[Ngữ văn] Hỏi - đáp Văn học.

T

thuyhoa17

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn có câu hỏi nào, hay thắc mắc gì về những tác phẩm văn học ở chương trình 12, hoặc là về phần Làm văn (liên quan đến thi Tốt nghiệp và Đại học) thì cứ post thắc mắc ở đây nhé :)

Chúng ta sẽ cùng thảo luận và cố gắng tìm ra được câu trả lời sớm nhất và chính xác nhất. :)
 
T

thuyhoa_nct

Cho tớ hỏi vì sao trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng lại xuất hiện nhiều địa danh như thế ạ?
 
D

doigiaythuytinh


Trong rất nhiều bài thơ của Quang Dũng luôn xuất hiện nhiều địa danh, ngay cả nhan đề bài thơ cũng thế (ví dụ: Ba Vì đón Bác, Pha Đin, Mắt người Sơn Tây). Có lẽ, đó là do ý muốn của nhà thơ: ghi lại dấu ấn kỷ niệm ở những nơi mình đã đi qua.
 
T

thachthao_lion

Cho em hỏi ?
Nhà văn Kim Lân đã xây dựng lên nhân vật ông Hai Thu có tính cách :đã yêu là yêu hết mình,đã tin là tin sâu sắc,đã thất vọng là thất vọng đến đau đớn... bên cạnh đức tinh tốt đẹp đó ông Hai Thu còn được khoác lên mình tính khoe khoang ,có phải Nhà văn Kim Lân muốn thêm sự trào phúng cho văn bản không ạ ?
 
D

doigiaythuytinh

Có phải Nhà văn Kim Lân muốn thêm sự trào phúng cho văn bản không ạ ?

--> KHÔNG


* Trào phúng: là dùng tiếng cười để đả kích, chế giễu thói hư, tật xấu hay một điều đáng chê trách trong xã hội

Bạn nghĩ cái tính "khoe làng" của ông Hai có tính chất như thế không?

--> Ông Hai khoe làng chỉ vì ông quá yêu làng. Có thể hiểu, "khoe làng" là biểu hiện cho một tình yêu quá đỗi của một con người thật thà, chất phác.
Mình nghĩ, tính cách này của ông Hai rất hay, rất đặc trưng cho nhiều người nông dân. Đúng là đáng cười, nhưng khong phải để chế giễu
 
T

thachthao_lion

Em không nghĩ như thế ? Sự khoe khoang của ông Hai Thu ở đây thực ra là giới thiệu tự hào và yêu thương làm mình.Nó là phương diện của tình yêu trong cái cảnh ngộ ông ý xa làng :)
Chỉ có một điều bạn của em (cùng đội tuyển văn ) không cho ý kiến của em là chỉ đủ một ý :( .Bạn ý cho rằng cái gì cũng có điều xấu tốt .Em nhờ các anh chị giải thích để bạn ý hiểu rõ hơn :)
 
L

linhphoebe

Cho tớ hỏi vì sao trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng lại xuất hiện nhiều địa danh như thế ạ?


- Đúng là rất nhiều địa danh .... Nhưng ko chỉ trong thơ Quang Dũng mới liệt kê địa danh vào tác phẩm của mình [ Sau này bạn đọc các tác phẩm sau sẽ thấy điều đó rõ hơn .... ] Mình ko nhớ chính xác ngôn từ lắm nhưng mình nhớ là cách liệt kê các địa danh cũng là 1 ý dụng nghệ thuật của nhà thơ . Vả lại , có nhớ có hoài tưởng về kỉ niệm thì mới nhớ chính xác đến như vậy chứ!!! ==> Làm nổi bật nên nỗi nhớ của QD khi nghĩ về rừng núi Tây Bắc
 
L

linhphoebe

Em không nghĩ như thế ? Sự khoe khoang của ông Hai Thu ở đây thực ra là giới thiệu tự hào và yêu thương làm mình.Nó là phương diện của tình yêu trong cái cảnh ngộ ông ý xa làng :)
Chỉ có một điều bạn của em (cùng đội tuyển văn ) không cho ý kiến của em là chỉ đủ một ý :( .Bạn ý cho rằng cái gì cũng có điều xấu tốt .Em nhờ các anh chị giải thích để bạn ý hiểu rõ hơn :)

-- Bạn ơi theo mình thì cả ý của doigiaythuytinh và cả ý của bạn về cái việc " khoe làng " đó của ông Hai Thụ gộp lại thành một mới đủ , cả 2 người nói đều đúng nhưng đều chỉ nói 1 vế mà không nghĩ rằng :
Vì khi có tình yêu đối với làng thì ông ta mới cảm thấy rất đỗi tự hào chứ... !!
- Còn ý kiến của bạn kia là có cả điều xấu thì mình nghĩ là ko hẳn đâu .... :D
 
D

doigiaythuytinh

-- Bạn ơi theo mình thì cả ý của doigiaythuytinh và cả ý của bạn về cái việc " khoe làng " đó của ông Hai Thụ gộp lại thành một mới đủ , cả 2 người nói đều đúng nhưng đều chỉ nói 1 vế mà không nghĩ rằng :
Vì khi có tình yêu đối với làng thì ông ta mới cảm thấy rất đỗi tự hào chứ... !!

Các bạn đọc kĩ lại nhá ^^
doigiaythuytinh said:
--> Ông Hai khoe làng chỉ vì ông quá yêu làng. Có thể hiểu, "khoe làng" là biểu hiện cho một tình yêu quá đỗi của một con người thật thà, chất phác.Mình nghĩ, tính cách này của ông Hai rất hay, rất đặc trưng cho nhiều người nông dân. Đúng là đáng cười, nhưng khong phải để chế giễu

@Bạn Linh (thì phải): thật tình là tớ chưa từng đọc qua Tây Tiến :))
 
T

thachthao_lion

Em có câu hỏi liên quan đến bài Hai đứa trẻ :),2 câu luôn ạ :)
1,Vì sao dù buồn ngủ díp mắt nhưng 2 chị em Liên vẫn cố thức để ngắm con tàu qua ?
2,Bị giam cầm vào bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ,lầm lũi,vô vọng của người dân nơi phố huyện,Liên cảm thấy như thế nào ?
 
T

thuyhoa17

Em có câu hỏi liên quan đến bài Hai đứa trẻ :),2 câu luôn ạ :)
1,Vì sao dù buồn ngủ díp mắt nhưng 2 chị em Liên vẫn cố thức để ngắm con tàu qua ?

Vì chuyến tàu là thứ có thể mang đến ánh sáng và là thứ duy nhất có thể xua tan bóng tối bao trùm và sự yên tĩnh nơi phố huyện.

2,Bị giam cầm vào bóng tối và bị ám ảnh bởi cảnh sống buồn tẻ,lầm lũi,vô vọng của người dân nơi phố huyện,Liên cảm thấy như thế nào ?

- Với giọng điệu của Thạch Lam trg "Hai đứa trẻ" thì ta vẫn thấy sự phát hiện cái mới từ Liên bên dưới cái vẻ buồn tẻ của phố huyện.

- Chị Tí hay bác Siêu, ... khi đến nơi phố huyện này, với gánh hàng mưu sinh thì Liên vẫn thấy sự quen thuộc. Ta ko thấy sự nhàm chán nơi cố bé Liên, mà chỉ là một sự thường ngày.

- Và nếu như cuộc sống của Liên đột nhiên mất đi những điều quen thuộc ấy thì có lẽ Liên cũng sẽ thấy buồn hơn cả sự buồn tẻ lúc này nơi phố huyện.

:)
 
T

thuyhoa17

Cho tớ hỏi vì sao trong bài thơ "Tây Tiến" của Quang Dũng lại xuất hiện nhiều địa danh như thế ạ?

"Tây Tiến" của Quang Dũng xuất hiện nhiều địa danh, có thể là vì địa bàn hoạt động của lính Tây Tiến rộng: Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và cả bên kia biên giới Việt - Lào. Địa bàn hoạt động như thế nên lính Tây Tiến đi đến nhiều nơi, mỗi địa danh đều để lại dấu ấn riêng.

Nếu để ý ở phần chú thích sgk thì sẽ thấy rằng mỗi địa danh đều thuộc một tỉnh mà lính Tây Tiến hoạt động. Và nếu như đã là nỗi nhớ, thì ko thể thiếu được những địa danh cho mỗi nơi mà con người ta đã đi qua.

:)
 
Top Bottom