Văn 9 Người phụ nữ

tạ khánh linhh

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười 2017
118
110
69
20
Hà Nội
THCS CHu Văn An

nguyendangkhoa1370

Học sinh
Thành viên
4 Tháng chín 2018
146
88
36
16
Hà Nội
Tiểu học Lomonoxop Mỹ Đình
Phân tích vê đẹp của người phụ nữ trong kháng chiến qua hai bài thơ: Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.
Mặc dù sáng tác cách nhau gần10 năm nhưng nổi bật trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và bài thơ “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm là hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thương con, thương cháu và yêu đất nước trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc.
Trong bài thơ “Bếp lửa”, tình bà cháu đã được thể hiện qua hình ảnh bếp lửa. Khi “mẹ cùng cha công tác bận không về” thì người cháu phải “ở cùng bà”. Mặc dù cuộc sống có khó khăn, vất vả nhưng bà vẫn quyết tâm, lo lắng cho cháu, vẫn “kể cháu nghe” truyện, vẫn “chăm cháu học”, vẫn “dạy cháu làm”. Ngay cả khi “giặc đốt làng”, bà cũng “dặn cháu đinh ninh” rằng nếu “có viết thư chớ kể này kể nọ”. Tình cảm của bà dành cho cháu gắn liền với những hy sinh thầm lặng của bà cho cách mạng, cho đất nước, thể hiện tình yêu cháu cũng như tình yêu đất nước sâu sắc. Hình ảnh ấy của người bà luôn được người cháu ghi nhớ từ khi còn nhỏ, cho tới khi đã lớn vẫn nhớ ơn bà của mình.
Nếu trong bài thơ “Bếp lửa” thể hiện tình cảm của bà qua hình ảnh bếp lửa thì nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm qua bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” lại bộc lộ tình cảm của người mẹ Tà Ôi qua những công việc và ước mơ của người mẹ. Cho dù phải “giã gạo”, “tỉa bắp”, phải “chuyển lán”, “đạp rừng” hay phải “giành trận cuối”, người mẹ Tà Ôi vẫn luôn địu con trên lưng. Tình yêu con của người mẹ đã được gắn liền với tình yêu “bộ đội”, tình yêu “làng đói” và tình yêu “đất nước”. Cùng với đó, những ước mong của mẹ từ việc mong con khoẻ mạnh rồi đến giàu có, sau cùng là sống trong đất nước tự do cũng đã thể hiện tình yêu con cũng như khát vọng tự do sâu sắc. Đặc biệt, bằng nghệ thuật ẩn dụ, hai câu thơ “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi ; Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng” đã được nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm sử dụng để nói về tình cảm tha thiết của mẹ dành cho con. Người con chính là một thứ thiêng liêng, là nguồn sống và là niềm hy vọng của người mẹ Tà Ôi, là người mà mẹ luôn hy sinh và gửi gắm khát vọng.
Như vậy, trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc, qua bài thơ “Bếp lửa” và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”, hai nhà thơ Bằng Việt và Nguyễn Khoa Điềm đã nêu bật lên hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn thương yêu, gửi gắm khát vọng cho con cháu gắn liền với tình yêu cách mạng, tình yêu đất nước.
mình nghĩ thế
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Nanh Trắng

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tám 2018
522
116
86
Bình Định
THCS Phước Hưng
Phân tích vê đẹp của người phụ nữ trong kháng chiến qua hai bài thơ: Bếp lửa và Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ.( mọi người làm giúp mk nha!)
Hình ảnh người phụ nữ trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc qua hai bài thơ "Bếp lửa"(Bằng Việt) và "Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ"(Nguyễn Khoa Điềm).
=> Gợi ý: Theo admin Học văn lớp 9
- Đất nước Việt Nam - đất nước của những câu hát ru ngọt ngào một thuở, đất nước của cánh cò trắng bay, đất nước của bàn tay mẹ tảo tần qua bao năm tháng... và từ trong cái nguồn mạch dạt dào ấy, người phụ nữ kết tinh của non nước ngàn năm, là đề tài chưa bao giờ vơi cạn trên đầu ngọn bút của người nghệ sĩ, qua nhiều thời đại khác nhau.
- Nếu thơ trung đại viết về người phụ nữ Việt Nam với nét nổi bật là sự thủy chung, son sắt thì thơ hiện đại lại hướng ngòi bút vào tình yêu gia đình gắn chặt với tình yêu quê hương, đất nước ở họ. Hình ảnh hai người phụ nữ trong hai bài thơ “Bếp lửa” của Bằng Việt và “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” của Nguyễn Khoa Điềm đã minh chứng cho điều đó. Với sự kết hợp nhuẩn nhuyễn giữa biểu cảm với miêu tả, tự sự và bình luận, Bằng Việt đã đưa ta vào thế giới kỉ niệm của tình bà cháu gắn bó cũng là tình cảm đối với quê hương, đất nước trong bài “Bếp lửa”. Còn Nguyễn Khoa Điềm lại thể hiện tình yêu của người mẹ dành cho con gắn chặt với tình yêu làng – nước và tình thần chiến đấu của người mẹ miền tây Thừa Thiên qua “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ” mang giọng thơ ngọt ngào, trìu mến.
- Hai lối viết khác nhau, nhân vật cũng khác nhau về hoàn cảnh nhưng lại gặp nhau ở sự hiền hậu;giàu lòng yêu thương: thương cháu, thương con; chịu đựng hi sinh vì gia đình, vì thắng lợi kháng chiến của đất nước, của dân tộc. Họ đều là những con người mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam anh hùng.
*Hình ảnh người bà trong bài thơ “Bếp lửa”: Hình ảnh người bà trong bài thơ hiện ra với những phẩm chất và đức tính nổi bật: tần tảo, nhẫn nại, yêu đất nước, giàu niềm tin, hết lòng yêu thương, chăm lo chi chút cho cháu và gia đình. ( Em hãy tìm và phân tích một vài dẫn chứng tiêu biểu)
* Hình ảnh người mẹ trong “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”: Từ những khúc hát ru, lần lượt hiện lên những công việc cùng tấm lòng của người mẹ trên chiến khu gian khổ. Đó là người mẹ kháng chiến – người mẹ lao động và tham gia chiến đấu với tình yêu thương, lòng bền bỉ, với tinh thần quyết tâm và niềm tin vào thắng lợi. Người mẹ ấy thắm thiết yêu con và cũng nặng tình thương buôn làng, quê hương, bộ đội, khát khao đất nước được độc lập, tự do.
nguồn sưu tầm
 
Top Bottom