Ngữ văn 9

giangbemm2513

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
18
4
6
21
Hải Phòng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Giúp em với ạ!! Đây là bài của đội tuyển hsg lớp 8, có liên quan đến lớp 9 ạ!
Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau:

a) "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
( Quê hương - Tế Hanh)
b) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 2: Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có."
Bằng hiểu biết của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
 

Ye Ye

Cây bút Truyện ngắn 2017|Thần tượng văn học
Hội viên CLB Ngôn từ
Thành viên
10 Tháng bảy 2017
2,064
2,347
434
Hà Nam
NEU (Dream)
- Giúp em với ạ!! Đây là bài của đội tuyển hsg lớp 8, có liên quan đến lớp 9 ạ!
Câu 1: Trình bày cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên và con người trong hai đoạn thơ sau:

a) "Khi trời trong gió nhẹ sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang."
( Quê hương - Tế Hanh)
b) "Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi
Câu hát căng buồm cùng gió khơi."
( Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

Câu 2: Bàn về văn chương, Hoài Thanh viết:
"Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có."
Bằng hiểu biết của em về bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy, em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
Câu 1. Dàn ý:
1) Mở bài:
Để có thể làm chủ cuộc sống của chính mình, tất nhiên, con người cần lao động, dẫu là việc nhỏ hay việc lớn. Lao động, đây có lẽ là chủ đề đã qua đỗi quen thuộc trong kho tàng văn học Việt Nam. Tuy nhiên, mỗi thi nhân lại có cách cảm khác nhau, có cách nhìn nhận sự việc của riêng mình. " Đoàn thuyền đánh cá"- Huy Cận và ''Quê hương"- Tế Hanh là 2 tác phẩm tiêu biểu mang chủ đề này. Cả 2 tác phẩm đã vẽ ra một bức tranh lao động khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Trong đó, con người và thiên nhiên là hai hình ảnh trọng tâm, giữa chúng có mối giao hòa với nhau.
2) Thân bài:
a) Đoàn thuyền đánh cá:
- Bài thơ có hai nguồn cảm hứng lớn, song hành, hài hòa và trộn lẫn vào nhau. Đó là cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về con người lao động trong cuộc sống mới. Sự thống nhất của hai nguồn cảm hứng ấy được thể hiện qua kết cấu và hệ thống thi ảnh trong bài. Về kết cấu, thời gian của bài thơ là nhịp tuần hoàn của vũ trụ (từ lúc hoàng hôn đến lúc bình minh) cũng là thời gian hoạt động của đoàn thuyền đánh cá (từ lúc ra khơi đến khi trở về). Không gian của bài thơ là một không gian lớn lao, kỳ vĩ với trời,biển, trăng, sao, sóng, gió; cũng là không gian của cảnh lao động.
- Mở đầu bài thơ là cảnh đoàn thuyền ra khơi lúc hoàng hôn:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then,đêm sập cửa
Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi,
Câu hát căng buồm cùng gió khơi.”
- Bốn câu thơ có kết cấu gọn gàng, cân đối như một bài tứ tuyệt: hai câu đầu tả cảnh, hai câu sau nói về con người. Cảnh và người tưởng như đối lập song lại hòa hợp, cảnh làm nền để cho hình ảnh con người nổi bật lên như tâm điểm của một bức tranh – bức tranh lao động khỏe khoắn, vui tươi tràn ngập âm thanh và rực rỡ sắc màu. Hai câu thơ đầu tả cảnh hoàng hôn trên biển, cũng là thời điểm đoàn thuyền đánh cá ra khơi .
+Nếu chỉ căn cứ vào thực tế sẽ thấy câu thơ có vẻ vô lí, bởi trên vịnh Hạ Long - ở hướng Đông, không thể thấy cảnh mặt trời xuống biển như thế, mà chỉ có thấy mặt trời mọc được thôi. Vậy thì ở đây, khi viết “Mặt trời xuống biển” tức là nhà thơ đã lấy điểm nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi,giữa biển khơi nhìn về hướng Tây nơi bờ bãi. Lúc đó, xung quanh con thuyền chỉ là mênh mông sóng nước, mặt trời chỉ còn cách lặn xuống biển.
+Mặt trời xuống biển nhưng dường như không tàn lụi, không tắt. Nó như hòn lửa – một quả cầu lửa – đỏ rực, khổng lồ chìm vào đáy nước đại dương. Biển cả bao la như nồng ấm hẳn lên.
-> Phép tu từ so sánh: mặt trời được ví với hòn lửa đem đến cho bức bức tranh hoàng hôn một vẻ đẹp rực rỡ, tráng lệ và ấm áp chứ không hiu hắt, ảm đạm như trong thơ cổ.
Phép nhân hóa, ẩn dụ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” -> người đọc cảm nhận thiên nhiên, vũ trụ, biển cả như đi vào trạng thái tĩnh lặng, nghỉ ngơi, thư giãn. Vũ trụ giờ đây như một ngôi nhà khổng lồ. Những lượn sóng dài như chiếc then cài, còn màn đêm đang buông xuống là cánh cửa.
-> Hình ảnh thơ cho thấy thiên nhiên vũ trụ bao la mà gần gũi với con người – biển cả hay đó cũng chính là ngôi nhà thân thuộc của mỗi ngư dân.
=>Có thể nói, hai câu thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và lòng yêu mến cuộc đời của nhà thơ Huy Cận.
+ Thiên nhiên vũ trụ là cái phông, cái nền cho con người xuất hiện: “Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi Câu hát căng buồm cùng gió khơi.
+Hình ảnh, nhạc điệu trong câu thơ diễn tả khí thế khỏe khoắn, phấn chấn của những người lao động: khẩn trương làm việc bất kể ngày đêm.
+Đoàn thuyền lại ra khơi, tuần tự, nhịp nhàng như cái nhịp sống không bao giờ ngừng nghỉ. Chữ “lại” trong câu thơ đã diễn tả điều đó, cho ta hiểu đây là công việc, là hoạt động hàng ngày, thường xuyên, trở thành một nếp sống quen thuộc của những người ngư dân vùng biển.
+“Câu hát căng buồm cùng gió khơi” là hình ảnh ẩn dụ mang tính chất khoa trương. Tiếng hát khỏe khoắn tiếp sức cho gió làm căng cánh buồm. Tiếng hát ấy, làm nổi bật khí thế hồ hởi của người lao động trong buổi xuất quân chinh phục biển cả…
b) Quê hương:
-Quê hương trong tâm tưởng của Tế Hanh là một làng chài nằm trên cù lao giữa sông và biển, một làng chài sóng nước bao vây. một khung cảnh làng quê như đang mở ra trước mắt chúng ta vô cùng sinh động: “Trời trong – gió nhẹ – sớm mai hồng”, không gian như trải ra xa, bầu trời như cao hơn và ánh sáng tràn ngập.
-Bầu trời trong trẻo, gió nhẹ, rực rỡ nắng hồng của buổi bình minh đang đến là một báo hiệu cho ngày mới bắt đầu, một ngày mới với bao nhiêu hi vọng, một ngày mới với tinh thần hăng hái, phấn chấn của biết bao nhiêu con người trên những chiếc thuyền ra khơi:
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang
-Hai câu trên tác giả đã đặc tả vào bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.
+Con thuyền được so sánh như con tuấn mã làm cho câu thơ có cảm giác như mạnh mẽ hơn, thể hiện niềm vui và phấn khởi của những người dân chài.
+Những động từ “hăng”, “phăng”, “vượt” diễn tả đầy ấn tượng khí thế băng tới vô cùng dũng mãnh của con thuyền toát lên một sức sống tràn trề, đầy nhiệt huyết. Vượt lên sóng. Vượt lên gió. Con thuyền căng buồm ra khơi với tư thế vô cùng hiên ngang và hùng tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…
-Đem so sánh cánh buồm là vật hữu hình với hồn làng một khái niệm vô hình thì quả là sáng tạo nghệ thuật độc đáo của nhà thơ. Con thuyền ra khơi mang theo những nỗi lo toan cùng niềm tin yêu, hi vọng của bao người. Nhiệt tình và sức sống của con người truyền sang cả vật vô tri khiến cho con thuyền dường như cũng có tâm hồn riêng, sức sống riêng. Nhịp thơ khỏe khoắn, tươi vui thể hiện khí thế sôi nổi và niềm khao khát hạnh phúc ấm no của người dân làng biển. Sáu câu thơ miêu tả đoàn thuyền ra khơi đánh cá vừa là bức tranh phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi.
->Từ hình ảnh của thiên nhiên, tác giả đã liên tưởng đến “hồn người”, phải là một tâm hồn nhạy cảm trước cảnh vật, một tấm lòng gắn bó với quê hương làng xómTế Hanh mới có thể viết được như vậy.
-Cánh buồm trắng vốn là hình ảnh quen thuộc nay trở nên lớn lao và thiên nhiên.Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.Có lẽ nhà thơ chợt nhận ra rằng linh hồn của quê hương đang nằm trong cánh buồm. Hình ảnh trong thơ trên vừa thơ mộng vừa hoành tráng, nó vừa vẽ nên chính xác hình thể vừa gợi được linh hồn của sự vật.
=>Ta có thể nhận ra rằng phép so sánh ở đây không làm cho việc miêu tả cụ thể hơn mà đã gợi ra một vẻ đẹp bay bổng mang ý nghĩa lớn lao. Đó chính là sự tinh tế của nhà thơ. Cũng có thể hiểu thêm qua câu thơ này là bao nhiêu trìu mến thiêng liêng, bao nhiêu hy vọng mưu sinh của người dân chài đã được gửi gắm vào cánh buồm đầy gió. Dấu chấm lửng ở cuối đoạn thơ tạo cho ta ấn tượng của một không gian mở ra đến vô cùng, vô tận, giữa sóng nước mênh mông, hình ảnh con người trên chiếc tàu nhỏ bé không nhû nhoi đơn độc mà ngược lại thể hiện sự chủ động, làm chủ thiên nhiên của chính mình.
c) Khái quát:
Biển từ lâu đã trở thành hình ảnh biểu tượng và là nguồn cảm hứng sáng tác cho nhiều nhà thơ, nhà văn. Ở đó có nghề đánh cá với những con người làng chài chất phác, mộc mạc. Hai tác phẩm “Quê hương” và “Đoàn thuyền đánh cá” đã khắc họa sắc nét cảnh vật thiên nhiên và con người trên biển khi ra khơi. Đoạn trích một nằm trong tác phẩm “Quê hương” của nhà thơ Tế Hanh và đoạn trích thứ hai là đoạn thơ thuộc tác phẩm “ Đoàn thuyền đánh cá” của nhà thơ Huy Cận.Cả hai đoạn trích đêu khắc họa cảnh ra khơi của những người đánh cá. Họ ra đi với tâm thế hào hứng và niềm lạc quan phới phới. Họ cùng ra đi vào một ngày nắng đẹp với khung cảnh hoành tráng, hùng vĩ nhưng cũng rất thơ mộng.Tuy nhiên, ở mỗi đoạn trích, đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi trên nền không gian khác nhau và mỗi cảnh lại mang một vẻ đẹp, ấn tượng riêng
3)Kết bài:
(bạn tự làm nha:))
 
Top Bottom