Bài này em có thể làm như sau
I - MỞ BÀI
Mở bài em sẽ có nhiều cách làm và hướng đi khác nhau. Ví dụ ở bài này em có thể đi từ những đặc điểm trong văn học trung đại, hoặc cũng có thể là đi từ thân phận người phụ nữ hay thậm chí chúng ta có thể dẫn dắt từ đặc điểm của chính chuyện này "như một câu chuyện cổ tích". Nhưng nếu thực sự bí trong cách diễn đạt thì em có thể đi từ tác giả, tác phẩm hay tình huống truyện cũng được nhưng cái này sẽ không gây ấn tượng cho người đọc nếu như em không biết cách triển khai khéo léo.
II - THÂN BÀI
1. Khái quát
- Khái quát về tác giả (một cách ngắn gọn)
- Khái quát về tác phẩm:
+ Hoàn cảnh ra đời (hoàn cảnh lớn: Thời kì phong kiến mục nát -> hoàn cảnh của người phụ nữ lúc bấy giờ và hoàn cảnh nhỏ: tác giả lui về quê ở ẩn, lánh đục về trong)
+ Tóm tắt về nội dung của tác phẩm
+ Đặc biệt là việc xây dựng tình huống truyện trong đó cái chết của Vũ Nương là một trong những chi tiết đặc sắc nhất.
2. Phân tích tác phẩm
a) Khái quát
- Khái quát lại phần phía trước để dẫn dắt đến cái chết của Vũ Nương
- Kết hợp tóm tắt lại luận điểm chung của cả bài thành một đoạn văn.
b) Chứng minh
* Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:
- Do lời nói ngây thơ của bé Đản
- Do tính đa nghi hay ghen của Trương Sinh
- Do chế độ phong kiến, chiến tranh phi nghĩa đã đẩy người phụ nữ ngục lặn trong bến bờ bất hạnh.
- Do tấm lòng trong sáng, hiền lành và thương chồng, thương con của Vũ Nương (giải thích: Vũ Nương muốn cho con có một mái ấm, muốn an ủi bản thân khi chồng đi xa và luôn giữ trọn tấm lòng son sắtm, chung thủy với chồng -> và chính cái bóng cũng là nguyên nhân gây ra cái chết của Vũ Nương -> nó xuất phát từ tấm lòng của người phụ nữ bạc mệnh)
* Ý nghĩa cái chết:
- Hiện thực:Khắc họa chân thực bộ mặt bất nhân của xã hội phong kiến
- Nhân đạo:
+ Ca ngợi đề cao phẩm chất cao quý, tốt đẹp của người phụ nữ.
+ Phê phán, tố cáo xã hội phong kiến thối rửa mục nát.
+ Đồng cảm, sẻ chia với số phận lênh đênh chìm nổi của người phụ nữ.
+ Qua đó thể hiện khát khao về một cuộc sống bình yên và hạnh phúc. (Có thể đánh qua phần cuộc đời mới của Vũ Nương dưới thủy cung để thể hiện phần này)
=> Đánh giá: Cái chết là con đường duy nhất để giữ lại sự trong sạch và phẩm giá của người phụ nữ lúc bấy giờ. Tình cảnh của Vũ Nương là một nét vẽ tinh tế, đặc sắc trong bức tranh lớn của xã hội phong kiến, đặc biệt là của những người phụ nữ (liên hệ Thúy Kiều, Chinh Phụ Ngâm,...)
c) Đánh giá: Đánh giá nghệ thuật và nội dung của tác phẩm
d) Mở rộng nâng cao:
* Cảm quan giữa độc giả và tác giả:
- Tác giả:
+ Nguyễn Dữ đã thổi hồn, cho máu để gửi đến bạn đọc những trang viết thấm đẫm tình người, những hoàn cảnh éo le, ngặt nghèo mà chính con người phải chịu đựng bởi chế độ phong kiến. -> Qua đó ta thấy được tấm lòng của Nguyễn Dữ.
+ Bên cạnh đó Nguyễn Dữ cũng đã đặt nền móng cho những cây bút trên chặng đường sáng tác ngày nay phải biết hóa thân thành nhân vật, phải xây dựng văn chương trên chính chất liệu hiện thực nhưng không hề thô ráp. Đồng thời phải có một tấm lòng cao cả, tình thương và sự đồng cảm sâu sắc để khiến cho văn chương gắn kết con người "gần người hơn".
- Độc giả: Khi cầm một tác phẩm văn chương có giá trị như "Chuyện người con gái Nam Xương", mỗi chúng ta - người làm nên số phận cho tác phẩm phải có thái độ trân trọng, đề cao những giá trị mà tác phẩm mang lại. Bên cạnh đó phải biết thấu cảm, sẻ chia không chỉ nhân vật, câu chuyện mà cho chính tác giả để có thể tạo nên những thanh âm đồng điệu vượt lên thời đại.
III - KẾT BÀI
- Đánh giá lại cái chết của Vũ Nương
- Tác phẩm văn học được viết ra, ngoài những nội dung thông tin nhằm mở rộng hiểu biết và nâng cao nhận thức, còn chất chứa tấm lòng con người sáng tác. Phải thực sự có cái tình ấy, thì tác phẩm mới đi sâu vào lòng người đọc. Và chính Nguyễn Dữ đã dùng chính cây bút tài hoa của mình để chạm khắc vào trái tim của người đọc bao sự rung cảm, niềm yêu thương sâu sắc cho không chỉ số phận bạc mệnh của Vũ Nương mà nó còn là tiếng lòng cảm thương cho chính những người phụ nữ "lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
P.s: Anh học tác phẩm này lâu rồi nên cũng không biết có nhớ được hết các ý hay không nhưng đây là một vài bước cơ bản cho em triển khai bài nhé! Chúc em học tốt