 đến 300 tấn vũ khí, đạn dược, lương thực, quân dụng. Hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương đưa hai tàu sân bay thuộc Hạm đội 7 vào vịnh Bắc Bộ. Ở Oasinhtơn, “bản kế hoạch diều hâu” đã chuẩn bị xong, Aixenhao và Níchxơn (Tổng thống, Phó tổng thống) cùng Rítuây (Tham mưu trưởng liên quân Mỹ) đưa trình Hội đồng an ninh quốc gia và Quốc hội, nhưng bị phản đối, không được phê chuẩn2. Trước đó một tuần, ngoại trưởng Mỹ Đalét tuyên bố: Từ nay, Đông Dương nằm trong khu vực bất khả xâm phạm của chiến lược Mỹ.

Sau đòn thất bại choáng váng của quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ (ngày 7-5-1954), ngày 8-5-1954, Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương mới bắt đầu họp. Phong trào đấu tranh của nhân dân Pháp đòi chấm dứt cuộc chiến tranh ở Đông Dương lúc này phát triển rất mạnh, cộng thêm những tác động khác, làm cho Chính phủ Lanien của Pháp bị đổ, Chính phủ mới do Măng đét Phrăngxơ làm Thủ tướng (ngày 18-6-1954), đã góp phần thúc đẩy Hội nghị Giơnevơ chuyển biến thực sự. Thủ tướng Anh Sớcsin sang Oasinhtơn, đạt được thỏa thuận với Mỹ về các điều kiện tối thiểu cho giải pháp Giơnevơ. Vấn đề đặt ra giữa các nước tham gia Hội nghị Giơnevơ phải thương lượng, mặc cả và nhân nhượng với nhau lúc này, là chia cắt Việt Nam từ đâu (có các dự án cắt từ vĩ tuyến 18, 17, 16 hay 14) và giải pháp về Lào, Campuchia. Mỹ đồng ý chia cắt Việt Nam từ vĩ tuyến 17, nhưng tuyên bố sẽ không ký và không bảo đảm Hiệp nghị. Đồng thời, Mỹ ép Pháp đưa Ngô Đình Diệm lên làm thủ tướng (chính phủ ngụy) chuẩn bị cho kế hoạch Mỹ vào thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam.

Chiến thắng vang dội của quân và dân ta ở Điện Biên Phủ quyết định thắng lợi của ta ở Hội nghị Giơnevơ, chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp ở Đông Dương. Các nước tham gia Hội nghi Giơnevơ tuyên bố công nhận độc lập, chủ quyền thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của nước Việt Nam. Hội nghị Giơnevơ 1954 là cơ sở pháp lý đề nhân dân ta tiếp tục đấu tranh hoàn thành giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Chiến thắng Điện Biên Phủ có ảnh hưởng to lớn, cổ vũ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đang lên cao ở nhiều nơi trên thế giới, báo hiệu thời kỳ sụp đổ từng mảng của chủ nghĩa thực dân. Những nỗ lực can thiệp của Mỹ ở Đông Dương đã không ngăn chặn được sự phát triển thắng lợi của cách mạng Việt Nam và cách mạng các nước Đông Dương. Đó là thắng lợi rất to lớn có tầm quan trọng quyết định đến tiến trình phát triển của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc sau này của nhân dân Việt Nam, nhân dân Lào, nhân dân Campuchia.

Kết thúc Hội nghị Giơnevơ, trưởng phái đoàn Chính phủ Mỹ tuyên bố ghi nhận và cam kết tôn trọng quyết định của chín nước thành viên Hội nghị Giơnevơ. Nhưng liền sau đó, chính Tổng thống Mỹ lại tuyên bố không bị ràng buộc bởi Hiệp định này. Từ đây, Mỹ chủ trương và dùng nhiều biện pháp cản trở việc thực hiện Hiệp định. Đúng 20 ngày sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, đô đốc Mỹ Sabin đến Hà Nội, họp với phái đoàn quân sự Mỹ do Lênđên cầm đầu1. Một bộ phận quan trọng trong kế hoạch đó là kích động, cưỡng ép hơn một triệu đồng bào ta di cư vào Nam. Phần đóng góp của Mỹ cho kế hoạch này là 1.455.000 đôla, 41 lượt tàu biển và 19 máy bay vận tải.

Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương vừa được ký kết (20-7-1954), thì Hội đồng an ninh quốc gia Mỹ thông qua “kế hoạch Menxphin”. Tinh thần và nội dung cơ bản của kế hoạch này là “biến vĩ tuyến 17 thành một phòng tuyến ngăn chặn (chủ nghĩa cộng sản) không thể xoá bỏ được”, chia cắt lâu dài nước Việt Nam. Để lập được phòng tuyến đó cần có một tổ chức liên minh quân sự do Mỹ nắm quyền điều hành.

Sau một thời gian ngắn vận động chuẩn bị, Mỹ triệu tập một hội nghị ở Đông Nam Á, bao gồm: Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtrâylia, Niu Dilơn, Pakitxtan, Philíppin, Thái Lan họp ở Manila (Thủ đô Philíppin). Ngày 8-9-1954 các nước này đã ký “Hiệp ước phòng thủ Đông Nam Á”. Như vậy, chỉ hơn một tháng sau khi Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được ký kết, Mỹ đã thành lập Khối quân sự Đông Nam Á (gọi tắt là SEATO). Trong Hiệp ước này (còn gọi là Hiệp ước Manila) có điều 2, điều 4, điều 8 và một khoản phụ đặt xứ Đông Dương gồm ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia vào “khu vực bảo hộ” của khối Đông Nam Á.

Ngày 13-12-1954, Mỹ và Pháp ký kết văn kiện cho phép các cố vấn quân sự Mỹ tham gia huấn luyện quân đội Sài Gòn. Mỹ thực sự từng bước thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam. Tháng 1-1955, Mỹ chính thức viện trợ quân sự trực tiếp cho quân Sài Gòn. Tháng 8-1955, Mỹ và Ngô Đình Diệm công khai bác bỏ tổng tuyển cử để thống nhất Việt Nam theo quy định của Hiệp định Giơnevơ. Để hoàn toàn xoá bỏ ảnh hưởng của Pháp, ngày 23-10-1955, Ngô Đình Diệm tổ chức ra cuộc “trưng cầu dân ý” để phế bỏ Bảo Đại, lên làm Tổng thống. Ngày 26-4-1956, Pháp đã rút hết quân khỏi miền Nam Việt Nam. Từ ngày 28-4-1956 phái đoàn MAAG của Mỹ chính thức thay Pháp nắm và huấn luyện quân đội Sài Gòn.

Để xoá bỏ hoàn toàn Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương, hợp pháp hoá việc xoá bỏ đó, đầu năm 1957, Mỹ đưa ra Hội đồng bảo an Liên hợp quốc xem xét đề nghị của Mỹ cho ngụy quyền Việt Nam (Ngô Đình Diệm) vào Liên hợp quốc để vĩnh viễn chia cắt nước Việt Nam2, nhưng không thành.

Quá trình thay chân Pháp và phá hoại việc thi hành hiệp định Giơnevơ, Mỹ cũng đồng thời áp đặt chế độ thực dân mới đối với miền Nam Việt Nam. Mỹ xây dựng chính quyền Ngô Đình Diệm thành một bộ máy cai trị quân phiệt đàn áp dã man nhân dân miền Nam Việt Nam bằng các chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, bằng luật 10-59. Với những công cụ thực dân mới do cố vấn Mỹ chỉ đạo như bộ máy cảnh sát, hệ thống nhà tù và quân đội dựa vào viện trợ Mỹ, chính quyền Ngô Đình Diệm thực sự điển hình cho chế độ tay sai thực dân mới Mỹ. Tính ra, từ năm 1954 đến năm 1960, Mỹ đã viện trợ cho chính quyền miền Nam Việt Nam 1.500 triệu đôla.

Trong những năm 1955-1956, Mỹ đã bỏ ra 414 triệu đôla xây dựng các lực lượng thường trực quân ngụy, gồm 170.000 tên và lực lượng cảnh sát 75.000 tên; 80% ngân sách quân sự của ngụy quyền Ngô Đình Diệm do Mỹ đài thọ. Từ năm 1955 đến 1960, có tất cả 800 chuyến tàu chờ vũ khí và phương tiện quân sự của Mỹ vào miền Nam Việt Nam. Mỹ bắt đầu xây dựng các cơ sở quân sự quan trọng như các sân bay Biên Hoà, Tân Sơn Nhất, Sơn Trà, Vũng Tàu. Đến giữa năm 1956, Mỹ đã đặt ở Sài Gòn bốn phái đoàn: MAAG, TRIM, CATO, TERM và đến năm 1960 thêm hai phái đoàn: MSU và USOM. Riêng phái đoàn quân sự MAAG, năm 1954 có 200 cố vấn và nhân viên, đến năm 1960, con số đó đã lên đến gần 2.000 trong đó có 800 cố vấn quân sự.
 
  • Like
Reactions: Dora Dora BlueHappy

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
Tham khảo
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước lớn Liên Xô, Anh, Pháp bị tổn thất lớn cần có thời gian hòa bình để xây dựng lại. Cách mạng Trung Quốc mới thành công, nhưng ngay sau đó Trung Quốc lại phải tham gia chiến tranh Triều Tiên, nên cũng cần có hòa bình để xây dựng. Trên thế giới xu thế chung là hòa hoãn, cùng tồn tại hòa bình. Liên Xô và Trung Quốc đều không muốn ta đấu tranh vũ trang ở miền Nam.
Trong khi đó Mĩ thì khôn khéo che giấu hành động xâm lược miền Nam bằng chủ nghĩa thực dân mới. Chính quyền Ngô Đình Diệm thì thống trị tàn bạo vừa độc tài, phát xít vừa gia đình trị, cách mạng miền Nam bị tổn thất nghiêm trọng.
Từ năm 1955 đến năm 1958, cả miền Nam tổn thất 9 phần 10 cán bộ, đảng viên. Ở Nam Bộ khoảng 7 vạn cán bộ ta bị giết, gần 90 vạn nhân dân, cán bộ bị bắt, bị tù đày, gần 20 vạn bị tra tấn thành tàn tật, chỉ còn khoảng 5000 so với 60000 trước đó.
Trước tình hình đó, nhân dân miền Nam không còn con đường nào khác là phải vùng lên đấu tranh, phong trào Đồng Khởi năm 1960 là nét đặc sắc của nghệ thuật mở đầu cuộc kháng chiến chống đế quốc Mĩ xâm lược.
 

Dora Dora BlueHappy

Học sinh
Thành viên
19 Tháng ba 2017
58
16
36
21
Lào Cai
Nghĩa là như này?

Đầu năm 1953, Liên Xô và Trung Quốc kí kết với Mỹ thực hiện tiến công hòa bình, tránh nguy cơ chiến tranh hạt nhân với Mỹ, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện chiến lược hòa bình, mở rộng chủ nghĩa cộng sản toàn Châu Á. Điều đó đe dọa cho sự "tự do" của các đế quốc ở Đông Dương.

Sau những thất bại nặng nề, đặc biệt là Kế Hoạch Nava và Chiến dịch Điện Biên Phủ (7-5-1954), hiệp định Geneva (8-5-1954) ra đời, Pháp rút khỏi miền Nam, Mỹ thay Pháp nhảy vào và đưa quân đội tay sai ( đứng đầu là Ngô Đình Diệm), âm mưu chia cắt hai miền B-N, biến miền nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự ở Đông Dương và Đông Nam Á.
 
Top Bottom