{Ngữ Văn} LTĐH – Văn nghị luận

D

doigiaythuytinh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.



Lưu ý:


+ Đánh số thứ tự
+Giải quyết dứt điểm
+Viết thành dàn ý CHI TIẾT (có thể chỉ cần THÂN BÀI) – không viết ý lan man
+ Đề đã có trên 4r thì cũng cứ làm lại ^^

***

Đề 1: Thi hào đức rên-nơ Ma -ri-a Rin-ke đã viết cho 1 người bạn cuả mình như sau "tình yêu của một người đối với 1 người khác, có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi người trong chúng ta"
Từ lới khẳng định đó bạn hay phát biểu những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu.

Đề 2: "Đừng thấy việc thiện nhỏ mà ko làm, việc ác nhỏ mà làm "

Đề 3: Ngày nay, học sinh THPT còn có một số bạn có những biểu hiện thiếu văn hoá. Em hãy viết một bài văn nghị luận giúp các bạn hiểu thế nào là người có văn hoá.

Đề 4: Phân tích câu nói của Pi-ta-go:" đừng thấy cái bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại "

Đề 5: Phân tích câu nói của Niu-ton:" Nếu tôi có thể nhìn xa hơn người khác, chính là bởi tôi đứng trên vai người khổng lồ ".


~~> Ôi khó :-s
 
Last edited by a moderator:
L

linhphoebe


ĐỀ 3: Ngày nay, học sinh THPT còn có một số bạn có những biểu hiện thiếu văn hoá. Em hãy viết một bài văn nghị luận giúp các bạn hiểu thế nào là người có văn hoá.


dàn bài lun: :D
MB : Ngày nay , ở bất cứa nơi đâu ( công cộng , trường học , cơ quan , vỉa hè , khu vực sống ... ) chúng ta luôn bắt gặp một số bạn trẻ có những hành động vô văn hoá . Dawc biệt là thế hệ hs trong môi trường THPT . Chúng ta luôn vỗ ngực tự đắc hay chê bai người khác là * đồ vô văn hoá * Nhưng mấy ai trong chúng ta hiểu được như thế nào được gọi là người có văn hoá chưa ? . Chắc chắn số ít trong chúng ta có thể hiểu rõ và nói hết nd + ys nghĩa của từ * có văn hoá *. Vậy chúng ta hãy tìm hiểu xem ntn được gọi là có văn hoá nhé !
TB : + * văn hoá * là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
+ * người có văn hoá * là người có hành vi ứng xử đúng mực, nhã nhặn và lịch thiệp, kính trên nhường dưới, biết tôn trọng thuần phong mỹ tục, cổ vũ cái tốt và đấu tranh chống cái xấu, có trách nhiệm , hành động thể hiện lối sống đẹp....
+ Biểu hiện của người có văn hoá : Đơn giản chỉ là gặp người lớn tuổi thì kính chào lễ phép, bạn bè nói chuyện với nhau không dùng các ngôn từ mang hàm nghĩa tục tĩu , biết bảo vệ và giữ gìn môi trường xung quanh mình .Tôn trọng cũng như biết trau dồi cái hay cái đẹp của truyền thóng dân tộc .....vv..
+ Biểu hiện của người vô văn hoá trong mtr THPT : đánh nhau , vô lễ , xúc phạm nhân phẩm bạn bè , thầy cô ......
+ Thực trạng những bạn trẻ có lối sống vô văn hoá đang diễn ra ngày càng nhiều, nhất là ở trường học . Và nhất là các bạn đang học trong môi trường THPT :
+ Dẫn chứng cụ thể :
- vụ việc nhóm học sinh trường THPT Trần Nhân Tông ( HN năm 2010 )
- việc học sinh quay clip sex ở trường Hoàng Văn thụ ( HCM )
- học sinh âm mưu giết thầy ở trường TRần Hưng Đạo ( Tiền Giang - 2010 ) .......v.v
+ * có văn hoá * mang đến cho con người một ý nghĩa rất lớn lao : được bạn bè kính nể, thầy cô yêu mến, cha mẹ tự hào ....vv
+ Sống * vô văn hoá * mang đến cho con người hậu quả rất nghiêm trọng : mọi người xa lánh, chê bai , thầy cô sẽ có ấn tượng không tốt , cha mẹ xấu hổ ..vv
+ Liên hệ bản thân :
- là một học sinh đang học trong môi trường THPT tôi phần nào hiểu được cái cảm giác khó chịu khi bị mọi người nói mình là * vô văn hoá *. Và tất nhiên , đôi khi vì một hành động, cử chỉ , lời nói nào đó của mình , một số người khen mình là người * có văn hoá * khiến cho lòng cảm thấy vui hơn, hp hơn muốn cố gắng để hoàn thiện mình hơn ..vv...
+ dua ra những bài học để học tập và nói gương...... --> để trở thành người có văn hoá
+ đưa ra những biện pháp để khắc phục , sửa đổi : ......vv....
KB :
Học sinh THPT ngày nay rất nhiều người có thái độ cũng như biểu hiện biến mình thành người vô văn hoá . Nhung không phải ai là học sinh THPT cũng đều như vậy , vẫn còn đó những tấm gương của các bạn có văn hoá cho chúng ta nói theo .Hay chính bản thân chúng ta đôi khi cũng là những con người- những hs có văn hoá. Tuy nhiên không vì thế mà chúng ta dừng lại , chúng ta cần phải nỗ lực hơn, cố gắng hoàn thiện phẩm chất, đạo đức cũng như nhân cách của mình. Ai đã từng là người vô văn hoá thì hãy nhìn lại mình , tự thay đổi chính mình , biến mình thành những người đáng để cha mẹ, bạn bè thầy cô yêu quý tự hào . Tôi tin tôi làm được và tôi cũng tin các bạn làm được bởi chúng ta là những thế hệ trẻ, những chủ nhân tương lai của đất nước VN ........

p/s : lướt quá mấy cái đề - cái nào cũng khó ( cứ đề nào mà trích dẫn câu nói của ông nào đây là y như rằng ...... !! ) . chọn cái đề dễ nhất làm thử .. cũng muộn rồi mắt nhắm mắt mở nên bài làm có sơ sài hay thiếu sót j thì các bạn bổ sung nha ...........

!!
 
Last edited by a moderator:
D

doigiaythuytinh

Em nghĩ đề 3 là NL về một tư tưởng đạo lí.

Em hãy viết một bài văn nghị luận giúp các bạn hiểu thế nào là người có văn hoá.


Dàn ý của bạn linhphoebe mình nghĩ còn thiếu một số chi tiết:

- Nguyên nhân của lối sống thiếu văn hoá:
+ Do giáo dục gia đình chưa chặt chẽ
+ Do ảnh hưởng từ những tiêu cực xã hội
+ Do bản thân

- Từ đó đưa ra cách khắc phục

- Ảnh hưởng của lối sống thiếu văn hoá đối với xã hội

* Khái niệm "văn hoá" và "người có văn hoá" của bạn chưa được đúng lắm thì phài :-?
 
T

thuyhoa17

Đề 4: Phân tích câu nói của Pi-ta-go:" đừng thấy cái bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại"

MB: Một sự khiêm tốn đủ để làm nên một đức tính tốt, một sự khiêm nhường đủ để thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn. Câu "Đừng thấy cái bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại" mà Pi-ta-go đã nói giúp chúng ta có những suy nghĩ chín chắn hơn về bản thân mình, về những điều mình đã làm, đã hành động. Nhìn lại mình để thấy bản thân vẫn còn là một con người bé nhỏ giữa những kiến thức bao la vô cùng.

TB:
- Giải thích:
+ Cái bóng to: đó là hình ảnh của ta mỗi khi có ánh đèn soi lên vách hay bức tường chắn nào đó, nó rất dễ dàng biến mất.
\Rightarrow Hình ảnh "cái bóng to hiện lên trên vách" kia chỉ là ảo, là ko thực, ko đúng với thật chất của bản thân mỗi người.
"Đừng thấy cái bóng to trên vách mà tưởng mình vĩ đại": như một lời phủ định cho hành động những con người chỉ nhìn thấy cái vẻ bên ngoài, chỉ nhìn được cái hư ảo mà mình đã tạo dựng là mong manh đến chừng nào, cho những con người cứ ngỡ rằng mình "là to lớn" nhưng thực ra chỉ là to lớn "trên vách" mà thôi.

Câu nói như một lời cảnh tỉnh cho những con người vẫn đang chìm đắm trong những điều quá là bé nhỏ so với cuộc sống mà cần phải làm.

- Khẳng định rằng thực chất kiến thức mà con ngừoi đạt được vẫn còn là hạn chế so với đại dương biển cả bao la. Phải luôn biết nghĩ rằng những điều mình đã làm còn quá nhỏ bé.

- Lời khuyên về lòng khiêm tốn về những điều mình làm được. Biết từ bỏ cái nhỏ của bản thân để hướng đến cái to lớn đang chờ ta làm ở phía trước. Biết sống thực với những điều mình đang có và đã làm, thực chất mới chính là điều quan trọng nhất. ^^

- Liên hệ với bản thân, những điều bản thân đã làm được trong cuộc sống, trong công việc học tập, trong nguyên tắc đối nhân xử thế với mọi người.

- Thực tiễn cuộc sống: có những người thanh niên tự tạo cho mình một sự thỏa mãn riêng mà ko hề biết rằng mình chưa làm được gì cho cuộc sống này, cho xã hội này, cứ tìm đến cái "bóng vĩ đại" mơ hồ, ko thực kia mà ko hề 1 lần nhìn lại thực chất bản thân đã làm đc gì để cống hiến cho xã hội này.

- Là lý tưởng cao đẹp mà con người ta nên lấy làm lời nhắc nhở cho mình mỗi khi tự thấy rằng mình làm đã "quá đủ".

KB: Chốt lại , khẳng định vấn đề NL. Nêu định hướng cho bản thân và cho tuổi trẻ hiện nay.

 
C

congchualolem_b


T góp ý chút :| Có không đúng thì xin chỉnh dùm :| Từ lúc thi xong k động đến đề nữa >"<

- Khẳng định rằng thực chất kiến thức mà con ngừoi đạt được vẫn còn là hạn chế so với đại dương biển cả bao la. Phải luôn biết nghĩ rằng những điều mình đã làm còn quá nhỏ bé.

- Lời khuyên về lòng khiêm tốn về những điều mình làm được. Biết từ bỏ cái nhỏ của bản thân để hướng đến cái to lớn đang chờ ta làm ở phía trước. Biết sống thực với những điều mình đang có và đã làm, thực chất mới chính là điều quan trọng nhất. ^^

- Liên hệ với bản thân, những điều bản thân đã làm được trong cuộc sống, trong công việc học tập, trong nguyên tắc đối nhân xử thế với mọi người.

T chưa nghĩ là đã liên hệ bản thân ngay đâu :| T nghĩ sau khi đã khẳng định tính đúng đắn của câu nói thì sau đó cần liên hệ với thực tiễn: Người sống biết khiêm tốn, phấn đấu, k tự mãn (tạm gọi là vậy) như thế nào và ngược lại thì như thế nào ? Sau đó hãy liên hệ với bản thân: hiểu ra được điều gì và cần hành động như thế nào để trở thành người khiêm tốn. Cuối cùng nếu muốn ăn thêm điểm (thi hsg) thì cần mở rộng vấn đề ra hơn, khái quát và nêu cao lên.

Mà T thích 2 ý đầu của đoạn mà T trích dẫn ra :D Thường thì đoạn đó T viết tùm lum lắm ;)) T chỉ viết 1 đoạn cho phần đó chứ k tách ra làm 2 ý như Thiensu :D. Cái này phải ghi nhận và học hỏi :D
 
L

linhphoebe

bạn nào viết được cái dàn của đề 1 không ? cái đề này đối với mình nó hơi trừu tượng .. hic hic cố làm mấy lần mà vẫn thấy lạc đề !!!
 
L

linhphoebe



T chưa nghĩ là đã liên hệ bản thân ngay đâu :| T nghĩ sau khi đã khẳng định tính đúng đắn của câu nói thì sau đó cần liên hệ với thực tiễn: Người sống biết khiêm tốn, phấn đấu, k tự mãn (tạm gọi là vậy) như thế nào và ngược lại thì như thế nào ? Sau đó hãy liên hệ với bản thân: hiểu ra được điều gì và cần hành động như thế nào để trở thành người khiêm tốn. Cuối cùng nếu muốn ăn thêm điểm (thi hsg) thì cần mở rộng vấn đề ra hơn, khái quát và nêu cao lên.
Mình có thể thêm vào ý của bạn 1 chút xíu như thế này được không nhỉ [ bạn thử xem được không nhé ?]
- Người sống biết khiêm tốn, phấn đấu, k tự mãn (tạm gọi là vậy) là như thế nào ? == > sống như vậy thì được gì ? ý nghĩa gì ?
-
Người sống biết k khiêm tốn, k phấn đấu, tự mãn (ngc cái trên :D ) là như thế nào ? == > sống như vậy mất gì ? có tác hại gì?
-
hiểu ra được điều gì và cần hành động như thế nào => rút ra bài học , giải pháp để thực hiện ( đối với những vấn đề tiêu cực thì đưa ra để hạn chế )

- à bạn ơi ! nên mở rộng vấn đề , khái quát vấn đề theo chiều hướng nào ? tích cưc hay tiêu cực và làm gì để nêu cao được vấn đề nghị luận lên ( thêm dẫn chứng, hay là bài học hay là .... ) ? [ phần nghị luận mình yếu nhất là phần mở rộng vấn đề ] hic nếu bạn hiểu thì chỉ cho mình với !!! :)
 
D

doigiaythuytinh

Đề 1: Thi hào đức rên-nơ Ma -ri-a Rin-ke đã viết cho 1 người bạn cuả mình như sau "tình yêu của một người đối với 1 người khác, có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi người trong chúng ta"
Từ lới khẳng định đó bạn hay phát biểu những suy nghĩ của mình về ý nghĩa của tình yêu và trách nhiệm của tuổi trẻ trong tình yêu.

- Thế nào là tình yêu?
Tình yêu là trạng thái thích thú của chủ thể này đối với chủ thể khác, vượt lên khỏi những cảm xúc thích thú bình thường. Tình yêu là loại cảm xúc mạnh mẽ, đẹp đẽ nhưng cũng khó nắm bắt, khó định nghĩa nhất.

- Tình yêu của một người đối với một người khác:
+ Có thể là tình cảm lứa đôi, cũng có thể là tình yêu giữa người với người trong xã hội
+ Biểu hiện: cách cư xử, sự quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những lúc cần thiết..v.v.

- “Tình yêu của một người đối với 1 người khác, có lẽ là sự thử thách khó khăn nhất đối với mỗi người trong chúng ta"

+ Con người, đặc biệt là tuổi trẻ, thường chỉ quan tâm đến cuộc sống, lợi ích, suy nghĩ và cảm xúc riêng của mình. Do vô tình hay cố ý, tuổi trẻ chỉ chạy theo những đam mê, hoài bão của mình mà bỏ quên những điều quí giá nhất: tình yêu giữa người với người; mà ở đây là tình yêu đôi lứa

+ Tình yêu là những tình cảm đẹp đẽ, trong sáng nhất của đời người.

+ Lối sống phóng khoáng của xã hội hiện đại giúp con người có nhiều cách để bày tỏ, thể hiện và chinh phục tình yêu (So sánh với xã hội xưa). Phải chăng, vì thế mà nhiều bạn trẻ xem tình yêu như một trò chơi để đùa giỡn rồi mau chán một cách chóng vánh?

+Tình yêu của tuổi trẻ?
Các phương tiện truyền thông, giải trí mang cả thể giới thu gọn trước tầm mắt chúng ta. Một chủ đề lí thú, được coi là cuốn hút như tình yêu luôn được con người ở mọi lứa tuổi tò mò, muốn được tìm hiểu. Có lẽ, đó chính là một trong những căn nguyên của “tình yêu bé nhỏ” của những con người chưa đủ lớn, chưa đủ để ý thức về trách nhiệm đối với tình yêu.

+ Ý thức về tình yêu và trách nhiệm đối với tình yêu là thử thách khó khăn với mỗi người
Thực tế cho thấy, hầu hết các bạn trẻ đều có được ý thức nhất định về tình yêu. Thế nhưng, vì sự ích kỉ nhu nhược của chính bản thân hay những cám dỗ của xã hội mà nhiều người không làm đúng trách nhiệm đối với tình yêu của mình.

- Câu nói của Ma -ri-a Rin-ke như lời nhắn nhủ chân thành, là bài học đạo đức sâu sắc:
+Đối với cá nhân (tuổi trẻ): tự rèn luyện, định hướng suy nghĩ và ý thức của bản thân
+Đối với xã hội: giữ gìn những nét văn hoá tốt đẹp của dân tộc ta, hướng đến một xã hội vui vẻ, hạnh phúc.

- Bác bỏ

- Mở rộng và nâng cao ý nghĩa của vấn đề
 
D

doigiaythuytinh

Đề bài viết số 1: Chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1: Nhà bác học L.Pasteur đã từng nói, đại ý là: "Học vấn không có quê hương nhưng người có học vấn phải là người có Tổ quốc" Suy nghĩ của em về câu nói trên

Đề 2: Nếu có ai gõ cửa

Ôi cái đề =((
 
Top Bottom