Văn 10 Nguời mẹ cầm súng - Nguyễn Thi

Pineapple <3

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
750
964
111
Hà Nội
THCS-THPT Tạ Quang Bửu

Thọ Lê 2k5

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng mười một 2018
46
50
16
Nam Định
Trường THCS Yên Phú
ukm, cảm ơn e, e
có cảm nghĩ j về cuốn sách ko ?
Em viết không hay nên trích từ internet chị tham khảo nhé
Dẫn nhập
Nguyễn Thi đã gắn bó với nhân dân miền Nam và xứng đáng với danh hiệu: Nhà văn của người dân Nam Bộ. Nhân vật của Nguyễn Thi có cá tính riêng nhưng tất cả đều có những đặc điểm chung "rất Nguyễn Thi". Đó là: Yêu nước mãnh liệt, thủy chung đến cùng với Tổ quốc, căm thù ngùn ngụt bọn xâm lược và tay sai của chúng, vô cùng gan góc và tinh thần chiến đấu rất cao - những con người dường như sinh ra để đánh giặc. Tính chất Nam bộ: thẳng thắn, bộc trực, lạc quan, yêu đời, giàu tình nghĩa. Hầu hết những tác phẩm được viết trong thời kì này chủ yếu viết về những con người trong kháng chiến, đặc biệt là hình ảnh người phụ nữ trong chiến đấu.Tác phẩm tiêu biểu là: “Người mẹ cầm súng”.
II. Giới thiệu chung
1. Bối cảnh đất nước
Tình hình đất nước trong thời kỳ này bị chia thành hai miền với hai nhiệm vụ khác nhau:
+ Ở miền Bắc, sau khi kháng chiến chống Pháp kết thúc, cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân căn bản hoàn thành, Đảng chủ trương chuyển sang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
+ Ở miền Nam, do vẫn còn dưới ách thống trị của đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai, Đảng chủ trương tiếp tục cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân. Mở đầu thời kỳ ta đấu tranh đòi Mỹ-Diệm thi hành nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ 1954 về Việt Nam.
Trong việc thực hiện những nhiệm vụ, mục tiêu chung của cách mạng cả nước, cách mạng mỗi miền có vị trí và vai trò khác nhau. Miền Bắc là hậu phương nên nó có vai trò quyết định nhất đối với sự phát triển của toàn bộ cách mạng cả nước và sự nghiệp thống nhất đất nước. Miền Nam là tiền tuyến nên nó có vai trò quyết định trực tiếp trong việc đánh đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tay sai, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
è Chính vì hoàn cảnh như vậy mà cũng tác động nhiều đến con người và sự nghiệp của Nguyễn Thi.

2. Tác giả
2.1. Tiểu sử

- Nguyễn Thi tên thật là Nguyễn Hoàng Ca, sinh ngày 15-5-1928 tại xã Quần Phương Thượng, Hải Hậu, Nam Ðịnh. Cha: hương sư Nguyễn Bội Quỳnh, sau bị thải hồi vì những hoạt động yêu nước và Cách mạng. Mẹ: bà Thành Thị Du (vợ hai). Khi cảnh gia đình sa sút, phải sống trong hoàn cảnh thật éo le, nơm nớp lo sợ những trận đòn ghen từ người vợ cả. Tuổi thơ cậu bé Nguyễn Hoàng Ca, từ đó, bắt đầu những ngày tháng bất hạnh, có lúc phải tự kiếm sống như một đứa trẻ lang thang.
- Nguyễn Hoàng Ca theo một người bà con vào Nam từ trước Cách mạng tháng Tám. Bắt đầu tham gia cách mạng năm 17 tuổi, làm thơ và viết văn với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn.
+ Năm 1953, Nguyễn Ngọc Tấn cưới vợ, sau đó tập kết ra Bắc, công tác tại Tạp chí Văn nghệ Quân đội.
+ Tháng 5-1962, Nguyễn Ngọc Tấn xung phong vào Nam, đổi bút danh thành Nguyễn Thi (tên của đứa con trai, với người vợ sau, ở miền Bắc). Là thành viên tích cực của lực lượng Văn nghệ Quân Giải phóng.
+ Tháng 5-1968, theo một đơn vị pháo binh tham dự đợt tổng tiến công Mậu Thân đợt 2 và đã anh dũng hi sinh trên chiến trường vào ngày 9-5-1968.
Trong 06 năm ở miền Nam, Nguyễn Thi có mặt tại hầu hết những điểm nóng của chiến sự: Ấp Bắc, Củ Chi, Bến Tre,...
2.2. Con người
- Nguyễn Thi tính tình nóng nảy, sinh ra mang sẵn trong mình nhiều lạnh lùng kín đáo hơn cởi mở hân hoan; thường khi tỏ ra cực đoan (Bản thân nhà văn cũng nhận ra và rất buồn vì sự khó tính của mình). Ðây chính là dấu vết khó lòng gột rửa, do trong những năm tháng lang thang kiếm sống cậu bé Ca đã phải gai góc, ngang ngạnh để tự vệ, để tồn tại.
- Nguyễn Thi có một năng khiếu nghệ thuật thật đa dạng. Ở Tạp chí Văn nghệ Quân Giải phóng, ông viết diễn ca, vẽ bìa, vẽ minh họa rồi dạy múa, dạy hát; tự mình có thể diễn kịch, múa lân,...
2.3. Sáng tác của Nguyễn Thi
Về sáng tác của Nguyễn Thi có thể chia làm hai thời kỳ chính:
- Từ năm 1950 đến 1962: sáng tác trên miền Bắc, với bút danh Nguyễn Ngọc Tấn. Với các tác phẩm tiêu biểu như: tập thơ Hương đồng nội, hai truyện ngắn: Trăng sang và Đôi bạn.
- Từ 1963 đến 1968: sáng tác ở miền Nam, với bút danh Nguyễn Thi. Những tác phẩm tiêu biểu ở các thể loại: ký, truyện ngắn, truyện ký, tiểu thuyết được tập hợp trong “Truyện và ký” Nguyễn Thi.
3. Tác Phẩm

3.1. Hoàn cảnh sáng tác
- Năm 1965, đế quốc Mỹ đã ồ ạt đưa quân Mỹ và chư hầu vào miền nam, tiến hành cuộc chiến tranh cục bộ với qui mô lớn, đồng thời dùng không quân, hải quân tiến hành cuộc kháng chiến tranh phá hoại miền Bắc. trong thời gian này Nguyễn thi vừa tham gia kháng chiến vừa tập trung viết truyện kí.
- Tác phẩm “Người mẹ cầm súng”được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông công tác với tư cách là một nhà văn - chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1965. Sau được in trong Truyện và kí NXB Văn nghệ Giải phóng, 1965.
3.2. Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về Chị Nguyễn Thị Út- người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ. Chính vì vậy ngay từ khi còn nhỏ chị út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị bóc lột…và lần nào chị cũng vùng lên đánh trả lại.
Năm 13 tuổi được sự ủng hộ của các cán bộ Việt Minh, chị được chuộc ra khỏi nhà địa chủ, thoát khỏi cảnh nô lệ, là người có tính khí mạnh mẽ, chị sớm chịu ảnh hưởng từ sự tuyên truyền về cuộc cách mạng của các cán bộ việt minh, từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản cho đến sau này…
Khi người Pháp tái chiến Nam bộ, chị xung phong tham gia chiến đấu và lập nhiều chiến công vẻ vang. Chị trở thành người giao liên, liên lạc cho các cán bộ quân sự.
Sau khi lập gia đình với anh Lâm Văn Tịch, chiến sĩ Việt Minh tại địa phương, 2 vợ chồng vẫn tiếp tục tham gia kháng chiến, vừa tham gia chiến đấu vừa chăm lo việc nhà.
Mãi đến cuối năm 1959, gia đình bà trở về Tam Ngãi. Sau Phong trào Đồng khởi, ông bà tham gia hoạt động quân sự của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Dù phải chăm lo chuyện gia đình và con cái, ngay cả khi mang thai bà vẫn tích cực tham gia hoạt động binh vận, du kích, tham gia đánh nhiều trận, tuyên truyền vận động nhiều binh lính bỏ ngũ.
Năm 1965, bà được cử đi dự Đại hội anh hùng chiến sĩ thi đua lực lượng vũ trang toàn miền Nam và được bầu là nữ anh hùng lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam, được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng Nhì.
4. Khái niệm về truyện kí
Truyện kí là khái niệm chỉ các tác phẩm tự sự nói chung thường tập trung cốt truyện vào việc trần thuật một nhân vật: những danh nhân về khoa học và nghệ thuật, những anh hùng trên mặt trận chiến đấu và sản xuất, chính khách, nhà hoạt động cách mạng….
III. Nội dung

3.1 Người phụ nữ Nam bộ trong kháng chiến chống Mỹ-thông qua hình ảnh chị Út Tịch.

- Chị Út Tịch trong đời sống hàng ngày.
Mỗi một nhân vật trong tác phẩm đã thể hiện một cách đặc sắc phẩm chất, cá tính của con người Nam Bộ trung dũng kiên cường gắn bó với gia đình, quê hương trung thành với cách mạng.
Yêu biết mấy những con người đi tới
Hai cánh tay như hai cánh bay lên
Ngực dám đón những phong ba dữ dội
Chân đạp bùn không sợ các loài sên.”

(Trích: Mùa Thu Mới của Tố Hữu)
Hình ảnh những con người Việt Nam ấy đã đi vào thơ ca như một niềm thơ lớn và trở thành phần hồn của con người đất Việt. Văn thơ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ đã dựng lại một thời máu lửa, đi sâu tìm tòi khám phá ca ngợi vẻ đẹp của con người. Tôi nhớ mãi một nhân vật chị Út Tịch vừa dũng cảm chiến đấu với kẻ thù vừa là một người phụ nữ đảm đang. Chị là hiện thân vẻ đẹp của con người phụ nữ Việt Nam, của sức mạnh dân tộc.
Chị Út Tịch trong tác phẩm “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi là một người phụ nữ dũng cảm, gan dạ, căm thù giặc sâu sắc và yêu thương mọi người. Với dáng người nhỏ gọn, chị có khuôn mặt tròn và đôi mắt to sáng. Con người chị thể hiện sự thông minh nhanh nhẹn, từ nhỏ chị đã phải đi ở đợ, chị chống trả bà chủ của mình không ngần ngại. Đánh vợ của Hàm Giỏi “…Lúc ngồi dậy sẵn tay, Út liệng luôn cái chén vào mặt mụ …”. “Út thủ sẵn nắm ớt bột. Con kia lớn gấp ba út. Nó vừa quơ cây lên thì nắm ớt bột đã đập ngay vào mặt nó”. Đánh vợ Hàm Giỏi không hiểu vì sao nhưng lần này thì Út đã hiểu ra rằng đánh nó để nó không đánh mình. Lúc nhỏ thường xuyên phải chịu những trận đòn chính vì thế mà cái bản lĩnh gan dạ điều này càng được thể hiện rõ trong những lần tham gia kháng chiến, trong con người Út đã tồn tại lòng căm thù đối với giai cấp bóc lột. Rồi cách mạng đén với chị , chị rất hăng hái đánh Tây. Chị vừa chăm sóc gia đình con cái vừa tham gia chiến đấu. Trải qua những cuộc đấu tranh với cách mạng chị đã trở thành một con người khôn ngoan, thông minh sắc sảo. Dù là một người phụ nữ nhưng chị phân tích đánhgiặc rất linh hoạt. Lòng căm thù giặc đã ăn sâu vào tiềm thức của chị.
Cũng như bao người phụ nữ Việt Nam chị cũng lấy chồng, sinh con, cũng bươn chải lo cho cuộc sống của gia đình mình. Chị là một người phụ nữ thuỷ chung, một nguời chăm sóc những đứa con của mình chu đáo, mặc dù chị mải lo chiến đấu nhưng chị không bao giờ quên đi nhiệm vụ của một người mẹ. Ngày chị vẫn ghé qua nhà một lần để xem bọn trẻ thế nào…, chị chà gạo lứt với muối xay nhuyễn để ở nhà cho con bé quấy bột cho em . Chị dặn con ở nhà nấu cơm không được chắt nước, sợ nó bị bỏng .Chị sửa lại mái nhà dột, bện lại dây võng những công việc đó đãng lẽ ra là công việc của người chồng nhưng những người phụ nữ họ đã gánh vác, thu về tất cả những công việc đó. Điều đó đã cho chúng ta thấy chị Út Tịch không chỉ là một người phụ nữ đẩm đang mà còn là hậu phương vững chắc, niềm tin tưởng lớn lao để cho anh Tịch ra mặt trận. Chị Út Tịch được làng xóm yêu mến và giúp đỡ nững lúc khó khăn. Má Hai hêt lời khen ngợi Út vì tóc đã quàng tai, va quàng súng, vừa đánh giặc vừa làm nuôi con. Trong chiến tranh loạn lạc, khi anh Tịch đi chiến dấu thì Út ở nhà làm đủ nghề để kiếm tiền nuôi con và vừa hoat động cách mạng: trồng dưa, đi bán khoai, bán bánh,bán mì nấu, nước mía tại chợ Cầu Kè. “Số tiền có được Út quyên góp may đồ tặng các anh hết” đó cũng đã thể hiện được tấm lòng nhân hậu, thương người của chị, đó cũng là phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Chị Út Tịch là một nhân vật nữ anh hùng, đây cũng là đại diện cho nhân dân Miền Nam về tinh thần đấu tranh thống nhất nước nhà. Bằng sự tài tình và khéo léo của nhà văn Nguyễn Thi đã làm nổi bật nhân vật Út Tịch của mình không chỉ là một ngừi phụ nữ dũng cảm mà còn là một người phụ nữ đảm đang việc nhà, có một tấm lòng nhân hậu thông qua những hình ảnh rất bình dị, gần với thực tế của nhân dân ta lúc bấy giờ.
- Chị Út Tịch trong chiến đấu.
Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt nam, phụ nữ miền Nam là lực lượng xung kích, là "đội quân tóc dài" trên mặt trận đấu tranh chính trị; trong đấu tranh vũ trang, phụ nữ miền Nam cũng không kém nam giới về mưu trí và lòng dũng cảm. Chị Nguyễn Thị Định, Hội trưởng Hội Liên Hiệp Phụ Nữ giải phóng miền Nam Việt Nam, vừa là Phó tư lệnh Lực lượng vũ trang Giải phóng miền Nam, cùng với hàng trăm nữ anh hùng lực lượng vũ trang sản sinh ra từ cuộc kháng chiến chống Mỹ (chỉ riêng Nam Bộ đã có 51 nữ anh hùng được tuyên dương) là những minh chứng. "Người mẹ cầm súng", đó là một biểu tượng dường như nghịch lý, nhưng rất chân thực, thể hiện sự hòa hợp của tính chất rất anh hùng mà cũng rất mực nhân hậu trong người phụ nữ Việt Nam.
Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà thật xứng đáng với tám chữ vàng: "Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang".
Chị Út Tịch từ một cô bé con nhà nghèo phải đi ở đợ, Chị đã được cách mạng giác ngộ và trưởng thành, trở thành một chiến sĩ du kích dạn dày kinh nghiệm cùng đồng đội liên tiếp lập nhiều chiến công. Nhưng có ai ngờ rằng thành tích đó là của chính người mẹ có đến chín lần sinh nở. Điều đặc biệt là cứ mỗi lần sinh được ít ngày, chị Út lại cầm súng ra trận chiến đấu hết mình và mang về những chiến công lừng lẫy.
Nhân vật chị Út quả là một nhân vật điển hình. Trong đời làm mẹ và đánh giặc của Chị các mối quan hệ được nhà văn miêu tả hết sức sinh động với nhiều tình huống khác nhau, mâu thuẫn khác nhau. Mối quan hệ giữa Chị và đàn con; với chồng; với đồng bào xã Tam Ngãi; với quân thù...
Trong những cuộc chiến dấu với địch chị đa trải qua biết bao nhiêu gian nan vất vả nhưng ý chí quyết tâm đánh giặc không hề bị rung chuyển.Chị đã từng phản kháng lại khi bị đánh đập dã man. Nhiều người hỏi "Uống thuốc gì mà gan dữ vậy?" Chị trả lời là có uống thuốc gì đâu, bị đòn nhiều quá mà cứ phải ngậm ở trong lòng mới nảy ra cái gan dữ vậy. 14 tuổi thôi nhưng Chị đã biết rút ra một điều có ý nghĩa làm phương châm cho suốt đời "đánh nó để nó không đánh được mình". Với bọn địa chủ như thế, sau này đánh Pháp, đánh Mỹ cũng vậy. Lên 15 tuổi, Chị xin đi bộ đội. Các chú bộ đội hỏi "Tại sao?" Chị trả lời ngay "Ở đợ cực quá". "Đi đánh tây cũng cực vậy" - các chú bộ đội cười và nói. Chị tỉnh bơ: "Đi đánh tây sướng bằng tiên chứ cực gì!". "Nó đánh mình mình đánh lại nó mới sướng chớ!". Đó là quan niệm về hạnh phúc, về sướng khổ ở đời. Với quan niệm đó của chị cho thấy rằng người phụ này rất hào hứng nhiệt tình khi tham gia chiến đấu bảo vệ dân tộc.
Qua tác phẩm chúng ta còn thấy được cả một gia đình nhà chị Út sôi nổi và hào hứng với cách mạng chứ không riêng gì Chị. "Đi làm cách mạng là cái công việc mà nếu phải ngừng lại một lúc nào đó thì cả hai vợ chồng sẽ cảm thấy le loi, trơ trọi, buồn khổ không biết chừng nào". Cho nên đã đánh giặc thì phải "đánh cho còn cái lai quần cũng đánh". Không những vậy chị còn tập cho các con lối sống phù hợp với hoàn cảnh kháng chiến. Các bà má đều khen: "Mẹ con nó dạy nhau cùng một khuôn, con Út kia đi đánh giặc thì lại có con Út này ở nhà". Khi đánh địch gần nhà, chị Út dặn con "nó tới rồi, đừng có ra nghe con và cùng đừng có sợ". Chị lại dạy chúng động tác chổng mông ngồi hầm chống bom. Đánh trận, quá nửa đêm mới về đứa lớn dậy mở cửa, mấy đứa nhỏ nhí nhố "Má về! Má về!" và thức dậy đều hết. Chị út không kịp mở bao đạn, ôm lấy con "Trong những tiếng ríu rít của đàn con, Út nghe câu được câu mất. Chị vui như vừa đi xa về. Một niềm vui kỳ lạ, tưởng như việc sống chết xảy ra vừa nãy là không có.
Chính vì sự hy sinh cao cả, tình yêu gia đình, tình yêu đất nước của Chị cũng như cả gia đình Chị mà gia đình Chị luôn được đồng bào Tam Ngãi rất yêu thương. Đặc biệt con người Chị sống và chiến đấu là một tấm gương lớn không những cho đồng bào lúc bấy giờ học tập mà thế hệ con cháu noi theo trong những cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước mai này.
Dù rằng giờ đây chị Út Tịch - người mẹ cầm súng, người mẹ anh hùng với thật nhiều huyền thoại đó không còn nữa. Và giờ đây thế hệ con cháu chúng ta được sống và cất cao tiếng hát dưới bầu trời hòa bình. Ở đó có "Cờ hòa bình bay phấp phới. Giữa trời xanh biếc xanh". Ở đó có "đàn bồ câu trắng trắng. Mắt tròn xoe hiền hòa" tất cả những gì chúng ta có như vậy là cả một sự hy sinh thầm lặng và lớn lao của những người anh hùng như chị Út.
ð Đi dọc chiều dài lịch sử dân tộc, không đâu là không thấy bóng của người phụ nữ Việt Nam; và cũng chạy theo chiều dài lịch sử thơ văn, không đâu là không thấy bóng những con người đảm đang, bất khuất. Chị Út trong tác phẩm của Nguyễn Thi là nét son chói lọi về người phụ nữ Việt Nam thương con và yêu nước tha thiết. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã từng ngợi ca xúc động chân thành:
"Chị em tôi toả nắng vàng lịch sử
Nắng cho đời và cũng nắng cho thơ.
"
1. Tinh thần kháng chiến của con người Nam bộ
Tinh thần kháng chiến của người Nam bộ ngoài nhân vật tiêu biểu là chị Út thì ta cũng thấy xuất hiện những con người đã làm nên lịch sử: Anh Tịch, Anh Hai, Chú Chín
Họ đều là xuất thân từ nông dân, những người chân lấm tay bùn, ít học, đói nghèo, nhưng trong trái tim của từng nhân vật nói riêng, con
người Nam Bộ nói chung hay cả dân tộc Việt Nam này đều mang trong mình một tinh thần dân tộc to lớn, đó là lòng căm thù giặc sâu sắc, tình yêu đất nước yêu quê hương mãnh liệt; điều này thể hiện rõ qua từng nhân vật :
· Nhân vật anh Tịch : anh là người dân tộc Khơ- me, một con người hiền lành, chân chất, thật thà. Có sự đồng cảm lớn giữa anh và chị út Tịch hồi còn nhỏ cũng vì nhà nghèo mà phải đi ở đợ khắp nơi, cùng mang chung một mối thù và đặc biệt là anh cũng hăng hái, nhiệt tình tham gia kháng chến. Chính vì thế nhờ sự mai mối, giới thiệu của chú Chín hai người đã đến với nhau một cách tự nhiên và nên vợ chồng. Họ cùng nhau san sẽ việc nhà cùng nhau động viên hỗ trợ tham gia kháng chiến. Tình yêu của hai anh chị là động lực mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khi mới quen nhau họ đã là đồng chí, khi lấy nhau rồi họ là đồng đội. A Tịch dẫu không muốn rời xa tỏ ấm nhỏ của mình, rời xa người vợ mới cưới song anh đã không do dự vẫn hăng say tham gia chiến dịch, gia đình anh như là một tiểu đội đến cả con cũng tham gia cách mạng. Lúc vợ sinh,vợ mang bầu vừa nuôi con nhỏ,vừa tham gia lao động, mặc dù anh thương nhưng được chị út động viên nên nhiệm vụ anh hoàn thành rất xuất sắc. Điều này chứng tỏ anh là một con người có trách nhiệm, lòng hi sin cao cả ,sẵn sàng bỏ qua lợi ích cá nhân mà lo cho lợi ích tập thể, cho mọi người.
· Chú Chín _một cán bộ bộ đội: người mà dẫn dắt Út tham gia kháng chiến ngày đó út mới 17 tuổi thấy tinh thân út mạnh mẽ, kiên cường đã giao cho Út làm giao liên. Chú như người anh, người chú, người cha luôn yêu thương, đùm bọc, lo lắng cho út. Giúp gia đình Út trả hết nợ không còn phải làm thuê, ở đợ nữa, kiếm cho út một anh chồng tốt, hướng dẫn Út làm Cách mạng…. Sau khi chú hi sinh trong khi làm nhiệm vụ, nhưng hình ảnh chú Chín luôn hiện diện trong tâm trí vợ chồng anh Tịch và mọi người .
· Nhân vật anh Hai cũng vậy luôn một lòng vì tổ chức, một lòng vì cách mạng, tinh thần tham gia kháng chiến nhiệt tình, mạnh mẽ như đã ngấm vào máu thịt con người anh. Hoạt động bí mật khiến anh phải lẫn trốn, bị bắt trói, đánh đập, lột sạch quần áo nhưng ý chí kiên cường, tình thần sắt thép đã không làm anh nhụt chí, trái lại nó như là tiếp thêm sức mạnh cho anh. Hoạt động tham gia kháng chiến, bị bắt, trốn thoát lại hoạt đông… Anh không hề sợ, ở đây cấm mai anh đi chỗ khác làm, ngày hoạt động khó khăn thì anh đi làm trong đêm tối…
Còn rất nhiều, rất nhiều những con người như vợ chồng út Tịch, như chú Chín, như anh Hai… Họ mặc dầu không học cao hiểu rộng, họ là những con người rất đồi bình thường, không kể người Khơ-me hay người Kinh; những con người nông dân chất phác, chẳng ngạigian nguy, thử thách sẵn sàng dẹp bỏ lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mà sẵn sàng nổ lực đem hết thân mình phục vụ cho cách mạng, cho đất nước quê hương. Cho thấy tinh thần kháng chiến luôn mạnh mẽ, luôn bốc cháy trong tâm hồn của người dân Nam Bộ nói chung, dân tộc Việt Nam nói riêng.
2. Khuynh hướng sử thi trong tác phẩm
Ở Nguyễn Thi có sự hài hòa tuyệt vời giữa sống-chiến đấu-sáng tác.
Khuynh hướng sử thi ảnh hưởng quyết định, tạo nên nét gần gũi giữa phong cách Nguyễn Thi với phong cách thời đại. Suốt đời, nhà văn tự nguyện sáng tác bằng mồ hôi, nước mắt và cả máu từ trái tim mình để ngợi ca chủ nghĩa anh hùng Cách mạng miền Nam. Trang viết Nguyễn Thi thể hiện thái độ dứt khoát, lập trường tư tưởng vững vàng: tất cả vì nhân dân, vì tổ quốc. Nguyễn Thi thành công nổi bật khi xây dựng những điển hình nông dân Nam bộ, đặc biệt là nhân vật trẻ con và phụ nữ. Hình như ở đó luôn gửi gắm thật nhiều tâm sự, tâm huyết của nhà văn.
Sử thi là những áng văn tự sự có quy mô hoành tráng, miêu tả và ca ngợi những thành tựu, những sự kiện có tính chất toàn dân, có ý nghĩa trọng đại đối với cộng đồng, ca ngợi tinh thần dũng cảm, kiên cường vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Chất sử thi đã làm nên giá trị, làm nên sức sống cho từng trang viết, làm sống lại không khí hoành tráng của một thời đại anh hùng, tiêu biểu là truyện ngắn “Người mẹ cấm súng” của Nguyễn Thi. Tác phẩm mang đậm tính sử thi được thể hiện qua việc miêu tả những cảnh chiến tranh khóc liệt, cuộc sống gian khổ của người mẹ Út Tịch. Người mẹ cầm súng của Nguyễn Thi phát họa nhiều hình ảnh thiên nhiên, con người với nhiều gan góc, và chịu đựng. Hình ảnh người mẹ luôn mang tinh thần chiến đấu cao, căm thù giặc sắc thể hiện rõ tính sử thi trong tác phẩm. Tính sử thi còn thể hiện qua việc“thằng Hiển mới 2 tuổi rưỡi đã biết ôm súng của mẹ hát bài đánh Mỹ”.
Chị Út Tịch là nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Người mẹ cầm súng của nhà văn Nguyễn Đình Thi. Tác phẩm này nhà văn không hề hư cấu mà đưa nguyên xi những gì thực nhất vào chuyện, có lẽ vì vậy mà tính sử thi cũng hiện diện rất thực chăng? Tác phẩm đã ca ngợi tinh thần đấu tranh cao của người nông dân miền nam anh dũng, kiên cường, căm thù giặc sâu sắc.
IV. Nghệ thuật
1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật
Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn. Nguyễn Thi đã xây dựng nhân vật Út tich với dáng người nhỏ gọn, chị có khuôn mặt tròn và đôi mắt to sáng. Con người chị thể hiện sự thông minh nhanh nhẹn, từ nhỏ chị đã phải ở đợ, chị đã chống trả chủ của mình không ngần ngại (đánh vợ của Hàm Giỏi: “…Lúc ngồi dậy, sẵn tay, Út liệng luôn cái chén vào mặt mụ…”.
“Út thủ sẵn nẵm ớt bột…nó vừa quơ cây lên thì nắm ớt bột đã đập vào mắt nó”.
Rồi cách mạng đến với chị, chị rất hăng hái đi đánh tây “một buổi sáng, các anh bộ đội thấy 1 em bé gái ốm tong teo, mặc quần cụt, áo cánh vải xe lửa vá chằng…đến năn nỉ xin đi theo bộ đội…đánh Tây sướng bằng tiên chứ cực gì…nó đánh mình, mình đánh lại nó mới sướng chớ…”
Chị vừa chăm sóc gia đình con cái vừa tham gia chiến đấu
Chị không ngần ngại xông vào những nơi nguy hiểm của giặc. Rồi sau này cũng vậy chị mang thai hơn 7 tháng nhưng chị không nghỉ mà chị vẫn chiến đấu không lo sợ “tôi có bụng nhưng tôi khỏe. Mấy anh đào giùm công sẹ. Súng nổ mặc tôi”. Cho đến lúc sinh, sinh xong chưa được bao lâu chị lại tham gia chiến đấu.
Trải qua các cuộc đấu tranh tiếp xúc với cách mạng chị đã là 1 con người khôn ngoan, thông minh sắc sảo dù là phụ nữ nhưng chị phân tích đánh giặc rất linh hoạt…từng cách thức chiến đấu “từng chút một, Út giữ chặt lòng mình với cách mạng”.
Nguyễn Thi xây dựng hình tượng nhân vật chính trong tác phẩm "Người mẹ cầm súng", về sau được dựng thành phim "Khi mẹ vắng nhà", do Trần Khánh Dư làm đạo diễn. Nhân vật của Nguyễn Thi luôn hiện lên tinh thần đấu tranh cao, ý chí vươn lên dù khó khăn cũng vượt qua. Tất cả nhân vật trong tác phẩm là hình ảnh đáng nhớ. Ở mỗi nhân vật luôn toát lên cái gì đó gần gũi, yêu thương. Nhân vật chính là Nguyễn Thị Út Tịch đã khiến cho người đọc cảm thấy một tình cảm cao cả không có gì bằng khi phải chống chọi với chiến tranh, và xót xa khi xa những đứa con thân yêu của mình.
Nguyễn Thi khắc họa hình tượng nhân vật gần gũi, dũng cảm, gan dạ, lòng căm thù giặc sâu sắc. Từ nhân vật chính là Út Tịch đến người hàng xóm- nhân vật quan trọng trong tác phẩm. Và đặc biệt là những đứa con , tuy còn nhỏ nhưng đã biết tự bảo vệ cho mình, sẵn sàng trong mọi tình huống có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chị hai tên Bé, đã chăm sóc những đứa em của mình khi mẹ ra trận, hình tượng người chị cũng được tác giả khắc họa rõ nét, động lại trong mỗi chúng ta một tình cảm thiêng liêng nhất đời người.
Mặc dù cốt truyện còn đơn giản, tình huống truyện chưa thực sự đặc sắc nhưng bằng ngòi bút trữ tình của mình, Nguyễn Thi đã làm lay động tâm hồn độc giả khi sang tác này xuất hiện ở xã hội bấy giờ, mà bây giờ khi đọc lại chúng ta cũng không tránh khỏi sự lay động đó.
Người mẹ - người chiến sĩ Út Tịch đau đớn khi nhìn những đứa con mà ngậm ngùi, mỗi lần tiếng sung nổ là chúng biết mình sắp phải xa mẹ, chúng khóc lên và năn nỉ mẹ ở lại với chúng. Câu nói của đứa chị hai nói với những đứa em của mình: “Má dặn chừng nào má đi đánh giặc thì không được đòi má kia mà” đã thể hiện sự chịu đựng, cố gắng không được nhớ mẹ khi mẹ đi đánh giặc.
à Út Tịch là một người mạnh mẽ thể hiện long căm thì giặc chị đại diện cho nhân dân miền Nam về tinh thần đấu tranh thống nhất nước nhà.
Nguyễn Thi đã làm nổi bật lên nhân vật của mình bằng những hình ảnh rất bình dị, gần gũi với thực tế của nhân dân lúc bấy giờ. Trong những hoàn cảnh khó khăn như vậy thì ai cũng giống như chị út Tịch cũng đều hành động như chị thôi “Người mẹ cầm súng”.
2. Ngôn ngữ trong tác phẩm.
Nguyễn Thi là người con của Miền Bắc, tuy nhiên khi viết “Người Mẹ Cầm Súng” được nghe qua lời kể của con người Nam bộ nên mộc mạc, giản dị là một nét riêng thường thấy trong hầu hết các sáng tác của Nguyễn Thi khi viết về Nam Bộ. Tác phẩm này cũng vậy, tác giả viết với lối văn nhẹ nhàng trong sáng, dễ hiểu. Nhờ vậy mà gần gũi, thông dụng với quần chúng.
Xuyên suốt trong tác phẩm là các đoạn đối thoại gần với khẩu ngữ của người Nam Bộ, hết sức tự nhiên, thoải mái :
- Đàn bà như tao thì sình lên rồi
- Mày ăn của tao còn dính kẽ răng mà đã vội quẹt mỏ dắt lính bắt chồng tao!
Cách kể chuyện ôn tồn , thân mật , dân dã dễ đi vào lòng người :
“Ngày đó, út mặc quần bố tời. Rận ôi là rận! Lấy chai lăn, nó kêu như muối rang. út ở giữ con cho vợ Hàm Giỏi, vừa phải leo cau, vừa leo dừa. Hai bên hông út sần sượng, nổi cục. Leo cau tối ngày, đói, đến lúc đút cơm cho con nó ăn, út rất thèm. Thịt nạc nó kho nước dừa béo vàng. Những miếng thịt lưng cá trê nó lòe ra trắng như bông. út ăn đại một miếng, ngọt quá, út làm luôn cả chén, rồi chén nữa. Chiều thấy con đói, vợi Hàm Giỏi kêu út lại chửi:
- Bộ ông nội bay hồi đó chết đói thụt lưỡi hả?”
Ngoại hình Út được miêu tả ngắn gọn nhưng người đọc dễ dàng hình dung: “ Dáng người nhỏ gọn , chị có khuôn mặt tròn và đôi mắt to sáng” Út mang đậm những nét của một người miền tây rắn rỏi, dũng cảm .
Mỗi lời nói của chị Út Tịch đều chắc nịch , khỏe khoắn :
- Ở đợ cực quá mà
- Đi đánh Tây cũng cực vậy!
- Đánh Tây sướng bằng tiên chớ cực gì.
- Nó đánh mình, mình đánh lại nó
Hành động của Út được miêu tả mạnh mẽ: “Nó sấn sổ tới. Từ chiều thấy các anh đi, biết thế nào cũng sẽ bị đòn, út đã thủ sẵn nắm ớt bột. Con kia lớn gấp ba út. Nó vừa quơ cây lên thì nắm ớt bột đã đập vào mặt nó. Lần trước Út không hiểu sao mình dám đánh vợ Hàm Giỏi, lần này Út đã hiểu rằng phải đánh nó để nó không được đánh mình.
Lời nói, hành động của Út đều thể hiện được tính cách gan dạ, dũng cảm dám nghĩ dám làm của chị Út Tịch.
Qua lối viết giản dị mộc mạc tác giả đã khắc họa một cách chân thực hình ảnh đẹp đẽ của những con người Nam bộ kháng chiến.
V. Tổng kết

Truyện ký “Người mẹ cầm súng” của Nguyễn Thi là bản án đanh thép tố cáo chế độ Mỹ-Ngụy dã man, cùng với đó là một cuộc đấu tranh của những người nông dân Nam bộ, đặc biệt lag người phụ nữ được khắc họa bằng những nét điển hình đẹp đẽ, dân tộc mà rất hiện đại phù hợp với yêu cầu của Cách mạng. Trang viết của ông đã góp vào văn học Cách mạng miền Nam một hương sắc riêng độc đáo.
Ông đã nói: “Trước khi trở thành nhà văn, tôi đã là người lính, nếu gặp lúc gay go tôi có thể cho cây bút vào túi áo, tay cầm lấy súng và bóp cò. Tôi cần cái không khí của chiến dịch, những cái mà mắt tôi nhìn được, tai tôi nghe được.Trước sự kiện lịch sử trọng đại như thế này, nhà văn không thể đứng ngoài mà ngó...”.
Nguyễn Thi sống không lâu, viết không nhiều nhưng cuộc đời với sức vươn lên bằng khổ luyện và những di sản của ông đã khẳng định đóng góp quý báu vào thời đại, vào công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất tổ quốc.
Bằng lao động nghệ thuật quên mình, trang viết Nguyễn Thi đã thể hiện được sức sống mãnh liệt, sức quật khởi phi thường của con người Việt Nam trước những thử thách sống còn của lịch sử; làm dấy lên niềm tin và lòng tự hào dân tộc, củng cố nhận thức, khẳng định tư thế chính nghĩa trong chiến đấu
Sáng tác của Nguyễn Thi góp phần làm phong phú, rạng rỡ diện mạo văn học Việt Nam thời chống Mỹ.
 

0975034856

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2019
142
151
21
17
Bình Định
Trường THCS Ngô Mây
Người mẹ cầm súng
PNTĐ-Tác phẩm “Người mẹ cầm súng”, nhà văn Nguyễn Thi đã giúp ta thấy được một hình tượng đẹp về người mẹ Việt Nam anh hùng bất khuất, trung hậu, đảm đang trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
Chị Nguyễn Thị Út hay còn gọi là Út Tịch - cái tên mà mới chỉ nhắc đến thôi cũng đủ khiến quân giặc khiếp sợ, còn nhân dân ta lại tự hào khôn xiết.


Truyện “Người mẹ cầm súng” kể về chị Nguyễn Thị Út- người mẹ 5 con, sinh ra trong một gia đình nghèo khổ, cả gia đình đều phải đi ở đợ. Ngay từ khi còn nhỏ chị Út đã phải đi ở đợ và bị chủ đối xử tàn bạo, bị bóc lột… và lần nào chị cũng vùng lên. “Đánh nó để nó không đánh được mình", với bọn địa chủ là như thế, sau này đánh giặc cũng vậy. Đó là minh chứng rõ ràng cho quy luật “Có áp bức, có đấu tranh”. Chị sớm giác ngộ ý nghĩa của cuộc cách mạng, từ đó tích cực ủng hộ những người cộng sản.
Ở chị Út, người ta thấy hừng hực lòng nhiệt huyết, can trường không gì che lấp được. Ngay cả khi có thai đã hơn bảy tháng, chị vẫn xông pha nơi chiến trường, xung phong gác ở nơi nguy hiểm. Cá nhân tôi ấn tượng nhất là câu nói đầy chất phác mà chân thành của chị “còn cái lai quần cũng đánh". Dường như chị đã gửi cả thanh xuân, lòng nhiệt thành và cả tính mạng của mình để dệt nên bầu trời xanh tự do cho xóm làng, cho quê hương. Từ đầu đến cuối câu chuyện, tác giả chưa từng nhắc đến nỗi sợ của chị Út, cứ như chị chưa từng run sợ. Ta chỉ thấy nỗi lo lắng của chị: lo cho đồng đội, lo cho mấy đứa nhỏ ở nhà. Bản năng người mẹ, lòng vị tha của chị lớn đến là vậy. Có lúc bụng mang bầu lớn quá, người ta không đồng ý cho chị đi. Chị cứ năn nỉ mãi, năn nỉ để dấn thân vào bom lửa, khói đạn…
Tác giả không chỉ cho chúng ta thấy lòng dũng cảm của chị mà còn lí giải cho ta biết nó đến từ đâu. Đó là sự mới mẻ trong những tác phẩm viết về chiến tranh. Nhà văn đã cho ta thấy chiều sâu đa dạng của tâm hồn nhân vật. Nguồn động lực đã tiếp sức mạnh mẽ cho chị Út không gì khác chính là những tình cảm thân thương với xóm làng, đặc biệt là tình mẫu tử cứ sục sôi mãi trong chị: “Nếu mình hy sinh nó sẽ ở với ai đây? Nó ở với nhân dân! Bây giờ nó cũng đã ở với nhân dân rồi. Đời mình cực thì đời sau nó sướng. Giặc còn thì giặc cũng giết cả đời con mình”.
Không chỉ có chị Út, tác phẩm đã dựng lên cả một thế hệ can trường, yêu nước. Ấy là anh Hai với châm ngôn tuyệt đẹp “Cách mạng không ở đâu xa, ở ngay trong lòng mình”. Ấy là đội trinh sát nữ vừa đảm đang lại mạnh mẽ, “Lấy tình yêu Tổ quốc của mình thắp lên ngọn lửa/ Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luồng bom”- Lâm Thị Mỹ Dạ. Trong câu chuyện này, người đọc còn vô cùng cảm động trước tình làng nghĩa xóm, sự đồng lòng góp sức của của nhân dân. Các cô bác xã Tam Ngãi, người góp gạo, người cho bánh mấy đứa con vợ chồng chị Út. Họ là hậu phương vững chắc giúp vợ chồng chị yên tâm chiến đấu, đúng như lời Bác căn dặn: “Đoàn kết, đoàn kết đại đoàn kết! Thành công, thành công, đại thành công”. Song tác phẩm còn là bản án tố cáo tội ác chiến tranh đã khiến một đứa bé - thằng Hiển mới hai tuổi rưỡi đã biết ôm súng của mẹ hát bài đánh Mỹ.
Vừa tự hào cảm phục lòng yêu nước được thai nghén ngay từ nhỏ trong em, tôi lại vừa xót thương cho em- khi mà ở tuổi đó, đáng lẽ em được sống hạnh phúc giữa vòng tay chăm bẵm của cha mẹ, thì những vũ khí nguy hiểm, với bom đạn khói lửa, tội ác giặc giã lại hằn in lên tâm hồn trẻ thơ. Rồi khi đọc đến chi tiết chị Út mới sinh xong, phải nằm nghỉ “Út mơ màng tưởng mình đi với họ” ra chiến trường, tôi thương chị xiết bao. Khi chiến tranh giày vò chị, khiến ngay cả giấc ngủ của chị cũng không yên.
Bằng tâm huyết với nghề, nhà văn Nguyễn Thi - "người thư ký trung thành của thời đại" đã đem đến cho độc giả cái nhìn khái quát mà sâu sắc, chân thành về cả một thế hệ anh hùng đã hy sinh tất cả để dệt nên bầu trời hoà bình cho dân tộc “Anh đứng đây/ Mái tóc nhuộm màu mây/ Thịt da ôm màu đất/ Chân dừng lại để trái tim bước tiếp/ Mũi tên anh bắn đi ngày trước/ Bây giờ đang bay” - Vũ Quần Phương. Từ đó ta càng phải viết trân trọng hơn cuộc sống này, sống sao cho xứng đáng hết mình với cuộc đời: "Không quan trọng ta đã sống được bao lâu mà quan trọng ta đã sống như thế nào"!
 
  • Like
Reactions: Pineapple <3
Top Bottom