Văn 9 Ngữ Văn 9

Vũ Quốc Việt

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng năm 2018
2
3
6
21
Thái Bình
Trường THCS An Thanh
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Mọi người ơi giúp mình lập dàn ý bài văn suy nghĩ của em về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Cảm ơn mọi người nhiều
I. Mở bài
- Vũ Nương, nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi oan khiên, ngang trái.
- Xung quanh nguyên nhân cái chết của Vũ Nương có khá nhiều ý kiến không thống nhất. Bài viết muốn nêu lên suy nghĩ của riêng em về nguyên nhân cái chết oan khuất của người phụ nữ này.

II. Thân bài
1. Tóm lược những sự kiện chính của truyện; phân tích, khái quát những nét chính về nhân vật Vũ Nương:
a. Ngoại hình: dung nhan xinh đẹp.
b. Tính cách, phẩm chất:
- Nết na, thuỳ mị: nói năng nhỏ nhẹ, giữ gìn khuôn phép, lễ giáo, được mọi người yêu mến.
- Đảm đang tháo vát, hiếu thảo, nhân hậu: một mình nuôi con; thương yêu, phụng dưỡng mẹ chồng, ma chay chu tất, trọn đạo hiếu.
- Thuỷ chung son sắt: thương chồng thương con, giữ trọn phẩm tiết, một lòng chung thuỷ chờ chồng.
- Trong sáng, ngay thẳng: bị oan khuất, tự vẫn để giải oan...
c. Một người phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh như vậy lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng lại có một kết cục bi thảm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

2. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:
a. Xung quanh cái chết của Vũ Nương có rất nhiều cách lí giải khác nhau. Hai ý kiến, một khẳng định do Trương Sinh cả ghen, một cho rằng do chiến tranh phong kiến đều có cơ sở. Tuy nhiên, mỗi ý kiến mới chỉ đúng ở một khía cạnh.
b. Trương Sinh cả ghen là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương: nếu Trương Sinh biết kìm chế nóng giận, sáng suốt suy xét, tin ở vợ chứ không tin vào sự ngây thơ của con trẻ... kết cục sẽ khác.
c. Chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Có người nói, Vũ Nương chết khi Trương Sinh đã trởvề, như vậy không thể nói là Vũ Nương chết do chiến tranh được. Hiểu như vậy là tách rời cái chết của Vũ Nương ra khỏi toàn bộ diễn biến câu chuyện. Chính Trương Sinh phải đi lính xa nhà nên mới xảy ra sự hiểu lầm đáng tiếc.
d. Ngoài ra, do con thơ vô tình hại mẹ, do Vũ Nương yếu đuối, do lễ giáo phong kiến khắt khe... cũng góp phần đẩy Vũ Nương đến cái chết. Song, bao trùm và sâu xa hơn cả, đó là do chế độ xã hội phong kiến đã không bảo đảm được quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. số phận họ mỏng manh; tai hoạ, oan khiến có thể giáng lên đầu họ bất cứ lúc nào vì những lí do không đâu mà không được bất kì sự bảo vệ nào. Chi tiết "cái bóng" rất ngẫu nhiên, phi lí nhưng chính cái ngẫu nhiên phi lí đó lại đã quyết định số phận một con người. Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã vượt ra khỏi giới hạn bi kịch của một gia đình. Đó là bi kịch số phận của một lớp người trong xã hội. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện cũng vì thế mà cỏ tầm khái quát cao hơn.
==> Tóm lại 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Vũ Nương là:

* Nguyên nhân trực tiếp:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha,Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha Đản. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người phụ nữ đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ , đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về.
- Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác - bức tử vợ mình.
* Nguyên nhân gián tiếp:
- Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

III. Kết bài
- Cái chết của Vũ Nương gieo vào lòng người đọc nỗi thương xót những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.
- Trong xã hội ta ngày nay, tuy phụ nữ được pháp luật bảo vệ, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, nhưng vẫn là giới chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Đó đây vẫn còn cảnh những người vợ bị chồng tra tấn, đánh đập tàn nhẫn; những cô gái bị mua bán, dụ dỗvào con đường làm ăn bất lương; những phụ nữ bị coi thường, rẻ rúng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ... Bởi vậy, đấu tranh vì sự bình đẳng nam nữ, sự phát triển của phụ nữ vẫn là cuộc cách mạng lớn của hôm nay. Yêu thương và giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh là lương tâm, trách nhiệm của tất cà chúng ta.
 
  • Like
Reactions: hà chily

Nguyễn Thị Ngọc Bảo

Cựu TMod tiếng Anh | CN CLB Địa Lí
Thành viên
28 Tháng tám 2017
3,161
2
4,577
644
20
Nghệ An
Nghệ An
๖ۣۜɮօռìǟƈɛ❦

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Mọi người ơi giúp mình lập dàn ý bài văn suy nghĩ của em về cái chết của nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương Cảm ơn mọi người nhiều
  • Nói được nguyên nhân dẫn đến cái chết
  • suy nghĩ của tác giả
  • suy nghĩ của bản thân
Làm đc vậy là ok bạn ạ
 

ShennWhisper

Học sinh gương mẫu
Thành viên
13 Tháng hai 2018
681
2,450
311
Bắc Ninh
Hogwarts
I. Mở bài
- Vũ Nương, nhân vật chính trong Chuyện người con gái Nam Xương là một người phụ nữ nhan sắc, đức hạnh nhưng cuộc đời lại chịu nhiều nỗi oan khiên, ngang trái.
- Xung quanh nguyên nhân cái chết của Vũ Nương có khá nhiều ý kiến không thống nhất. Bài viết muốn nêu lên suy nghĩ của riêng em về nguyên nhân cái chết oan khuất của người phụ nữ này.

II. Thân bài
1. Tóm lược những sự kiện chính của truyện; phân tích, khái quát những nét chính về nhân vật Vũ Nương:
a. Ngoại hình: dung nhan xinh đẹp.
b. Tính cách, phẩm chất:
- Nết na, thuỳ mị: nói năng nhỏ nhẹ, giữ gìn khuôn phép, lễ giáo, được mọi người yêu mến.
- Đảm đang tháo vát, hiếu thảo, nhân hậu: một mình nuôi con; thương yêu, phụng dưỡng mẹ chồng, ma chay chu tất, trọn đạo hiếu.
- Thuỷ chung son sắt: thương chồng thương con, giữ trọn phẩm tiết, một lòng chung thuỷ chờ chồng.
- Trong sáng, ngay thẳng: bị oan khuất, tự vẫn để giải oan...
c. Một người phụ nữ xinh đẹp, phẩm hạnh như vậy lẽ ra phải được hưởng hạnh phúc nhưng lại có một kết cục bi thảm. Vậy, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Vũ Nương?

2. Nguyên nhân cái chết của Vũ Nương:
a. Xung quanh cái chết của Vũ Nương có rất nhiều cách lí giải khác nhau. Hai ý kiến, một khẳng định do Trương Sinh cả ghen, một cho rằng do chiến tranh phong kiến đều có cơ sở. Tuy nhiên, mỗi ý kiến mới chỉ đúng ở một khía cạnh.
b. Trương Sinh cả ghen là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cái chết của Vũ Nương: nếu Trương Sinh biết kìm chế nóng giận, sáng suốt suy xét, tin ở vợ chứ không tin vào sự ngây thơ của con trẻ... kết cục sẽ khác.
c. Chiến tranh phong kiến là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến cái chết của Vũ Nương. Có người nói, Vũ Nương chết khi Trương Sinh đã trởvề, như vậy không thể nói là Vũ Nương chết do chiến tranh được. Hiểu như vậy là tách rời cái chết của Vũ Nương ra khỏi toàn bộ diễn biến câu chuyện. Chính Trương Sinh phải đi lính xa nhà nên mới xảy ra sự hiểu lầm đáng tiếc.
d. Ngoài ra, do con thơ vô tình hại mẹ, do Vũ Nương yếu đuối, do lễ giáo phong kiến khắt khe... cũng góp phần đẩy Vũ Nương đến cái chết. Song, bao trùm và sâu xa hơn cả, đó là do chế độ xã hội phong kiến đã không bảo đảm được quyền sống, quyền hạnh phúc cho người phụ nữ. số phận họ mỏng manh; tai hoạ, oan khiến có thể giáng lên đầu họ bất cứ lúc nào vì những lí do không đâu mà không được bất kì sự bảo vệ nào. Chi tiết "cái bóng" rất ngẫu nhiên, phi lí nhưng chính cái ngẫu nhiên phi lí đó lại đã quyết định số phận một con người. Như vậy, bi kịch của Vũ Nương đã vượt ra khỏi giới hạn bi kịch của một gia đình. Đó là bi kịch số phận của một lớp người trong xã hội. Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của truyện cũng vì thế mà cỏ tầm khái quát cao hơn.
==> Tóm lại 2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết của Vũ Nương là:

* Nguyên nhân trực tiếp:
- Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là lời nói ngây thơ của bé Đản. Để vơi đi nỗi nhớ chồng, để con trai mình bớt đi cảm giác thiếu vắng tình cảm của người cha,Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường và bảo đó là cha Đản. Lời nói dối tưởng chừng vô hại nhưng cuối cùng chính nó đã gây ra cái chết đầy oan trái cho người phụ nữ đôn hậu. Đứa con bé bỏng, ngây thơ đâu có biết nỗi lòng của mẹ , đâu có biết cha nó vẫn chưa trở về.
- Nhưng người đáng trách nhất ở đây chính là Trương Sinh-con người ít học lại đa nghi. Không hỏi rõ sự tình, cũng không nói được nghe tin đó ở đâu, Trương Sinh mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương mặc cho họ hàng, làng xóm can ngăn. Cái bản chất hồ đồ, độc đoán, nông cạn đã biến Trương Sinh thành một kẻ độc ác - bức tử vợ mình.
* Nguyên nhân gián tiếp:
- Do chế độ nam quyền độc đoán, một xã hội mà nam nữ không bình đẳng, hôn nhân không có tình yêu và tự do.
- Do chiến tranh phong kiến phi nghĩa.

III. Kết bài
- Cái chết của Vũ Nương gieo vào lòng người đọc nỗi thương xót những người phụ nữ bất hạnh trong xã hội cũ.
- Trong xã hội ta ngày nay, tuy phụ nữ được pháp luật bảo vệ, Đảng và Nhà nước tạo điều kiện, nhưng vẫn là giới chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh. Đó đây vẫn còn cảnh những người vợ bị chồng tra tấn, đánh đập tàn nhẫn; những cô gái bị mua bán, dụ dỗvào con đường làm ăn bất lương; những phụ nữ bị coi thường, rẻ rúng vì tư tưởng trọng nam khinh nữ... Bởi vậy, đấu tranh vì sự bình đẳng nam nữ, sự phát triển của phụ nữ vẫn là cuộc cách mạng lớn của hôm nay. Yêu thương và giúp đỡ những phụ nữ bất hạnh là lương tâm, trách nhiệm của tất cà chúng ta.
Cơ bản là ok rồi, nhưng mình nghĩ cần bổ sung phần bình luận nâng cao:
- Đó là tiêu biểu cho số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến đượng thời -> giá trị tố cáo mãnh liệt
- Là nỗi niềm cảm thương sâu sắc... -> giá trị nhân đạo cao cả
 
Top Bottom