H
hvtp
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
18:47:00 05/04/2009
Năm nào cũng vậy, cứ đúng vào ngày 2/4, sinh nhật của người kể chuyện cổ tích vĩ đại, nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen, cả thế giới lại kỷ niệm Ngày Sách thiếu nhi quốc tế. Mặc dù nghi lễ này mới được xây dựng chưa lâu - từ năm 1967, nhưng nhiều người có cảm giác như thể từ hàng trăm năm nay rồi vẫn thế vì những câu chuyện cổ tích của Andersen đã thấm vào ký ức tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ ở bao nhiêu quốc gia sống động và sâu sắc quá đỗi.
Thật khó hình dung ra thế giới này, nếu không có những "Nàng tiên cá", "Nàng công chúa và hạt đậu" hay "Chú lính chì dũng cảm"… từng làm mê đắm trái tim ta từ thuở nhỏ…
Hans Christian Anderden sinh ở Odense trên hòn đảo Funen năm 1805. Theo hồi ức của nhà văn, cha ông mặc dù chỉ là một người thợ đóng giày nhưng "mang trong mình một tâm hồn dạt dào thi hứng". Chính người cha đã truyền cho con trai mình tình yêu đối với sách vở: tối tối đọc cho con nghe các tiểu thuyết lịch sử, các truyện ngắn và Kinh Thánh…
Người cha cũng truyền cho con thói quen mộng tưởng và còn dựng cho nhà văn tương lai cả một nhà hát múa rối gia đình để cậu bé Hans Christian tự "sáng chế" ra nội dung các vở diễn. Rất không may là ông thợ đóng giày đoản mệnh và sớm qua đời năm 1816 để lại người vợ trơ trọi cùng một cậu con trai và một cô con gái côi cút…
Người mẹ của nhà văn cũng xuất thân từ một gia đình nghèo. Trong tập tự truyện của mình, Andersen đã hồi tưởng lại những câu chuyện kể của mẹ ông về việc bà đã bị đuổi khỏi nhà hồi nhỏ như thế nào để phải đi ăn xin… Sau khi chồng mất, mẹ Andersen phải đi làm thợ giặt. Nhà văn tương lai đã phải học những lớp văn hóa đầu tiên trong đời mình ở trường học dành cho con nhà nghèo. Tại đó chỉ có dạy giáo lý, tập viết và tập tính.
Cậu bé Hans Christian học không giỏi, thường xuyên quên chuẩn bị bài. Cậu chỉ thích thú với việc thao thao bất tuyệt kể cho bạn bè nghe những câu chuyện mà tự cậu nghĩ ra và nhân vật chính trong đó cũng là cậu. Tất nhiên là không ai tin những câu chuyện đó là thật cả.
Tác phẩm đầu tiên của Andersen là kịch bản "Con cá diếc và Elvira", được sáng tác dưới ảnh hưởng của Ludvig Holberg và William Shakespeare. Hans Christian đã đọc các kịch bản của họ ở nhà một người hàng xóm.
Năm 1815 đã ra đời những tác phẩm văn học đầu tiên của Andersen. Thế nhưng, chúng chỉ mang lại cho nhà văn tương lai ở tuổi lên 10 những sự giễu cợt của bạn bè đồng trang lứa, khiến trái tim rất nhạy cảm của cậu bé Hans Christian rỉ máu. Thêm vào đó, ngoại hình "không giống ai" của nhà văn tương lai cũng khiến cậu bé hay bị trẻ con trêu chọc…
Có lẽ một tuổi thơ như thế đã khiến Andersen càng ngày càng hay khép mình và không thích những sự giao tiếp rộng rãi… Người mẹ đành phải cho con trai đi học nghề thợ may để tách cậu ra khỏi môi trường cũ và học được một nghề lập thân mà theo bà là nghiêm ngắn.
Tuy nhiên, năm 1819, với lòng say mê nghệ thuật sân khấu từ thuở nhỏ, Hans Christian đã xin mẹ cho lên thủ đô Copenhagen để tìm kiếm con đường "trở nên nổi tiếng". Tại đó nhà văn tương lai xin vào Nhà hát Hoàng gia làm học trò. Học hành vất vả nhưng tài năng biểu diễn ở Andersen không xuất hiện rõ ràng. Tuy nhiên chàng trai cũng được chú ý tới bởi những thể nghiệm sáng tác kịch bản và thi ca của mình. Những người thương cảm cậu bé đa cảm và tài hoa đã tâu xin đức vua Frederick VI cho Hans Christian học bổng để theo học tại trường La tinh ở Slagelse và ở cả Elsinore.
Trước đó, năm 1822, Hans Christian đã xuất bản được câu chuyện đầu tiên của mình "Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke". Tới năm 1826 đã có một số bài thơ của Andersen (thí dụ như "Đứa trẻ hấp hối"…) được xuất bản.
Năm 1828, sau những ngày tháng không lấy gì làm vui vẻ ở các trường La tinh với đám bạn đồng môn kém mình tới 5-6 tuổi và rất hay trêu chọc cậu học sinh tính khí dị thường, Andersen đã được nhập học vào trường đại học.
Cũng trong năm này, cuốn sách đầu tiên "Cuộc đi bộ du lịch từ đảo Holmen tới kênh đào Amager". Thái độ của xã hội và các nhà phê bình đối với cây bút mới xuất hiện không đồng nhất. Andersen trở nên nổi tiếng nhưng vẫn bị người đời cười cợt vì những lỗi chính tả.
Sách của ông đã được đọc cả ở nước ngoài nhưng độc giả rất khó thông hiểu phong cách đặc biệt của nhà văn và cho rằng Andersen là người phù hoa. Nhuận bút đã không thể giúp cho đời sống vật chất của Andersen khấm khá nên ông phải ăn tiêu kham khổ. Tuy nhiên, ông vẫn không ngừng say mê sáng tác và lao động văn học đã trở thành lẽ sống của đời ông.
Năm 1829, Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch đã dựng vở "Tình yêu trên tháp nhà thờ Thánh Nikolas". Năm 1831, Andersen xuất bản tiểu thuyết "Nhật ký đi đường"…
Năm 1833, Andersen được nhận trợ cấp của hoàng gia và ông bắt đầu đi du lịch khắp châu Âu, vừa đi vừa sáng tác. Ông đã viết trên đường trường ca "Agnete và chàng thủy thủ"… Tại Italia, ông đã bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết "Người ứng khẩu". Sau khi viết xong và cho xuất bản tác phẩm này, Andersen đã trở thành một trong những nhà văn lừng lẫy nhất châu Âu thời đó.
Tới năm 1834, Andersen trở về Đan Mạch. Và bắt đầu giai đoạn xuất bản những tác phẩm đã giúp ông "lưu danh thiên sử": những câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi. Những câu chuyện này (trong đó có "Nàng tiên cá", "Nàng công chúa và hạt đậu"…) được tập hợp trong ba tập sách.
Tuy nhiên, thoạt đầu, một số nhà phê bình văn học cũng "bẻ hành bẻ tỏi" và cho rằng, những câu chuyện cổ tích do Andersen sáng tác không đủ độ giáo huấn đối với trẻ em, còn đối với người lớn thì quá ư đơn giản. Mặc dầu thế, cho tới năm 1872, Andersen vẫn in được tới 24 tập truyện cổ tích.
Về những ý kiến của các nhà phê bình, Andersen đã viết cho người bạn Anh là nhà văn Charles Dickens: "Đan Mạch cũng thối nát như những hòn đảo thối nát mà từ đó đã hình thành lên nó".
Năm 1837 xuất bản cuốn tiểu thuyết mới của Andersen: "Chỉ có người chơi vĩ cầm". Một năm sau (1838) đã có "Chú lính chì dũng cảm".
Trong những năm 40 của thế kỷ XVIII, Andersen đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và truyện cổ tích để in vào tập "Cổ tích" với lời ghi chú là sách dành cho cả trẻ em lẫn người lớn: "Sách tranh không có tranh", "Anh chàng chăn lợn", "Họa mi", "Con ngỗng hoang", "Bà chúa tuyết", "Cô bé tí hon", "Cô bé bán diêm", "Cái bóng", "Một người mẹ"…
Nét đặc biệt trong các câu chuyện cổ tích của Andersen là ở chỗ, ông là nhà văn đầu tiên hướng tới cuộc sống của những người bình thường, chứ không chỉ những hoàng tử, công chúa hay các vị thần tiên… Còn về kết cục hay ho quen thuộc thì Andersen đã lìa bỏ ngay từ khi viết "Nàng tiên cá". Trong các câu chuyện cổ tích của mình, theo chính lời nhà văn thổ lộ, ông "không hướng tới trẻ em".
Có một sự trớ trêu, mặc dù lúc sinh thời, Andersen không gần gụi nhiều với trẻ em nhưng các tác phẩm hay nhất của ông trong bất luận trường hợp nào, cuối cùng vẫn được trẻ em khắp năm châu yêu thích.
Cũng trong thời gian trên, Andersen đã ngày càng nổi tiếng hơn trên tư cách nhà soạn kịch. Các nhà hát dàn dựng nhiều kịch bản của ông. Năm 1842, Andersen đi du lịch sang Italia. Trên đường đi ông viết và cho xuất bản tập ghi chép "Chợ của nhà thơ", cuốn sách dự cảm tập tự truyện sau này của ông.
Trong những năm từ 1846 tới năm 1875, Andersen viết tập tự truyện "Chuyện cổ tích của đời tôi". Cuốn sách này là nguồn thông tin duy nhất về tuổi thơ của nhà văn lừng danh. Năm 1848, ông hoàn thành trường ca "Agasfer". Năm 1849, Andersen cho in tiểu thuyết "Hai bà nam tước". Năm 1853, Andersen viết tiểu thuyết "Tồn tại hay không tồn tại".
Năm 1855, ông du lịch ở Thụy Điển và viết xong tiểu thuyết "Ở Thụy Điển". Trong tiểu thuyết này, Andersen đã kể chuyện về sự phát triển của các công nghệ mới và tỏ ra nắm rất vững những sự việc mà ông đề cập tới…
Có rất ít thông tin về đời tư của Andersen. Cho tới khi mất, nhà văn vẫn không một lần lập gia đình. Nhưng ông lại rất hay phải lòng các mỹ nữ và những chuyện tình nhuốm màu lý tưởng này của Andersen luôn là đề tài để xã hội bàn tán tới. Một trong những mỹ nữ như thế là nữ ca sĩ Thụy Điển Jenny Lind.
Ngày 20/9/1843, Andersen ghi vào nhật ký: "Tôi đang yêu!". Đó là những lời dành cho Lind. Nữ ca sĩ tài năng trác tuyệt được mệnh danh là con sơn ca Thụy Điển này đã làm trái tim Andersen tan thành nước. Tuy nhiên, sự rụt rè bẩm sinh trước phái yếu đã khiến Andersen không thể thốt thành lời tỏ tình với nàng. Nhà văn đành phải viết thư và trao nó cho nàng trước khi con tàu biển chở nàng đi xa. Nửa năm sau nàng trở lại nhưng không nói nửa lời về lá thư của Andersen. Không rõ nàng đã đọc nó hay chưa.
Chờ đợi mãi cuối cùng nhà văn cũng đánh bạo hỏi Jenny: "Có lẽ em ghét tôi lắm phải không?". Nữ ca sĩ thản nhiên đáp: "Để ghét thì trước hết phải yêu đã…". Về già, Andersen vẫn hay nói với bạn bè: "Tôi vẫn là trai tân nhưng máu tôi nóng bỏng"… Thôi thì cũng phải tự kiêu hãnh như thế…
Hay bị xúc phạm thuở nhỏ, khi đã trở thành một nhà văn danh tiếng, Andersen đã học được cách chống trả những lời châm chích vô lý. Người ta kể lại rằng, có lần đi trên đường phố Copenhagen với cái mũ xoàng xĩnh trên đầu, Andersen bị một quý tộc hỏi cạnh khóe: "Chẳng lẽ mớ giẻ rách ở trên đầu ông cũng được gọi là mũ ư?". Andersen đáp lại ngay: "Thế chẳng lẽ cái thứ vớ vẩn ở dưới mũ ông cũng được gọi là đầu ư?!"…
Những năm cuối đời, Andersen gần như không viết gì thêm nữa. Vì sao đấy, ông luôn tin rằng, số lượng răng còn lại trong mồm ông ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sáng tác của ông. Điều này cũng có thể đúng, ai mà biết được!
Năm 1872, Andersen lần đầu tiên bị nhuốm căn bệnh mà về sau, ông không thể nào lành nổi. Tháng 1/1873, Andersen đã bị rụng cái răng cuối cùng và từ đó, ông buông bút hoàn toàn. Ông ghi vào nhật ký: "Những câu chuyện kỳ diệu không tới cùng tôi nữa. Tôi chỉ còn lại trơ trọi một mình"…
Ngày 1/8/1875, Andersen qua đời trong tòa biệt thự Rolighed (sự yên tĩnh) của mình ở Copenhagen. Và ông đã được an táng tại nghĩa trang Assistens ở thủ đô Đan Mạch.
Hôm đưa tang ông, như những người đương thời ghi lại, cả thành phố Copenhagen trở nên buồn tủi và dường như không muốn làm gì hơn ngoài việc tiến hành tang lễ Andersen cho xứng đáng. Ngày hôm đó đã được coi là quốc tang của Đan Mạch. Trên báo hôm đó có đăng lời thơ phúng:
"Hôm nay hoàng đế rời ngôi,
Ngai vàng chẳng thể ai ngồi…"
Hoàng Thi
Năm nào cũng vậy, cứ đúng vào ngày 2/4, sinh nhật của người kể chuyện cổ tích vĩ đại, nhà văn Đan Mạch Hans Christian Andersen, cả thế giới lại kỷ niệm Ngày Sách thiếu nhi quốc tế. Mặc dù nghi lễ này mới được xây dựng chưa lâu - từ năm 1967, nhưng nhiều người có cảm giác như thể từ hàng trăm năm nay rồi vẫn thế vì những câu chuyện cổ tích của Andersen đã thấm vào ký ức tuổi thơ của bao nhiêu thế hệ ở bao nhiêu quốc gia sống động và sâu sắc quá đỗi.
Thật khó hình dung ra thế giới này, nếu không có những "Nàng tiên cá", "Nàng công chúa và hạt đậu" hay "Chú lính chì dũng cảm"… từng làm mê đắm trái tim ta từ thuở nhỏ…
Hans Christian Anderden sinh ở Odense trên hòn đảo Funen năm 1805. Theo hồi ức của nhà văn, cha ông mặc dù chỉ là một người thợ đóng giày nhưng "mang trong mình một tâm hồn dạt dào thi hứng". Chính người cha đã truyền cho con trai mình tình yêu đối với sách vở: tối tối đọc cho con nghe các tiểu thuyết lịch sử, các truyện ngắn và Kinh Thánh…
Người cha cũng truyền cho con thói quen mộng tưởng và còn dựng cho nhà văn tương lai cả một nhà hát múa rối gia đình để cậu bé Hans Christian tự "sáng chế" ra nội dung các vở diễn. Rất không may là ông thợ đóng giày đoản mệnh và sớm qua đời năm 1816 để lại người vợ trơ trọi cùng một cậu con trai và một cô con gái côi cút…
Người mẹ của nhà văn cũng xuất thân từ một gia đình nghèo. Trong tập tự truyện của mình, Andersen đã hồi tưởng lại những câu chuyện kể của mẹ ông về việc bà đã bị đuổi khỏi nhà hồi nhỏ như thế nào để phải đi ăn xin… Sau khi chồng mất, mẹ Andersen phải đi làm thợ giặt. Nhà văn tương lai đã phải học những lớp văn hóa đầu tiên trong đời mình ở trường học dành cho con nhà nghèo. Tại đó chỉ có dạy giáo lý, tập viết và tập tính.
Cậu bé Hans Christian học không giỏi, thường xuyên quên chuẩn bị bài. Cậu chỉ thích thú với việc thao thao bất tuyệt kể cho bạn bè nghe những câu chuyện mà tự cậu nghĩ ra và nhân vật chính trong đó cũng là cậu. Tất nhiên là không ai tin những câu chuyện đó là thật cả.
Tác phẩm đầu tiên của Andersen là kịch bản "Con cá diếc và Elvira", được sáng tác dưới ảnh hưởng của Ludvig Holberg và William Shakespeare. Hans Christian đã đọc các kịch bản của họ ở nhà một người hàng xóm.
Năm 1815 đã ra đời những tác phẩm văn học đầu tiên của Andersen. Thế nhưng, chúng chỉ mang lại cho nhà văn tương lai ở tuổi lên 10 những sự giễu cợt của bạn bè đồng trang lứa, khiến trái tim rất nhạy cảm của cậu bé Hans Christian rỉ máu. Thêm vào đó, ngoại hình "không giống ai" của nhà văn tương lai cũng khiến cậu bé hay bị trẻ con trêu chọc…
Có lẽ một tuổi thơ như thế đã khiến Andersen càng ngày càng hay khép mình và không thích những sự giao tiếp rộng rãi… Người mẹ đành phải cho con trai đi học nghề thợ may để tách cậu ra khỏi môi trường cũ và học được một nghề lập thân mà theo bà là nghiêm ngắn.
Tuy nhiên, năm 1819, với lòng say mê nghệ thuật sân khấu từ thuở nhỏ, Hans Christian đã xin mẹ cho lên thủ đô Copenhagen để tìm kiếm con đường "trở nên nổi tiếng". Tại đó nhà văn tương lai xin vào Nhà hát Hoàng gia làm học trò. Học hành vất vả nhưng tài năng biểu diễn ở Andersen không xuất hiện rõ ràng. Tuy nhiên chàng trai cũng được chú ý tới bởi những thể nghiệm sáng tác kịch bản và thi ca của mình. Những người thương cảm cậu bé đa cảm và tài hoa đã tâu xin đức vua Frederick VI cho Hans Christian học bổng để theo học tại trường La tinh ở Slagelse và ở cả Elsinore.
Trước đó, năm 1822, Hans Christian đã xuất bản được câu chuyện đầu tiên của mình "Bóng ma ở ngôi mộ Palnatoke". Tới năm 1826 đã có một số bài thơ của Andersen (thí dụ như "Đứa trẻ hấp hối"…) được xuất bản.
Năm 1828, sau những ngày tháng không lấy gì làm vui vẻ ở các trường La tinh với đám bạn đồng môn kém mình tới 5-6 tuổi và rất hay trêu chọc cậu học sinh tính khí dị thường, Andersen đã được nhập học vào trường đại học.
Cũng trong năm này, cuốn sách đầu tiên "Cuộc đi bộ du lịch từ đảo Holmen tới kênh đào Amager". Thái độ của xã hội và các nhà phê bình đối với cây bút mới xuất hiện không đồng nhất. Andersen trở nên nổi tiếng nhưng vẫn bị người đời cười cợt vì những lỗi chính tả.
Sách của ông đã được đọc cả ở nước ngoài nhưng độc giả rất khó thông hiểu phong cách đặc biệt của nhà văn và cho rằng Andersen là người phù hoa. Nhuận bút đã không thể giúp cho đời sống vật chất của Andersen khấm khá nên ông phải ăn tiêu kham khổ. Tuy nhiên, ông vẫn không ngừng say mê sáng tác và lao động văn học đã trở thành lẽ sống của đời ông.
Năm 1829, Nhà hát Hoàng gia Đan Mạch đã dựng vở "Tình yêu trên tháp nhà thờ Thánh Nikolas". Năm 1831, Andersen xuất bản tiểu thuyết "Nhật ký đi đường"…
Năm 1833, Andersen được nhận trợ cấp của hoàng gia và ông bắt đầu đi du lịch khắp châu Âu, vừa đi vừa sáng tác. Ông đã viết trên đường trường ca "Agnete và chàng thủy thủ"… Tại Italia, ông đã bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết "Người ứng khẩu". Sau khi viết xong và cho xuất bản tác phẩm này, Andersen đã trở thành một trong những nhà văn lừng lẫy nhất châu Âu thời đó.
Tới năm 1834, Andersen trở về Đan Mạch. Và bắt đầu giai đoạn xuất bản những tác phẩm đã giúp ông "lưu danh thiên sử": những câu chuyện cổ tích dành cho thiếu nhi. Những câu chuyện này (trong đó có "Nàng tiên cá", "Nàng công chúa và hạt đậu"…) được tập hợp trong ba tập sách.
Tuy nhiên, thoạt đầu, một số nhà phê bình văn học cũng "bẻ hành bẻ tỏi" và cho rằng, những câu chuyện cổ tích do Andersen sáng tác không đủ độ giáo huấn đối với trẻ em, còn đối với người lớn thì quá ư đơn giản. Mặc dầu thế, cho tới năm 1872, Andersen vẫn in được tới 24 tập truyện cổ tích.
Về những ý kiến của các nhà phê bình, Andersen đã viết cho người bạn Anh là nhà văn Charles Dickens: "Đan Mạch cũng thối nát như những hòn đảo thối nát mà từ đó đã hình thành lên nó".
Năm 1837 xuất bản cuốn tiểu thuyết mới của Andersen: "Chỉ có người chơi vĩ cầm". Một năm sau (1838) đã có "Chú lính chì dũng cảm".
Trong những năm 40 của thế kỷ XVIII, Andersen đã sáng tác hàng loạt truyện ngắn và truyện cổ tích để in vào tập "Cổ tích" với lời ghi chú là sách dành cho cả trẻ em lẫn người lớn: "Sách tranh không có tranh", "Anh chàng chăn lợn", "Họa mi", "Con ngỗng hoang", "Bà chúa tuyết", "Cô bé tí hon", "Cô bé bán diêm", "Cái bóng", "Một người mẹ"…
Nét đặc biệt trong các câu chuyện cổ tích của Andersen là ở chỗ, ông là nhà văn đầu tiên hướng tới cuộc sống của những người bình thường, chứ không chỉ những hoàng tử, công chúa hay các vị thần tiên… Còn về kết cục hay ho quen thuộc thì Andersen đã lìa bỏ ngay từ khi viết "Nàng tiên cá". Trong các câu chuyện cổ tích của mình, theo chính lời nhà văn thổ lộ, ông "không hướng tới trẻ em".
Có một sự trớ trêu, mặc dù lúc sinh thời, Andersen không gần gụi nhiều với trẻ em nhưng các tác phẩm hay nhất của ông trong bất luận trường hợp nào, cuối cùng vẫn được trẻ em khắp năm châu yêu thích.
Cũng trong thời gian trên, Andersen đã ngày càng nổi tiếng hơn trên tư cách nhà soạn kịch. Các nhà hát dàn dựng nhiều kịch bản của ông. Năm 1842, Andersen đi du lịch sang Italia. Trên đường đi ông viết và cho xuất bản tập ghi chép "Chợ của nhà thơ", cuốn sách dự cảm tập tự truyện sau này của ông.
Trong những năm từ 1846 tới năm 1875, Andersen viết tập tự truyện "Chuyện cổ tích của đời tôi". Cuốn sách này là nguồn thông tin duy nhất về tuổi thơ của nhà văn lừng danh. Năm 1848, ông hoàn thành trường ca "Agasfer". Năm 1849, Andersen cho in tiểu thuyết "Hai bà nam tước". Năm 1853, Andersen viết tiểu thuyết "Tồn tại hay không tồn tại".
Năm 1855, ông du lịch ở Thụy Điển và viết xong tiểu thuyết "Ở Thụy Điển". Trong tiểu thuyết này, Andersen đã kể chuyện về sự phát triển của các công nghệ mới và tỏ ra nắm rất vững những sự việc mà ông đề cập tới…
Có rất ít thông tin về đời tư của Andersen. Cho tới khi mất, nhà văn vẫn không một lần lập gia đình. Nhưng ông lại rất hay phải lòng các mỹ nữ và những chuyện tình nhuốm màu lý tưởng này của Andersen luôn là đề tài để xã hội bàn tán tới. Một trong những mỹ nữ như thế là nữ ca sĩ Thụy Điển Jenny Lind.
Ngày 20/9/1843, Andersen ghi vào nhật ký: "Tôi đang yêu!". Đó là những lời dành cho Lind. Nữ ca sĩ tài năng trác tuyệt được mệnh danh là con sơn ca Thụy Điển này đã làm trái tim Andersen tan thành nước. Tuy nhiên, sự rụt rè bẩm sinh trước phái yếu đã khiến Andersen không thể thốt thành lời tỏ tình với nàng. Nhà văn đành phải viết thư và trao nó cho nàng trước khi con tàu biển chở nàng đi xa. Nửa năm sau nàng trở lại nhưng không nói nửa lời về lá thư của Andersen. Không rõ nàng đã đọc nó hay chưa.
Chờ đợi mãi cuối cùng nhà văn cũng đánh bạo hỏi Jenny: "Có lẽ em ghét tôi lắm phải không?". Nữ ca sĩ thản nhiên đáp: "Để ghét thì trước hết phải yêu đã…". Về già, Andersen vẫn hay nói với bạn bè: "Tôi vẫn là trai tân nhưng máu tôi nóng bỏng"… Thôi thì cũng phải tự kiêu hãnh như thế…
Hay bị xúc phạm thuở nhỏ, khi đã trở thành một nhà văn danh tiếng, Andersen đã học được cách chống trả những lời châm chích vô lý. Người ta kể lại rằng, có lần đi trên đường phố Copenhagen với cái mũ xoàng xĩnh trên đầu, Andersen bị một quý tộc hỏi cạnh khóe: "Chẳng lẽ mớ giẻ rách ở trên đầu ông cũng được gọi là mũ ư?". Andersen đáp lại ngay: "Thế chẳng lẽ cái thứ vớ vẩn ở dưới mũ ông cũng được gọi là đầu ư?!"…
Những năm cuối đời, Andersen gần như không viết gì thêm nữa. Vì sao đấy, ông luôn tin rằng, số lượng răng còn lại trong mồm ông ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sáng tác của ông. Điều này cũng có thể đúng, ai mà biết được!
Năm 1872, Andersen lần đầu tiên bị nhuốm căn bệnh mà về sau, ông không thể nào lành nổi. Tháng 1/1873, Andersen đã bị rụng cái răng cuối cùng và từ đó, ông buông bút hoàn toàn. Ông ghi vào nhật ký: "Những câu chuyện kỳ diệu không tới cùng tôi nữa. Tôi chỉ còn lại trơ trọi một mình"…
Ngày 1/8/1875, Andersen qua đời trong tòa biệt thự Rolighed (sự yên tĩnh) của mình ở Copenhagen. Và ông đã được an táng tại nghĩa trang Assistens ở thủ đô Đan Mạch.
Hôm đưa tang ông, như những người đương thời ghi lại, cả thành phố Copenhagen trở nên buồn tủi và dường như không muốn làm gì hơn ngoài việc tiến hành tang lễ Andersen cho xứng đáng. Ngày hôm đó đã được coi là quốc tang của Đan Mạch. Trên báo hôm đó có đăng lời thơ phúng:
"Hôm nay hoàng đế rời ngôi,
Ngai vàng chẳng thể ai ngồi…"
Hoàng Thi