Văn 9 Người con gái Nam Xương

Anais Watterson

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
6 Tháng tám 2019
792
5,429
501
Bắc Ninh
THPT Chuyên Bắc Ninh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuyên mục soi mói :rongcon43

II. Thân bài
* Vũ Nương là người con dâu rất mực hiếu thảo:

  • Thông thường, mối quan hệ nàng dâu - mẹ chồng trong xã hội không mấy gắn kết, không mấy tốt đẹp, như dân gian ta thường có câu:
“Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu - mẹ chồng”​
  • Xưa nay, mẹ chồng và nàng dâu không mấy người thương nhau thật lòng. Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm, tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã xóa đi những định kiến ấy, khiến chúng ta phải nhìn lại về mối quan hệ này.
  • Sau khi Trương Sinh đi lính, người mẹ chồng vì quá thương nhớ con trai mà dần sinh bệnh ốm. Nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, chăm sóc chu đáo nhưng bà mẹ chồng đã không qua khỏi. Khi bà cụ mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình”.
  • Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất là minh chứng rõ nhất, khách quan nhất cho tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
[tex]\rightarrow[/tex] Tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã được trời đất, được người mẹ chồng công nhận và khẳng định. Đó là tấm lòng hiếm có, đáng được trân trọng. Bà mẹ chồng thậm chí đã viện cả trời xanh để soi tỏ cho lòng hiếu thảo của người con dâu, mong muốn con trai mình khi trở về sẽ đền đáp công lao to lớn ấy của Vũ Nương với gia đình nhà chồng.
* Vũ Nương là người vợ hiền thảo, đảm đang, thủy chung son sắt:
- Chuyển ý:
  • Không chỉ là người con dâu rất mực hiếu thảo, Vũ Nương còn là người vợ hiền thục, nết na, đảm đang, chung thủy.
- Phân tích:
+ Người vợ hiền thục, nết na, khéo léo:
  • Đối với Trương Sinh, biết tính chồng đa nghi, với vợ cũng phòng ngừa quá sức, Vũ Nương luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Sự khéo léo trong cách ăn ở của VN là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc.
  • Sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc binh biến, Trương Sinh phải đi lính. Nàng tiễn chồng ra trận không mong chồng đeo ấn phong hầu trở về mà chỉ mong đem về hai chữ “bình yên”. Lấy chồng, bất kì người phụ nào cũng mong tìm được một chỗ dựa vững chắc suốt đời. Với Vũ Nương, chỗ dựa ấy không phải là tiền tài, danh vọng, địa vị cao sang mà chỉ là mái ấm gia đình, vợ chồng sum họp, bình an - “thế là đủ rồi”. Điều đó chứng tỏ nàng rất coi trọng hạnh phúc gia đình của mình - hạnh phúc đời thường, bình dị, chân thật nhất.
+ Người vợ đảm đang, chu đáo:
  • Khi TS đi lính, nàng bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh, một mình vượt cạn, sinh hạ cậu con trai đặt tên là Đản. Lúc người phụ nữ sinh con là lúc họ yếu đuối nhất, cần sự nương tựa vào người chồng nhất thì Trương Sinh lại vắng nhà, biền biệt không có tin tức. Một mình nàng thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình: nuôi già, dạy trẻ, chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau, lo ma chay tế lễ khi bà cụ mất, chăm lo cho bé Đản… mà không một lời kêu ca oán thán.
+ Người vợ thủy chung, tiết hạnh:
  • Suốt thời gian Trương Sinh đi lính, nàng chỉ bầu bạn với đứa con thơ, tự trỏ bóng mình trên vách mà nói là cha Đản, vừa để con không thiếu thốn tình cha, vừa để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng nơi biên ải. Tấm lòng ấy của Vũ Nương lẽ ra đáng được trân trọng và nâng niu bao nhiêu thì khi Trương Sinh trở về, nàng lại chịu thiệt thòi, oan ức bấy nhiêu.
  • Bị chồng nghi ngờ, mắng nhiếc, thậm chí là đánh đuổi nàng vẫn một mực thanh minh cho tấm lòng thủy chung, tiết hạnh của mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Cả họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng những Trương Sinh vẫn không tin, nàng thậm chí đã lấy cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, thủy chung với lời khấn trên bến Hoàng Giang tựa một lời thề cho sự đoan trang, trinh bạch của nàng.
* Vũ Nương là người mẹ thương con, chu đáo:
  • Là hiện thân của người phụ nữ VN truyền thống: hiếu thảo, thủy chung, đảm đang, tiết hạnh, Vũ Nương còn là người mẹ rất mực thương con, chăm lo cho con chu đáo.
  • Sinh con khi chồng đi lính, Vũ Nương vừa làm mẹ vừa làm cha, thay chồng dạy dỗ, chăm sóc con. Để dỗ dành bé Đản, nàng chỉ bóng mình trên vách, bảo là cha Đản - đó vừa là trò chơi với con, vừa bù đắp sự thiếu thốn tình cha cho đứa trẻ ngây thơ. Nhưng có ai ngờ, chính cái bóng kia của nàng đã trở thành cái bóng oan khiên, đẩy nàng vào bi kịch.
* Vũ Nương là người phụ nữ coi trọng danh dự, tiết hạnh và có tấm lòng bao dung, độ lượng, nghĩa tình
- Coi trọng danh dự, tiết hạnh:
  • Vốn là người coi trọng danh dự, tiết hạnh, Vũ Nương không chấp nhận chịu sống trong sự nhuốc nhơ, mất danh dự, nhân phẩm của một con người, vì thế, dẫu đã sống cả phần đời của mình cho chồng, cho con, cho gia đình nhà chồng thì cuối cùng nàng vẫn quyết định tự vẫn để bảo vệ danh tiết, giữ sự trong sạch của mình, chứ nhất định không chịu sống nhục.
  • Lời khấn trên bến Hoàng Giang: Bề ngoài, đó là một tiếng than trời của Vũ Nương cho số phận hẩm hiu, bất hạnh, nhưng thực chất đó là một lời thề quyết liệt, một lời thề danh dự thà chết chứ không chịu để tiếng nhuốc nhơ: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạc cá, lừa chông dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” Cái chết của Vũ Nương một mặt phản ánh bi kịch của nàng, nhưng mặt khác khẳng định phẩm chất của một người phụ nữ dám coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.
- Tấm lòng bao dung, độ lượng, nghĩa tình:
  • Sau khi chết, Vũ Nương được đức Linh Phi cứu giúp, sống dưới thủy cung, nàng gặp Phan Lang - người cùng làng. Sau câu chuyện với Phan Lang, Vũ Nương “ứa nước mắt, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam, tôi tất phải tìm về có ngày”. Điều đó chứng tỏ, nàng là người sống nghĩa tình, vẫn nhớ quê cũ, nhớ chồng con.
  • Lúc hiện về trên dòng sông, nàng không những không oán trách Trương Sinh mà còn nói lời cảm tạ: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Phải bao dung, độ lượng tới mức nào, Vũ Nương mới có thể tha thứ và nói lời cảm tạ với người chồng đã một mực nghi oan, đẩy mình đến chỗ chết như thế. Chúng ta càng cảm phục tấm lòng và nhân cách cao đẹp của Vũ Nương.
Ai đó chữa lỗi bài này giúp mình với :')
Phần đánh giá chung mình chưa làm nên không cần chưa nha.
:Rabbit94
 
Last edited:

Harry Nanmes

Cựu Mod Văn | Tài năng sáng tạo 2018
Thành viên
6 Tháng chín 2017
1,593
3,819
544
Hải Dương
THPT Tứ Kỳ.
Chuyên mục soi mói :rongcon43

II. Thân bài
* Vũ Nương là người con dâu rất mực hiếu thảo:

  • Thông thường, mối quan hệ nàng dâu - mẹ chồng trong xã hội không mấy gắn kết, không mấy tốt đẹp, như dân gian ta thường có câu:
“Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu - mẹ chồng”​
  • Xưa nay, mẹ chồng và nàng dâu không mấy người thương nhau thật lòng. Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm, tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã xóa đi những định kiến ấy, khiến chúng ta phải nhìn lại về mối quan hệ này.
  • Sau khi Trương Sinh đi lính, người mẹ chồng vì quá thương nhớ con trai mà dần sinh bệnh ốm. Nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, chăm sóc chu đáo nhưng bà mẹ chồng đã không qua khỏi. Khi bà cụ mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình”.
  • Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất là minh chứng rõ nhất, khách quan nhất cho tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
[tex]\rightarrow[/tex] Tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã được trời đất, được người mẹ chồng công nhận và khẳng định. Đó là tấm lòng hiếm có, đáng được trân trọng. Bà mẹ chồng thậm chí đã viện cả trời xanh để soi tỏ cho lòng hiếu thảo của người con dâu, mong muốn con trai mình khi trở về sẽ đền đáp công lao to lớn ấy của Vũ Nương với gia đình nhà chồng.
* Vũ Nương là người vợ hiền thảo, đảm đang, thủy chung son sắt:
- Chuyển ý:
  • Không chỉ là người con dâu rất mực hiếu thảo, Vũ Nương còn là người vợ hiền thục, nết na, đảm đang, chung thủy.
- Phân tích:
+ Người vợ hiền thục, nết na, khéo léo:
  • Đối với Trương Sinh, biết tính chồng đa nghi, với vợ cũng phòng ngừa quá sức, Vũ Nương luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Sự khéo léo trong cách ăn ở của VN là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc.
  • Sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc binh biến, Trương Sinh phải đi lính. Nàng tiễn chồng ra trận không mong chồng đeo ấn phong hầu trở về mà chỉ mong đem về hai chữ “bình yên”. Lấy chồng, bất kì người phụ nào cũng mong tìm được một chỗ dựa vững chắc suốt đời. Với Vũ Nương, chỗ dựa ấy không phải là tiền tài, danh vọng, địa vị cao sang mà chỉ là mái ấm gia đình, vợ chồng sum họp, bình an - “thế là đủ rồi”. Điều đó chứng tỏ nàng rất coi trọng hạnh phúc gia đình của mình - hạnh phúc đời thường, bình dị, chân thật nhất.
+ Người vợ đảm đang, chu đáo:
  • Khi TS đi lính, nàng bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh, một mình vượt cạn, sinh hạ cậu con trai đặt tên là Đản. Lúc người phụ nữ sinh con là lúc họ yếu đuối nhất, cần sự nương tựa vào người chồng nhất thì Trương Sinh lại vắng nhà, biền biệt không có tin tức. Một mình nàng thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình: nuôi già, dạy trẻ, chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau, lo ma chay tế lễ khi bà cụ mất, chăm lo cho bé Đản… mà không một lời kêu ca oán thán.
+ Người vợ thủy chung, tiết hạnh:
  • Suốt thời gian Trương Sinh đi lính, nàng chỉ bầu bạn với đứa con thơ, tự trỏ bóng mình trên vách mà nói là cha Đản, vừa để con không thiếu thốn tình cha, vừa để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng nơi biên ải. Tấm lòng ấy của Vũ Nương lẽ ra đáng được trân trọng và nâng niu bao nhiêu thì khi Trương Sinh trở về, nàng lại chịu thiệt thòi, oan ức bấy nhiêu.
  • Bị chồng nghi ngờ, mắng nhiếc, thậm chí là đánh đuổi nàng vẫn một mực thanh minh cho tấm lòng thủy chung, tiết hạnh của mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Cả họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng những Trương Sinh vẫn không tin, nàng thậm chí đã lấy cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, thủy chung với lời khấn trên bến Hoàng Giang tựa một lời thề cho sự đoan trang, trinh bạch của nàng.
* Vũ Nương là người mẹ thương con, chu đáo:
  • Là hiện thân của người phụ nữ VN truyền thống: hiếu thảo, thủy chung, đảm đang, tiết hạnh, Vũ Nương còn là người mẹ rất mực thương con, chăm lo cho con chu đáo.
  • Sinh con khi chồng đi lính, Vũ Nương vừa làm mẹ vừa làm cha, thay chồng dạy dỗ, chăm sóc con. Để dỗ dành bé Đản, nàng chỉ bóng mình trên vách, bảo là cha Đản - đó vừa là trò chơi với con, vừa bù đắp sự thiếu thốn tình cha cho đứa trẻ ngây thơ. Nhưng có ai ngờ, chính cái bóng kia của nàng đã trở thành cái bóng oan khiên, đẩy nàng vào bi kịch.
* Vũ Nương là người phụ nữ coi trọng danh dự, tiết hạnh và có tấm lòng bao dung, độ lượng, nghĩa tình
- Coi trọng danh dự, tiết hạnh:
  • Vốn là người coi trọng danh dự, tiết hạnh, Vũ Nương không chấp nhận chịu sống trong sự nhuốc nhơ, mất danh dự, nhân phẩm của một con người, vì thế, dẫu đã sống cả phần đời của mình cho chồng, cho con, cho gia đình nhà chồng thì cuối cùng nàng vẫn quyết định tự vẫn để bảo vệ danh tiết, giữ sự trong sạch của mình, chứ nhất định không chịu sống nhục.
  • Lời khấn trên bến Hoàng Giang: Bề ngoài, đó là một tiếng than trời của Vũ Nương cho số phận hẩm hiu, bất hạnh, nhưng thực chất đó là một lời thề quyết liệt, một lời thề danh dự thà chết chứ không chịu để tiếng nhuốc nhơ: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạc cá, lừa chông dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” Cái chết của Vũ Nương một mặt phản ánh bi kịch của nàng, nhưng mặt khác khẳng định phẩm chất của một người phụ nữ dám coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.
- Tấm lòng bao dung, độ lượng, nghĩa tình:
  • Sau khi chết, Vũ Nương được đức Linh Phi cứu giúp, sống dưới thủy cung, nàng gặp Phan Lang - người cùng làng. Sau câu chuyện với Phan Lang, Vũ Nương “ứa nước mắt, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam, tôi tất phải tìm về có ngày”. Điều đó chứng tỏ, nàng là người sống nghĩa tình, vẫn nhớ quê cũ, nhớ chồng con.
  • Lúc hiện về trên dòng sông, nàng không những không oán trách Trương Sinh mà còn nói lời cảm tạ: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Phải bao dung, độ lượng tới mức nào, Vũ Nương mới có thể tha thứ và nói lời cảm tạ với người chồng đã một mực nghi oan, đẩy mình đến chỗ chết như thế. Chúng ta càng cảm phục tấm lòng và nhân cách cao đẹp của Vũ Nương.
Ai đó chữa lỗi bài này giúp mình với :')
Phần đánh giá chung mình chưa làm nên không cần chưa nha.
:Rabbit94
Đầu tiên thì chị nghĩ em nên có phần khái quát chung - giới thiệu khái quát về nhân vật.
Tiếp đó, phần em cần phân tích đầu tiên chính là Vũ Nương là một người thiếu nữ đẹp người đẹp nết. (Phân tích lời giới thiệu nhân vật của tác giả về: tên, quê, xuất thân, là người thùy mị, nết na, tư dung tốt đẹp.)
Đây là 2 ý phân tích mà chị nghĩ em nên đưa thêm vào và đưa lên đầu. Các phần còn lại chị thấy cũng khá ổn áp. Trong khi phân tích thì em có thể liên hệ các tác phẩm ngoài, liên hệ ca dao,... Điều đó sẽ làm cho bài viết của em thêm phần độc đáo.
Còn phần sửa chi tiết em xem trong đây nhé!
II. Thân bài
* Vũ Nương là người con dâu rất mực hiếu thảo:

  • Thông thường, mối quan hệ nàng dâu - mẹ chồng trong xã hội không mấy gắn kết, không mấy tốt đẹp, như dân gian ta thường có câu:
“Thật thà cũng thể lái trâu
Thương nhau cũng thể nàng dâu - mẹ chồng”
  • Xưa nay, mẹ chồng và nàng dâu không mấy người thương nhau thật lòng. (Lặp ý rồi em) Tuy nhiên, khi đọc tác phẩm, tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã xóa đi những định kiến ấy, khiến chúng ta phải nhìn lại về mối quan hệ này.
  • Sau khi Trương Sinh đi lính, người mẹ chồng vì quá thương nhớ con trai mà dần sinh bệnh ốm. Nàng “hết sức thuốc thang lễ bái thần phật và lấy lời ngọt ngào khôn khéo khuyên lơn”, chăm sóc chu đáo nhưng bà mẹ chồng đã không qua khỏi. Khi bà cụ mất, “nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo liệu như với cha mẹ đẻ mình”.
  • Lời trăng trối của bà mẹ chồng trước khi mất là minh chứng rõ nhất, khách quan nhất cho tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương: “Sau này, trời xét lòng lành, ban cho phúc đức… xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như con đã chẳng phụ mẹ”.
→ Tấm lòng hiếu thảo của Vũ Nương đã được trời đất, được người mẹ chồng công nhận và khẳng định. Đó là tấm lòng hiếm có, đáng được trân trọng. Bà mẹ chồng thậm chí đã viện cả trời xanh để soi tỏ cho lòng hiếu thảo của người con dâu, mong muốn con trai mình khi trở về sẽ đền đáp công lao to lớn ấy của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. (Em có thể dùng các từ ân cần, là một người hiếu nghĩa, đức hạnh,.. thay cho hiếu thảo nữa nhé)
* Vũ Nương là người vợ hiền thảo, đảm đang, thủy chung son sắt:
- Chuyển ý:
  • Không chỉ là người con dâu rất mực hiếu thảo, Vũ Nương còn là người vợ hiền thục, nết na, đảm đang, chung thủy.
- Phân tích:
+ Người vợ hiền thục, nết na, khéo léo:
  • Đối với Trương Sinh, biết tính chồng đa nghi, với vợ cũng phòng ngừa quá sức, Vũ Nương luôn “giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa”. Sự khéo léo trong cách ăn ở của VN là nền tảng cho một gia đình hạnh phúc.
  • Sum họp chưa được bao lâu thì xảy ra việc binh biến, Trương Sinh phải đi lính. Nàng tiễn chồng ra trận không mong chồng đeo ấn phong hầu trở về mà chỉ mong đem về hai chữ “bình yên”. Lấy chồng, bất kì người phụ nào cũng mong tìm được một chỗ dựa vững chắc suốt đời. Với Vũ Nương, chỗ dựa ấy không phải là tiền tài, danh vọng, địa vị cao sang mà chỉ là mái ấm gia đình, vợ chồng sum họp, bình an - “thế là đủ rồi”. Điều đó chứng tỏ nàng rất coi trọng hạnh phúc gia đình của mình - hạnh phúc đời thường, bình dị, chân thật nhất.
+ Người vợ đảm đang, chu đáo:
  • Khi TS đi lính, nàng bụng mang dạ chửa sắp đến ngày sinh, một mình vượt cạn, sinh hạ cậu con trai đặt tên là Đản. Lúc người phụ nữ sinh con là lúc họ yếu đuối nhất, cần sự nương tựa vào người chồng nhất thì Trương Sinh lại vắng nhà, biền biệt không có tin tức. Một mình nàng thay chồng lo toan mọi việc trong gia đình: nuôi già, dạy trẻ, chăm sóc mẹ chồng khi ốm đau, lo ma chay tế lễ khi bà cụ mất, chăm lo cho bé Đản… mà không một lời kêu ca oán thán.
+ Người vợ thủy chung, tiết hạnh:
  • Suốt thời gian Trương Sinh đi lính, nàng chỉ bầu bạn với đứa con thơ, tự trỏ bóng mình trên vách mà nói là cha Đản, vừa để con không thiếu thốn tình cha, vừa để nguôi ngoai nỗi nhớ chồng nơi biên ải. Tấm lòng ấy của Vũ Nương lẽ ra đáng được trân trọng và nâng niu bao nhiêu thì khi Trương Sinh trở về, nàng lại chịu thiệt thòi, oan ức bấy nhiêu.
  • Bị chồng nghi ngờ, mắng nhiếc, thậm chí là đánh đuổi nàng vẫn một mực thanh minh cho tấm lòng thủy chung, tiết hạnh của mình: “Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết. Tô son điểm phấn đã từng nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa hề bén gót. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói”. Cả họ hàng làng xóm bênh vực và biện bạch cho nàng những Trương Sinh vẫn không tin, nàng thậm chí đã lấy cái chết của mình để chứng minh cho tấm lòng trong sạch, thủy chung với lời khấn trên bến Hoàng Giang tựa một lời thề cho sự đoan trang, trinh bạch của nàng.
* Vũ Nương là người mẹ thương con, chu đáo:
  • Là hiện thân của người phụ nữ VN truyền thống: hiếu thảo, thủy chung, đảm đang, tiết hạnh, Vũ Nương còn là người mẹ rất mực thương con, chăm lo cho con chu đáo.
  • Sinh con khi chồng đi lính, Vũ Nương vừa làm mẹ vừa làm cha, thay chồng dạy dỗ, chăm sóc con. Để dỗ dành bé Đản, nàng chỉ bóng mình trên vách, bảo là cha Đản - đó vừa là trò chơi với con, vừa bù đắp sự thiếu thốn tình cha cho đứa trẻ ngây thơ. Nhưng có ai ngờ, chính cái bóng kia của nàng đã trở thành cái bóng oan khiên, đẩy nàng vào bi kịch.
* Vũ Nương là người phụ nữ coi trọng danh dự, tiết hạnh và có tấm lòng bao dung, độ lượng, nghĩa tình
- Coi trọng danh dự, tiết hạnh:
  • Vốn là người coi trọng danh dự, tiết hạnh, Vũ Nương không chấp nhận chịu sống trong sự nhuốc nhơ, mất danh dự, nhân phẩm của một con người, vì thế, dẫu đã sống cả phần đời của mình cho chồng, cho con, cho gia đình nhà chồng thì cuối cùng nàng vẫn quyết định tự vẫn để bảo vệ danh tiết, giữ sự trong sạch của mình, chứ nhất định không chịu sống nhục.
  • Lời khấn trên bến Hoàng Giang: Bề ngoài, đó là một tiếng than trời của Vũ Nương cho số phận hẩm hiu, bất hạnh, nhưng thực chất đó là một lời thề quyết liệt, một lời thề danh dự thà chết chứ không chịu để tiếng nhuốc nhơ: “Thiếp nếu đoan trang giữ tiết, trinh bạch gìn lòng, vào nước xin làm ngọc Mị Nương, xuống đất xin làm cỏ Ngu mĩ. Nhược bằng lòng chim dạc cá, lừa chông dối con, dưới xin làm mồi cho cá tôm, trên xin làm cơm cho diều quạ, và xin chịu khắp mọi người phỉ nhổ.” Cái chết của Vũ Nương một mặt phản ánh bi kịch của nàng, nhưng mặt khác khẳng định phẩm chất của một người phụ nữ dám coi trọng danh dự hơn cả mạng sống của mình.
- Tấm lòng bao dung, độ lượng, nghĩa tình:
  • Sau khi chết, Vũ Nương được đức Linh Phi cứu giúp, sống dưới thủy cung, nàng gặp Phan Lang - người cùng làng. Sau câu chuyện với Phan Lang, Vũ Nương “ứa nước mắt, rồi quả quyết đổi giọng mà rằng: ngựa Hồ gầm gió Bắc, chim Việt đậu cành Nam, tôi tất phải tìm về có ngày”. Điều đó chứng tỏ, nàng là người sống nghĩa tình, vẫn nhớ quê cũ, nhớ chồng con.
  • Lúc hiện về trên dòng sông, nàng không những không oán trách Trương Sinh mà còn nói lời cảm tạ: “Đa tạ tình chàng, thiếp chẳng thể trở về nhân gian được nữa”. Phải bao dung, độ lượng tới mức nào, Vũ Nương mới có thể tha thứ và nói lời cảm tạ với người chồng đã một mực nghi oan, đẩy mình đến chỗ chết như thế. Chúng ta càng cảm phục tấm lòng và nhân cách cao đẹp của Vũ Nương.
 
Top Bottom