Văn 10 người phụ nữ xưa trong ca dao tục, ngữ ở chương trình 10

COWSTEP

Học sinh
Thành viên
14 Tháng tư 2018
66
20
21
21
Quảng Nam
Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Ai có thể giúp mình làm bài viết số 3 với :)
Đề :Cảm nhận về người phụ nữ xưa trong ca dao tục ngữ ở chương trình lớp 10

Nếu bạn nào rảnh thì có thể viết một bài cũng được,còn ko thì lập dàn ý giúp mình cũng được
 
Last edited by a moderator:

DOANTHUHIENBACSI

Học sinh
Thành viên
2 Tháng tư 2017
104
62
36
25
hình ảnh của những người phụ nữ, ngày ngày vất vả, chịu đựng hi sinh miếng cơm manh áo cho chồng cho con những luôn mang trong mình những đức tính trong sáng, thiện tâm, giàu đức hi sinh. Nơi đó, ta không thể quên được hình ảnh những con cò thân gầy ngày ngày lặn lội.
Trong nền văn học nói chung và trong những bài ca dao xưa, hình ảnh của những người phụ nữ có lẽ đã là những hình ảnh không thể quên và tiêu biểu cho một kiếp người trong xã hội. Trong xã hôi phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu những định kiến hà khắc trong xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại giam hãm cả cuộc đời của người phụ nữ.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Người phụ nữ khi ấy phải theo quan niệm” tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. bởi vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình. Khi chưa đi xuất giá, họ phải nghe theo tất cả sự chỉ đạo của người làm cha. Người cha ấy mà có yêu thương, bảo vệ họ hay không còn tùy theo từng hoàn cảnh. Có những khi những người con gái cũng chỉ có thể là công cụ cho những người làm cha, làm chú trao đổi lợi ích của chính mình. Khi xuất giá, theo quan điểm” cha mẹ đặt đâu con nằm đó” có những lúc chính những người con gái ấy lại không thể biết ai mới là người mà mình sẽ chung sống suốt đời. thời kì phong kiến, không hiếm những người con gáikhông hề biết mặt chồng của mình như thế nào chứ không nói đến được tìm hiểu về nhân phẩm, tính cánh. Thế mới nói, đó chính là cái bi ai của những người phụ nữ. bởi vì thế, họ luôn khóc thầm cho cuộc sống vợ chồng mà không tình yêu của mình. Ai may mắn, gặp được người chồng yêu mình tha thiết, họ được sống như một “ tiểu thư đài các”, được yêu thương, che chở. Thế nhưng nếu như không may mắn, cuộc đời của họ như bước vào những góc tối mà chính bản thân họ cũng không thể phản kháng lại được. bởi vậy thời kì này, không thiếu những câu ca dao nói về sự đau đớn, tủi nhục của người phụ nữ. họ luôn ngóng trông ngày trở về quê mẹ:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
Hay chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Mỗi khi nhớ nhà, nhớ mẹ mà không thể làm như thế nào. Những người làm con phải đi lấy chồng có khi phải xuất giá từ lúc còn rất nhỏ. Có lẽ chính các nàng cũng không biết, lấy chồng là như thế nào. ấy vậy mà nàng phải chịu đựng sự khắt khe của mẹ chồng và cả gia đình của chồng. Mỗi bước đi đầy chông gai, khó khăn. Bởi vậy mà đã có những câu thơ” bưng bát nhà giàu nước mắt chứa chan”. trong chế độ cũ, người mẹ chồng thường là “nỗi sợ” của những người con gái mới về làm dâu trong gia đình bởi quan niệm họ đã “mua “ những người con dâu về để phụ giúp giađình nhà chồng cũng như người làm trong gia đình họ chứ đó đâu có phải là tình yêu thương của con người với con người với nhau. Đây cũng không còn là tình yêu đôi lứa được chấp nhận nữa mà chỉ là sự mua bán, trao đổi của hai bên mà thôi. Và người phải chịu thiệt thòi, không ai khác chính là những người phụ nữ đáng thương không về có sức phản kháng ấy.
Hình ảnh người mẹ có lẽ cũng đã ghi sâu vào lòng người như vậy. những câu ca dao như khắc họa lại cuộc đời của những người phụ nữ từ khi còn ở nhà tới lúc đi lấy chồng và có con. Tuy vất cả nhưng không ai có thể phủ định tình yêu thương, sự nhẫn nại và cam chịu của những người con, người vợ, người mẹ. Bởi vậy, hình ảnh của người phụ nữ là hình ảnh đẹp nhất trong suy nghĩ của mỗi con người bây giờ và mãi mãi về sau
 
  • Like
Reactions: COWSTEP

COWSTEP

Học sinh
Thành viên
14 Tháng tư 2018
66
20
21
21
Quảng Nam
Lý Tự Trọng
hình ảnh của những người phụ nữ, ngày ngày vất vả, chịu đựng hi sinh miếng cơm manh áo cho chồng cho con những luôn mang trong mình những đức tính trong sáng, thiện tâm, giàu đức hi sinh. Nơi đó, ta không thể quên được hình ảnh những con cò thân gầy ngày ngày lặn lội.
Trong nền văn học nói chung và trong những bài ca dao xưa, hình ảnh của những người phụ nữ có lẽ đã là những hình ảnh không thể quên và tiêu biểu cho một kiếp người trong xã hội. Trong xã hôi phong kiến, người phụ nữ có địa vị thấp nhất trong xã hội, họ phải chịu những định kiến hà khắc trong xã hội, những tư tưởng mà tưởng chừng đơn giản nhưng chúng lại giam hãm cả cuộc đời của người phụ nữ.
Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các hạt ra ruộng cày
Người phụ nữ khi ấy phải theo quan niệm” tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. bởi vậy, họ không có quyền quyết định cuộc sống cho chính bản thân mình. Khi chưa đi xuất giá, họ phải nghe theo tất cả sự chỉ đạo của người làm cha. Người cha ấy mà có yêu thương, bảo vệ họ hay không còn tùy theo từng hoàn cảnh. Có những khi những người con gái cũng chỉ có thể là công cụ cho những người làm cha, làm chú trao đổi lợi ích của chính mình. Khi xuất giá, theo quan điểm” cha mẹ đặt đâu con nằm đó” có những lúc chính những người con gái ấy lại không thể biết ai mới là người mà mình sẽ chung sống suốt đời. thời kì phong kiến, không hiếm những người con gáikhông hề biết mặt chồng của mình như thế nào chứ không nói đến được tìm hiểu về nhân phẩm, tính cánh. Thế mới nói, đó chính là cái bi ai của những người phụ nữ. bởi vì thế, họ luôn khóc thầm cho cuộc sống vợ chồng mà không tình yêu của mình. Ai may mắn, gặp được người chồng yêu mình tha thiết, họ được sống như một “ tiểu thư đài các”, được yêu thương, che chở. Thế nhưng nếu như không may mắn, cuộc đời của họ như bước vào những góc tối mà chính bản thân họ cũng không thể phản kháng lại được. bởi vậy thời kì này, không thiếu những câu ca dao nói về sự đau đớn, tủi nhục của người phụ nữ. họ luôn ngóng trông ngày trở về quê mẹ:
Chiều chiều ra đứng bờ sông
Muốn về với mẹ mà không có đò
Hay chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
Mỗi khi nhớ nhà, nhớ mẹ mà không thể làm như thế nào. Những người làm con phải đi lấy chồng có khi phải xuất giá từ lúc còn rất nhỏ. Có lẽ chính các nàng cũng không biết, lấy chồng là như thế nào. ấy vậy mà nàng phải chịu đựng sự khắt khe của mẹ chồng và cả gia đình của chồng. Mỗi bước đi đầy chông gai, khó khăn. Bởi vậy mà đã có những câu thơ” bưng bát nhà giàu nước mắt chứa chan”. trong chế độ cũ, người mẹ chồng thường là “nỗi sợ” của những người con gái mới về làm dâu trong gia đình bởi quan niệm họ đã “mua “ những người con dâu về để phụ giúp giađình nhà chồng cũng như người làm trong gia đình họ chứ đó đâu có phải là tình yêu thương của con người với con người với nhau. Đây cũng không còn là tình yêu đôi lứa được chấp nhận nữa mà chỉ là sự mua bán, trao đổi của hai bên mà thôi. Và người phải chịu thiệt thòi, không ai khác chính là những người phụ nữ đáng thương không về có sức phản kháng ấy.
Hình ảnh người mẹ có lẽ cũng đã ghi sâu vào lòng người như vậy. những câu ca dao như khắc họa lại cuộc đời của những người phụ nữ từ khi còn ở nhà tới lúc đi lấy chồng và có con. Tuy vất cả nhưng không ai có thể phủ định tình yêu thương, sự nhẫn nại và cam chịu của những người con, người vợ, người mẹ. Bởi vậy, hình ảnh của người phụ nữ là hình ảnh đẹp nhất trong suy nghĩ của mỗi con người bây giờ và mãi mãi về sau
Cảm ơn bạn rất nhiều
 
Top Bottom