Ngữ văn Thi vào 10 phần văn bản nước ngoài

Vệ Đằng

Học sinh chăm học
Thành viên
22 Tháng tư 2017
97
47
69
21
Hà Nội
Trung học phổ thông Phùng Khăc
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần I .Cho đoạn trích: “Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng cũ cũng mờ dần, nhưng lòng tôi không chút lưu luyến. Tôi chỉ cảm thấy chung quanh tôi là bốn bức tường vô hình, nhưng rất cao, làm cho tôi vô cùng lẻ loi, ngột ngạt. Hình ảnh đứa trẻ oai hùng, cổ đeo vòng bạc, đứng giữa ruộng dua hấu, tôi vốn nhớ rõ lắm, nhưng bây giừo bỗng nhiên cũng mờ nhạt đi, khiến tôi lại càng thêm ảo não”.

(trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục, 2015)

1. Những câu văn trên được rút từ văn bản nào, của ai?

2. Nhân vật “tôi” trong đoạn trích được miêu tả trong hoàn cảnh nào? “ Đứa trẻ oai hùng, cổ đeo vòng bạc” được nhắc tới ai? Người kể chuyện đã từng “nhớ rõ” về đứa trẻ đó nhưng giờ lại cảm thấy “mờ nhạt đi”. Vì sao vậy?

3. Từ nội dung văn bản có chứa những câu văn trên và những hiểu biết xã hội, hãy viết một đoạn văn (khoảng 2/3 trang giấy) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu quê hương đất nước của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng đất nước ta hiện nay.
Phần II. Trong văn bản Rô – bin – xơn ngoài đảo hoang (Trích Rô-bin-xơn Cru- xô) Nhà văn người Anh Đ. Đi phô đã gửi đến người đọc bức thông điệp đầy ý nghĩa: Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng. Em hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng ½ trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về điều đó..
Phần III .Cho đoạn văn sau:

… Thế gian có biết bao người đọc sách chỉ để trang trí bộ mặt, như kẻ trọc phú khoe của, chỉ biết lấy nhiều làm quý. Đối với việc học tập, cách đó chỉ là lừa mình dối người, đối với việc làm người thì cách đó thể hiện phẩm chất tầm thường, thấp kém.

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Của ai?

b. Tìm các khởi ngữ có trong đoạn văn.

c. Từ lời bàn của tác giả trong văn bản trên, em thu hoạch được gì về phương pháp đọc sách cho riêng mình?
MN ƠI GIÚP MIK VỚI!!!! >_<
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
phần I
1.
những câu văn trên được rút ra từ văn bản "Cố hương"
của tác giả Lỗ Tấn
2.
nhân vật tôi đc miêu tả trong hoàn cảnh những ngày đang ở quê
đưa trẻ oai hùng,cổ đeo vòng bạc là Nhuận Thổ

Người kể chuyện đã từng “nhớ rõ” về đứa trẻ đó nhưng giờ lại cảm thấy “mờ nhạt đi” vì :
Nhuận Thổ trong kí ức người kể chuyện:

Hiện ra dưới vầng trăng vàng thắm treo lửng lơ trên nền trời xanh thần tiên và kì dị: trạc 11, 12 tuổi, giỏi đâm tra, bẫy chim, nhặt vỏ sò… bẽn lẽn, ngây thơ, hồn nhiên. Là người bạn “dễ thương” thời thơ ấu của nhân vật “tôi”

còn Nhuận Thổ trong hiện tại:

Nghèo khổ, vất vả, tội nghiệp
=> vì con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đã đành, song Nhuận Thổ còn đau đớn hơn vì gánh nặng tinh thần, vì mê tín, vì quan niệm cũ kĩ về đẳng cấp.
=>hình ảnh đó càng mờ nhạt đi

3.
Với thế hệ trẻ, có rất nhiều cách để thể hiện lòng yêu nước chân chính của mình. Cố gắng học tập tốt, rèn luyện tốt, hoàn thành nhiệm vụ học tập của mình hay tham gia nghiên cứu khoa học, đó là yêu nước; tự giác thực hiện chính sách, pháp luật, tôn trọng kỷ cương, đó cũng là yêu nước. Lựa chọn được một nghề nghiệp phù hợp với bản thân mình, gắn bó và cống hiến hết mình vì công việc, đó là yêu nước. Lao động tích cực, hăng hái, làm giàu chính đáng, đó là yêu nước. Có khi lại là việc nhỏ như không vứt rác bừa bãi, không tàn phá môi trường, không hủy diệt muông thú. Và thậm chí, nói một câu tiếng Việt đúng ngữ pháp, văn cảnh, thể hiện sự tự tôn với ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình, cũng là biểu hiện của lòng yêu nước. Những việc làm không chỉ thể hiện ý thức công dân của mỗi người, mà còn là trách nhiệm xã hội, và thông qua đó, thế hệ trẻ chúng ta thể hiện lòng yêu quê hương, xứ sở của mình một cách sinh động nhất, hiệu quả nhất.

phần II

Gợi ý
- Giải thích ý kiến:

+ Khát vọng: là mong muốn, đòi hỏi của nội tâm với một sức thôi thúc mạnh mẽ, quyết liệt nhằm hướng tới việc thực hiện những dự định cao cả, tốt đẹp. Bên cạnh khát vọng còn có dục vọng. Chúng đều là nguồn sức mạnh vô hình, nhưng một bên hướng tới mục đích cao đẹp, một bên nhằm thoả mãn những ham muốn của cá nhân, thậm chí là những thèm muốn thấp hèn. Chẳng hạn, muốn có một vị trí cao trong xã hội để được cống hiến nhiều hơn, có điều kiện thực thi những dự án lớn lao vì lợi ích cộng đồng là khát vọng, nhưng giành giật, tranh chấp quyền lực để được thể hiện quyền uy và để hưởng thụ cá nhân lại là dục vọng.

- Suy nghĩ về thông điệp của Đ.đi phô

+ Thông điệp của Đ.đi phô thực sự là một chân lí. Chân lí này được kiểm chứng trong tác phẩm Rô-bin-xơn ngoài đảo hoang
Câu chuyện kể về Rô-bin-xơn Cru-xô - một người ưa phiêu lưu, mạo hiểm. Chàng đã phải đối mặt với rất nhiều gian nan trong những chuyến đi đến miền đất lạ bằng tàu biển: đắm tàu, cướp biển, bị bắt làm nô lệ,… Nhưng thử thách lớn nhất là Rô-bin-xơn Cru-xô phải sống một mình trên một hòn đảo hoang cách biệt xã hội loài người. Một ngày, có một chiếc tàu ghé đậu ở chỗ Rô-bin-xơn Cru-xô, đám thuỷ thủ nổi loạn để chiếm tàu. Rô-bin-xơn Cru-xô đã giúp viên thuyền trưởng lấy lại tàu và chàng trở về quê hương từ đó cho ta thông điệp: đừng bao giờ từ bỏ khát vọng.

p/s :mik bận quá nên chỉ giúp được hai phần,nếu có thời gian mình sẽ giúp tiếp ,không thì nhờ đến các BQT
 
Last edited:

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
phần III
a.
Đoạn văn trên trích trong tác phẩm “ Bàn về đọc sách ” tác giả Chu Quang Tiềm
b.
cái này chắc bạn làm đc
c.
Đọc sách là một vấn đề đã được rất nhiều người bàn đến, em cũng đã từng đọc khá nhiều sách nhưng còn tùy tiện trong việc lựa chọn sách. Chỉ đến khi đọc bài viết của Chu Quang Tiềm trong đó tác giả có bàn về phương pháp đọc sách: ” Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ”. Em mới vỡ lẽ ra rất nhiều điều về cách chọn sách, cách đọc sách, con đường đi đúng đắn để chiếm lĩnh tri thức văn hóa nhân loại.

Thế nào là đọc tinh, đọc kĩ? Vấn đề tưởng là hai mà thực chất là một. Không thể đọc kĩ tất cả mà phải chọn những cuốn thật sự có giá trị. Chọn được cuốn có giá trị mà đọc kĩ còn hơn là đọc nhiều cuốn mà chỉ lướt qua. Tóm lại, điều chủ yếu, quan trọng nhất của việc đọc sách không phải là đọc nhiều sách mà là phải biết chọn sách có giá trị và đọc lại nhiều lần để suy ngẫm đó là phương pháp đọc đúng.

Xã hội càng phát triển khiến con người ta buộc lòng chấp nhận việc tiếp thu thông tin bằng cách nghe và nhìn. Động thái đó cũng đồng nghĩa với việc con người đã vô tình từ chối quyền được trau dồi khả năng đọc hiểu sách vốn dĩ vô cùng quan trọng. Cuộc sống sẽ thật thảm hại nếu thiếu đi sự cân bằng. Cách tiếp nhận thông tin cũng vậy, khi bạn quá đề cao kỹ năng nghe nhìn mà coi nhẹ việc đọc sách bằng mắt, bạn đã tự tước bỏ cơ hội được phát triển toàn diện của bản thân.

Còn nhiều ảnh hưởng không tốt khác nữa mà các phương tiện thông tin đại chúng đã đề cập đến. Xin được dẫn ra ở đây câu nói của M. Gor-ki: “Mỗi cuốn sách là những bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tới gần quan niệm về cuộc sống tốt đẹp nhất… Hãy yêu sách! Nó là nguồn tri thức”. Khi những trang văn của “Bàn về đọc sách” đã khép lại, em mới thực sự tỉnh táo để biết được rằng: sách là tài sản tinh thần vô giá của nhân loại, muốn có học vấn thì cần thiết đến việc đọc sách.

Sách cũ trăm lần xem chẳng chán,

Thuộc lòng ngẫm nghĩ một mình hay.
sưu tầm
 
  • Like
Reactions: Vệ Đằng
Top Bottom