Sử 8 Nguyên nhân , hậu quả , tích chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.

T

tiendat102

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1:Nguyên nhân , hậu quả , tích chất của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất.
câu 2: Vì sao năm 1917 nước Nga có 2 cuộc Cách mạng ? ý nghĩa lịch sử của cuộc cách mạng tháng 10 nga.
câu 3 : nội dung của chính sách kinh tế mới năm 1921 ở nước nga ? tác dụng của nó.
câu 4 : trình bày nguyên nhân đặc điểm hậu quả và lối thoát cuộc khủng hoảng kinh tế 1933.
câu 5: nguyên nhân , tính chất , hậu quả cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
câu 6: so sánh sự giống và khác nhau giữa cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng mười năm 1917 ở nga.
câu 7 : hãy chọn ra 5 sự kiện lịch sử tiêu biểu nhất của lịch sử thế giới hiện đại 1917 - 1945 .Lí do chọn?
 
N

nguyenbahiep1

http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_tranh_thế_giới_thứ_hai#cite_note-1
Các nguyên nhân cuộc chiến được nêu ra thì có nhiều và là một đề tài đang được tranh cãi, trong đó có Hòa ước Versailles, khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chủ nghĩa dân tộcchủ nghĩa quân phiệt. Cũng chưa có sự thống nhất trong việc tính ngày bắt đầu cuộc chiến: một số người cho rằng đó là khi Đức xâm lược Ba Lan vào ngày 1 tháng 9 năm 1939, một số người khác tính ngày Nhật Bảnxâm lượcTrung Quốc vào ngày 7 tháng 7 năm 1937, còn một số khác thì tính vào một ngày còn sớm hơn nữa: ngày Nhật xâm lăng Mãn Châu vào năm 1931. Cũng một số người khác cho rằng hai thế chiến chỉ là một cuộc chiến được chia ra bởi một cuộc ngừng bắn.[2]
Các chiến sự đã xảy ra tại Đại Tây Dương, châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông, Địa Trung Hải, Thái Bình Dương và phần lớn của Đông ÁĐông Nam Á. Cuộc chiến kết thúc tại châu Âu khi Đức đầu hàng vào ngày 8 tháng 5, 1945 nhưng vẫn còn tiếp diễn tại châu Á cho đến khi Nhật đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945.
Khoảng 62 triệu người đã bị chết do cuộc chiến này (thống kê vẫn tiếp tục nghiên cứu), kể cả các hành động tàn sát diệt chủng của Đức Quốc Xã (Holocaust). 60% người chết là thường dân, chết vì bệnh dịch, nạn đói, nạn diệt chủng và bom đạn. Thiệt hại nặng nhất là Liên Xô với 23 triệu người chết, Trung Quốc với 10 triệu người, theo phần trăm dân số thì là Ba Lan với 16% (5,6 triệu người chết so với 34,8 triệu người trước chiến tranh). Chiến tranh thế giới thứ hai là một cuộc chiến tranh toàn diện, kể cả dân thường không ở mặt trận cũng bị đánh bom hàng loạt.
Vũ khí nguyên tử, máy bay phản lực, ra-đa v.v. là một số phát minh trong cuộc chiến.
Sau cuộc chiến, châu Âu bị chia ra làm hai phái: một phía chịu ảnh hưởng phương Tây do Hoa Kỳ đứng đầu, còn phía kia chịu ảnh hưởng của Liên Xô. Các nước chịu sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ được phục hồi kinh tế sau khi nhận được viện trợ từ Kế hoạch Marshall trong khi các nước kia trở thành các nước cộng sản phụ thuộc Liên Xô. Tây Âu liên kết đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, trong khi các nước Đông Âu liên kết đồng minh theo Hiệp ước Warszawa. Các liên minh này đóng vai trò quan trọng trong Chiến tranh Lạnh sau này. Tại châu Á, sự chiếm đóng Nhật Bản của quân đội Hoa Kỳ đã Tây hóa nước này, trong khi Trung Quốc bị chia ra thành hai nước: nước cộng sản Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và nước Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan.

nguồn google
 
T

thongoc_97977

CÂU 2:
Nga là nhà tù của các dân tộc. CM Nga cần phải giải quyết cho được 2 nhiệm vụ: Đánh đổ chế độ phong kiến Nga hoàng và giai cấp tư sản phản động.
Sau CM tháng 2 - 1917: CM Nga mới chỉ giải quyết được 1 nhiệm vụ là đánh đổ chế độ PK Nga hoàng nhưng đại diện chính quyền tư sản vẫn còn, Nga ở trong tình trạng 2 chính quyền song song tồn tại: Xô Viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính với 1 bên là Chính phủ lâm thời tư san. CM Nga phải tiếp tục thực hiện 1 mục tiêu nữa là đấnh đổ chính phủ lâm thơì tư sản.
CM Tháng 10 - 1917: Đã giải quyết nốt nhiệm vụ còn dang dở, hoàn thành mục tiêu của CM Nga, đưa nước Nga tiến lên xây dựng CNXH.
Do đó, ở Nga năm 1917 mới xảy ra 2 cuộc CM.

*Đối với nước Nga
- Cách mạng tháng Mười làm thay đổi tình hình đất nước và số phận hàng triệu con người ở Nga.
- Mở ra một kỉ nguyên mới:
+ Giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc được giải phóng khỏi ách áp bức, bóc lột.
+ Đưa công nhân, nông dân đứng lên làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.
*Đối với thế giới
- Làm thay đổi cục diện thế giới
- Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho phong trào cách mạng thế giới.
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
câu 3 : nội dung của chính sách kinh tế mới năm 1921 ở nước nga ? tác dụng của nó.
Nội dung chính sách kinh tế mới:
  • Nông nghiệp: Thay thế chế độ trưng thu lương thực thừa bằng thu thuế lương thực, thuế lương thực nộp bằng hiện vật. Sau khi nộp đủ thuế đã quy định trước, nhân dân toàn quyền sử dụng số lương thực thừa và tự do bán ra thị trường.
  • Công nghiệp:
    • Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ có sự kiểm soát của nhà nước, khuyến khích tư nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh tại Nga.
    • Nhà nước nắm các ngành kinh tế chủ chốt như công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương. Đồng thời nhà nước cũng chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp.
  • Thương nghiệp và tiền tệ:
    • Tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại chợ, khôi phục và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn.
    • 1924 nhà nước ban hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
Tác dụng:
  • Chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện, chính sách kinh tế mới đã có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế quốc dân chuyển biến rõ rệt.
  • Đưa nước Nga vượt qua khủng hoảng kinh tế - chính trị, giúp nhân dân Xô Viết vượt qua khó khăn, hoàn thành thắng lợi công cuộc khôi phục kinh tế.
  • Để lại nhiều bài học kinh nghiệm đối với công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở một số nước trên thế giới.
câu 4 : trình bày nguyên nhân đặc điểm hậu quả và lối thoát cuộc khủng hoảng kinh tế 1933.
Nguyên nhân:
  • Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản ổn định về chính trị nên có điều kiện phát triển nhanh về kinh tế và đạt được mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cung vượt quá cầu => suy thoái trong sản xuất.
  • Cuộc khủng hoảng bùng nổ đầu tiên ở Mĩ (tháng 10 - 1929) sau đó lan ra toàn bộ hệ thống tư bản, kéo dài 4 năm.
Đặc điểm: Là cuộc khủng hoảng kinh tế thừa.
Hậu quả:
  • Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã gây nên những hậu quả nghiêm trọng, kéo dài nhất, tàn phá nặng nề nhất nền kinh tế, để lại những hậu quả lớn về chính trị, xã hội trong lịch sử chủ nghĩa tư bản.
  • Về kinh tế: bị tàn phá nặng nề, hàng triệu người lâm vào tình trạng nghèo khổ, công nhân mất việc, nông dân mất ruộng, thất nghiệp tăng nhanh...
  • Chính trị, xã hội bất ổn, nhiều cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra khắp nơi, lôi kéo hàng triệu người.
Lối thoát:
  • Với các nước có ít thuộc địa, ít vốn, nguyên liệu và thị trường (Đức, Ý, Nhật) đi theo con đường chủ nghĩa phát xít (phát xít hóa bộ máy nhà nước):
    • đối nội: thẳng tay đàn áp phong trào cách mạng
    • đối ngoại: tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới, phá bỏ hệ thống Vecxai - Oasinhton.
  • Với các nước có thuộc địa, vốn và thị trường (Mĩ, Anh, Pháp) có thể thoát ra khỏi khủng hoảng bằng những chính sách cải cách kinh tế, xã hội một cách ôn hòa => chủ trương duy trì chính quyền tư sản, duy trì nguyên trạng hệ thống Vecxai - Oasinhton.
câu 5: nguyên nhân , tính chất , hậu quả cuộc chiến tranh thế giới thứ 2.
Nguyên nhân:
  • Sâu xa:
    • Do sự phát triển không đồng đều của các nước tư bản chủ nghĩa => làm cho so sánh lực lượng giữa các nước đế quốc có sự thay đổi về căn bản
    • Việc phân chia thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất thông qua hòa ước Vécxai Oasinhtơn không phù hợp (các nước thắng trận có nhiều quyền lợi về kinh tế, các nước bại trận chịu nhiều thiệt hại và chịu sự nô dịch của của các nước thắng trận) => mâu thuẫn về quyền lợi đã nảy sinh giữa các nước ngày càng gay gắt, từ đó hình thành hai khối Đế Quốc đối địch nhau.
  • Trực tiếp:
    • Do hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 xuất hiện 2 khối đế quốc đối lập.
    • Trong những năm 30 của thế kỷ XX, Chủ nghĩa Phát xít lên cầm quyền ở một số nước, ráo riết chạy đua vũ trang, gây chiến tranh xâm lược chia lại thị trường thế giới.
    • Do chính sách dung dưỡng, thỏa hiệp, nhượng bộ của Anh - Pháp, chính sách trung lập của Mỹ => tạo điều kiện cho các nước phát xít phát động chiến tranh.
Tính chất:
  • Giai đoạn đầu có tính chất là cuộc chiến tranh phi nghĩa.
  • Giai đoạn sau có sự tham gia của Liên Xô, tiếp đó là sự hình thành khối đồng minh chống phát xít với mục đích tiêu diệt phe phát xít và những hiểm họa mà nó mang lại => Mang tính chính nghĩa.
Kết cục:
  • Chiến tranh kết thúc với thất bại hoàn toàn thuộc về phe phát xít, thắng lợi vĩ đại thuộc về các dân tộc trên thế giới đã kiên cường đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít. Trong cuộc chiến ấy, ba cường quốc Liên Xô - Mĩ - Anh là lực lượng trụ cột, giữ vai trò quyết định trong việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít.
  • Hậu quả chiến tranh để lại vô cùng nặng nề đối với nhân loại (hơn 70 quốc gia với 1700 triệu người bị lôi cuốn vào vòng chiến, khoảng 60 triệu người chết, 90 triệu người tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, nhiều cơ sở kinh tế bị tàn phá.)
  • Chiến tranh kết thúc dẫn đến những thay đổi căn bản trong tình hình thế giới.
câu 6: so sánh sự giống và khác nhau giữa cách mạng tháng 2 và cách mạng tháng mười năm 1917 ở nga.
Giống nhau:
  • Động lực cách mạng: công - nông - binh
  • Lãnh đạo: Đảng Bôn - sê - vích.
Khác nhau
Cách mạng tháng 2Cách mạng tháng 10
Mục tiêuLật đổ chế độ phong kiến Nga HoàngLật đổ chính phủ tư sản lâm thời, đưa nước Nga tiến lên chủ nghĩa xã hội
Tính chấtcách mạng dân chủ tư sản kiểu mớicách mạng xã hội chủ nghĩa
Chính quyềnchế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ => hai chính quyền song song tồn tại (tư sản và vô sản), tương quan lực lượng ngang bằng nhau.chính quyền thuộc về ta vô sản và nhân dân lao động
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom