Nguyễn Khuyễn & Tú Xương

T

thuha_148

cả 2 nhà thơ nguyễn khuyến và tú xương đều là nhà thơ dưới cùng 1 triều đại ,1 hoàn cảnh sống nhưng ở 2 tác giả này ta thấy 2 giọng thơ hoàn toàn khác biệt.Đối với thơ nguyễn khuyến ta thấy có chút gì đó nhàn ,cả hồn thơ được gửi vào cảnh vật _1 cảnh vật đẹp như tranh của đồng bằng bắc bộ nhưng nó cũng có sự yên tĩnh lạ thường ,buồn buồn .Còn tú xương thì bất lực trước hoàn cảnh xã hội ,ừ thì ông thương vợ đấy nhưng cái xã hội thối nát lúc bấy giờ không cho phép 1 ông tú nhúng tay vào giúp việc nhà cho vợ .Chính việc ông thấu hiểu nỗi cực khổ sớm hôm của vợ là nỗi niềm thương vợ ,ông tự đặt mình lên cán cân với 5 đứa con ,ông xem mình là gánh nặng của vợ . Ông chửi cha thói đời ăn ở bạc ,1 tiếng chửi ,chửi xã hội thối nát nhưng cũng là tự chửi chính mình ,có chút gì dắng cay,xót xa trong lời thơ của ông .tôi thì chỉ biết đến vậy thôi. Hình như trong sách giáo khoa có 1 đoạn nói về vấn đề này áh ,bạn thử kiếm nha ,mình hok nhớ sgk tập I hay II nữa nhưng cũng có thể là bài tập,
chúc bạn sớm có câu trả lời vừa ý nha:p:);)
 
T

tsukushi493

bạn nói chưa đc rõ ý tớ hỏi lắm bạn ah, bạn như pt bài thương vợ vậy. Bạn tập trung vào Tú Xương thui thì phải, còn Nguyễn Khuyến bạn ko nói gì mấy. Nhưng dù sao tớ cũng thanks bạn, tớ lấy ý bạn để tham khảo. Bạn còn phát hiện ra ý nào nữa thì post lên nhá.
 
T

thuyljnh

Nhà thơ Nguyễn Khuyến, tên thật là Nguyễn Thắng [1], hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi, sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835, tại quê ngoại làng Văn Khế, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Quê nội của ông là làng Và, xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Mất ngày 5 tháng 2 năm 1909 tại Yên Đổ.

Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Khởi (1796-1853), thường gọi là cụ Mền Khởi, đỗ ba khóa tú tài, dạy học. Mẹ là Trần Thị Thoan (1799-1874), nguyên là con của Trần Công Trạc, từng đỗ tú tài thời Lê Mạt.

Thuở nhỏ, ông cùng Trần Bích San (người làng Vị Xuyên, đỗ Tam Nguyên năm 1864-1865) là bạn học ở trường cụ Hoàng giáp Phạm Văn Nghị. Nguyễn Khuyến nổi tiếng là một người thông minh, hiếu học. Năm 1864, Nguyễn Khuyến đỗ đầu cử nhân (tức Giải nguyên) trường Hà Nội. Năm sau (1865), ông trượt thi Hội nên phẫn chí, ở lại kinh đô học trường Quốc Tử Giám. Đến năm 1871, ông mới đỗ Hội Nguyên và Đình Nguyên (Hoàng giáp). Từ đó, Nguyễn Khuyến thường được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.

Năm 1873, ông được bổ làm Đốc Học, rồi thăng Án Sát tại tỉnh Thanh Hóa. Năm 1877, ông thăng Bố Chính tỉnh Quảng Ngãi. Sang năm sau, ông bị giáng chức và điều về Huế, giữ một chức quan nhỏ với nhiệm vụ toản tu Quốc Sử Quán. Nguyễn Khuyến cáo quan về Yên Đổ vào mùa thu năm 1884 và qua đời tại đây.

Nguyễn Khuyến là người có phẩm chất trong sạch, mặc dù ra làm quan nhưng nổi tiếng là thanh liêm, chính trực. Nhiều giai thoại kể về đời sống đời sống và sự gắn bó của Nguyễn Khuyến đối với nhân dân. Ông là người có tâm hồn rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên.
Tú xươngNhà thơ xươên thật là Trần Tế Xương, tự Mặc Trai, hiệu Mộng Tích, Tử Thịnh. Tên bố mẹ đặt cho lúc đầu là Trần Duy Uyên. Ông sinh ngày 5 tháng 9 năm 1870 (tức ngày 10 tháng 8 năm Canh Ngọ), ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định (sau đổi thành phố Hàng Nâu, hiện nay là phố Minh Khai, phường Vị Xuyên, thành phố Nam Định). Ông mất ngày 29 tháng 1 năm 1907.
Tình hình văn bản tác phẩm của Tú Xương hết sức phức tạp. Không có di cảo. Không có những công trình đáng tin cậy tập hợp tác phẩm khi tác giả còn sống hoặc vừa nằm xuống. Sinh thời, nhà thơ sáng tác dường như chỉ để tiêu sầu hoặc mua vui, thơ làm đọc lên cho vợ con, bạn bè nghe, rồi tùy ý chuyền khẩu. Thành Nam thủa ấy còn có nhiều người hay thơ và thơ hay, cùng nỗi niềm và khuynh hướng với Tú Xương như Trần Tích Phiên, Phạm Ứng Thuần, Trần Tử Chi, Vũ Công Tự ...Thơ họ cũng được phổ biến không ít. Lại 3 năm một lần thi hương, sĩ tử cả Bắc Kỳ tụ hội về đây, thơ hay được lan chuyền càng rộng rãi. Vì thế thơ Tú Xương càng dễ bị lẫn lộn.
 
Top Bottom