Sử 8 Nguồn gốc của tôn giáo

Junery N

Cựu Hỗ trợ viên
HV CLB Địa lí
Thành viên
23 Tháng mười một 2019
4,605
12,668
996
Nam Định
In the sky
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tôn giáo” là một thuật ngữ không thuần Việt, được du nhập từ nước ngoài vào từ cuối thế kỷ XIX. Xét về nội dung, thuật ngữ Tôn giáo khó có thể hàm chứa được tất cả nội dung đầy đủ của nó từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây.
a. Nguồn gốc xã hội của tôn giáo
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo là toàn bộ những nguyên nhân và điều kiện khách quan của đời sống xã hội tất yếu làm nảy sinh và tái hiện những niềm tin tôn giáo. Trong đó một số nguyên nhân và điều kiện gắn với mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, một số khác gắn với mối quan hệ giữa con người với con người
- Mối quan hệ giữa con người với tự nhiên
Tôn giáo học mácxít cho rằng sự bất lực của con người trong cuộc đấu tranh với tự nhiên là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo. Như chúng ta đã biết, mối quan hệ của con người với tự nhiên thực hiện thông qua những phương tiện và công cụ lao động mà con người có. Những công cụ và phương tiện càng kém phát triển bao nhiêu thì con người càng yếu đuối trước giới tự nhiên bấy nhiêu và những lực lượng tự nhiên càng thống trị con người mạnh bấy nhiêu. Sự bất lực của con người nguyên thủy trong cuộc đấu tranh với giới tự nhiên là do sự hạn chế, sự yếu kém của các phương tiện tác động thực tế của họ vào thế giới xung quanh. Khi không đủ phương tiện, công cụ để đảm bảo kết quả, mong muốn trong lao động, người nguyên thủy đã tìm đến phương tiện tưởng tượng hư ảo, nghĩa là tìm đến tôn giáo. F. Ăngghen nhấn mạnh rằng tôn giáo trong xã hội nguyên thủy xuất hiện do kết quả phát triển thấp của trình độ lực lượng sản xuất. Trình độ thấp của sự phát triển sản xuất đã làm cho con người không có khả năng nắm được một cách thực tiễn các lực lượng tự nhiên. Thế giới bao quanh người nguyên thủy đã trở thành cái thù địch, bí hiểm, hùng hậu đối với họ. Chúng ta cần thấy rằng, sự thống trị của tự nhiên đối với con người không phải được quyết định bởi những thuộc tính và quy luật của giới tự nhiên, mà quyết định bởi mối tính chất mối quan hệ của con người với tự nhiên, nghĩa là bởi sự phát triển kém của lực lượng sản xuất xã hội, mà trước hết là công cụ lao động.
Như vậy, không phải bản thân giới tự nhiên sinh ra tôn giáo, mà là mối quan hệ đặc thù của con người với giới tự nhiên, do trình độ sản xuất quyết định. Đây là một nguồn gốc xã hội của tôn giáo.
Nhờ hoàn thiện những phương tiện lao động và toàn bộ hệ thống sản xuất vật chất mà con người ngày càng nắm được lực lượng tự nhiên nhiều hơn, càng ít phụ thuộc một cách mù quáng vào nó, do đó dần dần khắc phục được một trong những nguồn gốc quan trọng của tôn giáo.
- Mối quan hệ giữa người và người
Nguồn gốc xã hội của tôn giáo còn bao gồm cả phạm vi các mối quan hệ giữa con người với nhau, nghĩa là bao gồm các mối quan hệ xã hội, trong đó có hai yếu tố giữ vai trò quyết định là tính tự phát của sự phát triển xã hội và ách áp bức giai cấp cùng chế độ người bóc lột người.
Trong tất cả các hình thái kinh tế - xã hội trước hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, những mối quan hệ xã hội đã phát triển một cách tự phát. Những quy luật phát triển của xã hội biểu hiện như là những lực lượng mù quáng, trói buộc con người và ảnh hưởng quyết định đến số phận của họ. Những lực lượng đó trong ý thức con người được thần thánh hoá và mang hình thức của những lực lượng siêu nhiên. Đây là một trong những nguồn gốc xã hội chủ yếu của tôn giáo.
Trong các xã hội có đối kháng giai cấp, sự áp bức giai cấp, chế độ bóc lột là một nhân tố quan trọng làm nảy sinh tôn giáo.
Người nô lệ, người nông nô, người vô sản mất tự do không phải chỉ là sự tác động của lực lượng xã hội mù quáng mà họ không thể kiểm soát được, mà còn bị bần cùng cả về mặt kinh tế, bị áp bức cả về mặt chính trị, bị tước đoạt những phương tiện và khả năng phát triển tinh thần. Quần chúng không thể tìm ra lối thoát hiện thực khỏi sự kìm kẹp và áp bức trên trái đất, nhưng họ đã tìm ra lối thoát đó ở trên trời, ở thế giới bên kia.
b. Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo
Để giải thích nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cần phải làm rõ lịch sử nhận thức và các đặc điểm của quá trình nhận thức dẫn đến việc hình thành quan niệm tôn giáo.
Trước hết, lịch sử nhận thức của con người là một quá trình từ thấp đến cao, trong đó giai đoạn thấp là giai đoạn nhận thức tự nhiên cảm tính. Ở giai đoạn nhận thức này (nhất là đối với cảm giác và tri giác), con người chưa thể sáng tạo ra tôn giáo, bởi vì tôn giáo với tư cách là ý thức, là niềm tin bao giờ cũng gắn với cái siêu nhiên, thần thánh, mà nhận thức trực quan cảm tính thì chưa thể tạo ra cái siêu nhiên thần thánh được. Như vậy, tôn giáo chỉ có thể ra đời khi con người đã đạt tới một trình độ nhận thức nhất định. Thần thánh, cái siêu nhiên, thế giới bên kia… là sản phẩm của những biểu tượng, sự trừu tượng hoá, sự khái quát dưới dạng hư ảo. Nói như vậy có nghĩa là tôn giáo chỉ có thể ra đời ở một trình độ nhận thức nhất định, đồng thời nó phải gắn với sự tự ý thức của con người về bản thân mình trong mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Khi chưa biết tự ý thức, con người cũng chưa nhận thức được sự bất lực của mình trước sức mạnh của thế giới bên ngoài, do đó con người chưa có nhu cầu sáng tạo ra tôn giáo để bù đắp cho sự bất lực ấy.
Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo gắn liền với đặc điểm của của quá trình nhận thức. Đó là một quá trình phức tạp và mâu thuẫn, nó là sự thống nhất một cách biện chứng giữa nội dung khách quan và hình thức chủ quan. Những hình thức phản ánh thế giới hiện thực càng đa dạng, phong phú bao nhiêu thì con người càng có khả năng nhận thức thế giới xung quanh sâu sắc và đầy đủ bấy nhiêu. Nhưng mỗi một hình thức mới của sự phản ánh không những tạo ra những khả năng mới để nhận thức thế giới sâu sắc hơn mà còn tạo ra khả năng “xa rời” hiện thực, phản ánh sai lầm nó. Thực chất nguồn gốc nhận thức của tôn giáo cũng như của mọi ý thức sai lầm chính là sự tuyệt đối hoá, sự cường điệu mặt chủ thể của nhận thức con người, biến nó thành cái không còn nội dung khách quan, không còn cơ sở “thế gian”, nghĩa là cái siêu nhiên thần thánh.
c. Nguồn gốc tâm lý của tôn giáo
Ngay từ thời cổ đại, các nhà duy vật đã nghiên cứu đến ảnh hưởng của yếu tố tâm lý (tâm trạng, xúc cảm) đến sự ra đời của tôn giáo. Họ đã đưa ra luận điểm” “Sự sợ hãi sinh ra thần thánh”.
Các nhà duy vật cận đại đã phát triển tư tưởng của các nhà duy vật cổ đại - đặc biệt là L.Phơbách – và cho rằng nguồn gốc đó không chỉ bao gồm những tình cảm tiêu cực (sự lệ thuộc, sợ hãi, không thoả mãn, đau khổ, cô đơn...) mà cả những tình cảm tích cực (niềm vui, sự thoả mãn, tình yêu, sự kính trọng...), không chỉ tình cảm, mà cả những điều mong muốn, ước vọng, nhu cầu khắc phục những tình cảm tiêu cực, muốn được đền bù hư ảo.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã giải quyết vấn đề nguồn gốc tâm lý của tôn giáo khác về nguyên tắc so với các nhà duy vật trước đó. Nếu như các nhà duy vật trước Mác gắn nguyên nhân xuất hiện tôn giáo với sự sợ hãi trước lực lượng tự nhiên thì chủ nghĩa Mác lần đầu tiên vạch được nguồn gốc xã hội của sự sợ hãi đó.
Nguồn google
 
Top Bottom