Ngữ văn 9

giangbemm2513

Học sinh mới
Thành viên
28 Tháng sáu 2017
18
4
6
21
Hải Phòng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
" Trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại vòng xoay Tam Hiệp, tỉnh Đồng Nai vào chiều 4/12/2013, có hàng trăm người tham gia " hôi của". Trong số đó, có một người phụ nữ dựng xe giữa đường kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi trở ra, trên tay bà đầy bia. Con gái bà nhìn thấy, mặt buồn thiu. Suốt đoạn đường về nhà, cô béc chỉ lặng thinh và mãi sau mới hỏi:
- Mẹ lấy bia làm gì trong khi nhà mình không ai uống."
( Theo báo Vietnamnet ngày 18/12/2013)
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
" Trong vụ tai nạn xe tải chở hàng nghìn thùng bia lon Tiger bị lật tại vòng xoay Tam Hiệp, tỉnh Đồng Nai vào chiều 4/12/2013, có hàng trăm người tham gia " hôi của". Trong số đó, có một người phụ nữ dựng xe giữa đường kêu con giữ xe và cũng lao vào hốt bia. Đến khi trở ra, trên tay bà đầy bia. Con gái bà nhìn thấy, mặt buồn thiu. Suốt đoạn đường về nhà, cô béc chỉ lặng thinh và mãi sau mới hỏi:
- Mẹ lấy bia làm gì trong khi nhà mình không ai uống."
( Theo báo Vietnamnet ngày 18/12/2013)


I. MỞ BÀI
Xã hội hiện đại ta ngày nay đang đứng trước căn bệnh vô cảm trầm trọng. Nó không chỉ có mặt trong từng gia đình, tập thể mà còn tràn lan ra khắp xã hội. Đọc mẩu tin trên trang tuoitre.vn ta không khỏi chạnh lòng và đau đớn, xấu hổ vì hành động vô cảm, vô nhân đạo của những kẻ “hôi của” trong vụ “hàng trăm người hồ hởi, vui vẻ tràn ra đường “hôi của” khi cả ngàn thùng bia chở trên một chiếc xe tải bị đổ xuống đường sau một vụ tai nạn” trưa ngày 4 tháng 12 năm 2013 tại thành phố Biên Hoà, Đồng Nai.
II. THÂN BÀI
1. Trước hết ta cần nhận định hiện tượng trên: hiện tượng hôi của được nêu trong bản tin là một hiện tượng xấu cho thấy sự vô cảm, vô nhân đạo, vô lương tâm một cách đáng báo động. Hình ảnh này cho thấy sự xuống cấp trầm trọng của đạo đức, nhân cách của một bộ phận con người trong xã hội ta.
2. Bàn luận
a. Tác hại của hiện tượng:
+ Việc “hôi của” được nêu trong bản tin trên là một hành động cho thấy sự xuống cấp đạo đức trầm trọng. Hành động ấy đi ngược lại với truyền thống nhân đạo cao đẹp của con người Việt Nam.
+ Họ vô cảm trước nỗi đau của người khác. Mặc dù tài xế Hồ Kim Hậu đã van xin khẩn thiết nhưng đoàn người vẫn ồ ạt, tranh giành nhau để lấy bia. Thậm chí còn trèo lên cả thùng xe để cướp. Số tài sản bị mất lên đến 310 triệu đồng. Nếu không có tiền để trả, dứt khoát anh Hậu phải ngồi tù.
+ Việc làm của những kẻ hôi của là hạ thấp nhân cách của mình, tạo nên một hình ảnh xấu về con người VN trong mắt bạn bè quốc tế.
+ Lên án, phê phán mạnh mẽ hành động trên của những kẻ hám lợi cho bản thân mà quên đi nỗi đau của người khác. Cần có sự can thiệp của pháp luật để răn đe, giáo dục những kẻ tham gia trong hành động trên.
b. Bên cạnh việc hôi của đáng tiếc ở trên, chúng ta cũng thấy nhiều hình ảnh đẹp đối ngược: vụ lật xe bia ở Đà Nẵng, ở Hội An nhưng người dân lại ra bảo vệ cho tài xế, giúp tài xế thu dọn hàng hoá trong trật tự và bảo đảm tài sản không mất cắp. Nhiều trang mạng xã hội và báo Tuổi trẻ đã đăng tải thông tin về tài xế Hậu và quyên góp cho tài xế này.
3. Bài học cho bản thân: nhận thức việc làm của những kẻ hôi của ở trên là xấu, bản thân cần tránh những hành động trên. Ra sức học tập và rèn luyện, bồi dưỡng nhân cách cho bản thân, sống biết yêu thương, sẻ chia với những khó khăn của người khác.
III. KẾT BÀI
- Đánh giá lại vấn đề.
Nguồn:Sưu tầm
 

Ngọc's

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng ba 2017
596
555
201
21
Vĩnh Phúc
THPT Lê Xoay
1, Tóm tắt câu chuyện trên (ngắn nhất có thể)
=> Nội dung của câu chuyện: Câu chuyện cho thấy một căn bệnh của người Việt Nam ta, đó là bệnh "hôi của". Thái độ và câu nói của cô bé trên dường như đã tố cáo rõ ràng nhất căn bệnh khó chữa ấy.
2, Bàn luận
a,Giải thích:
-Hôi của là gì? ( hôi của chính là việc một số người dân lợi dụng lúc người khác gặp sự cố, gặp tai nạn để kiếm lợi riêng cho bản thân mình )
b, Thực trạng:
-Các vụ hôi của diễn ra do sự cố lật xe của các chuyến xe có trọng tải lớn, vận hành trên tuyến quốc lộ 1A thời gian qua và rất nhiều vụ việc khác đang từng ngày, từng giờ diễn ra trên đất nước này.
-Trưa 1/11, tài xế Lê Tấn Duy (25 tuổi, ngụ Phú Yên) lái xe tải từ TP HCM về miền Trung, đến quốc lộ 1D tuyến tránh ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu thì không may gặp nạn. Nghe tiếng nổ lách tách trên cabin, anh vội tấp xe vào lề đường thoát thân trước khi phương tiện bùng cháy dữ dội gây thiệt hại nặng 8 tấn hàng (dầu ăn, nước mắm, sữa tắm, bột giặt...) cùng chứng từ, hóa đơn. Nhiều người dân đổ xô "hôi của" hàng hóa mặc cho phụ xế khóc lóc, van xin gây bức xúc dư luận.
-Vào khoảng 14h chiều 4/12/2013, một xe chở bia gặp nạn tại khu vực vòng xoay Tam Hiệp, TP Biên Hòa (Đồng Nai). Chiếc xe chở khoảng 1.500 thùng bia Tiger bị đổ xuống đường. Người dân đổ xô hôi của, trong đó không ít là thanh niên, xúm vào giành giật các thùng bia còn nguyên rơi xuống đường.Tài xế Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê tỉnh Bình Định) cố sức van nài, thậm chí gào khóc thảm thiết, song không một ai dừng lại. Họ tiếp tục nhặt nhạnh, khuân vác từng thùng bia mang về nhà. Một số người còn dọa đánh khi bị tài xế ngăn lại.
=> Những vụ trên chỉ bằng chứng là điển hình trong hàng chục vụ hôi của xảy ra.
c, Nguyên nhân:
- Sự bất cẩn, thiếu thận trọng của những người lái xe, những tài xế dẫn tới sự cố để cho lòng tham của con người được lên ngôi.
- Cơ sở hạ tầng với chất lượng còn kém của Việt Nam, gây nên sự khó khăn trong việc lái xe và dẫn tới xảy ra những tai nạn đáng tiếc.
-Quan trọng nhất: Là do ý thức của người Việt Nma kém, có lòng tham vô đáy, sẵn sàng chuộc lợi khi người khác gặp khó khăn
d, Tác hại:
Qua những hành động “hôi của” đầy phản cảm đó, ý thức của mỗi người dân bị đánh giá theo những hướng không hề tốt. Chính đó là cơ hội, là dịp để báo chí, truyền hình đăng tải những hình ảnh không đẹp về người dân Việt Nam mặc dù đó chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng cũng sẽ mang lại những điều tiếng không đáng có. Nhìn xa hơn nữa, những hình ảnh đó khi bị lan tỏa trên các trang mạng xã hội như Facebook, Twitter… đang rất thịnh hành hiện nay sẽ gây những ấn tượng rất xấu trong lòng bạn bè quốc tế về con người Việt Nam. Không chỉ vậy, những người thiếu ý thức, “hôi của” của người khác còn gây thất thoát lớn cho các chủ xe, ảnh hưởng lớn đến uy tín của công ty…
e, Giải pháp:
-Lên tiếng phê phán, lên án gay gắt tệ nạn này, đồng thời tuyên truyền nâng cao ý thức người dân để đẩy lùi nạn hôi của, giữ gìn hình ảnh đẹp của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế.
g, Lật ngược vấn đề : Tuy nhiên vẫn có một số hành động đẹp trong cuộc sống, không nhân cơ hội người khác đang gặp nạn mà "hôi của"
h, Liên hệ bản thân.
 

Jin_Mory2677

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng hai 2014
200
284
161
Hà Tĩnh
THPT AMS
. cảm ơn bạn, bài rất hữu ích ><
. cảm ơn bạn, bài làm của bạn rất hữu ích ><
Lần sau đừng viết bài chỉ để cảm ơn nha bạn! Cái đó gọi là spam đó bạn! Mong bạn cẩn thận hơn. Lần sau muốn cảm ơn thì nhấn "like" là ok rồi nhé bạn ^^
Ps: phiền @Kagome811 xóa hộ mấy bài spam ạ :V
 
  • Like
Reactions: anhthudl

khuattuanmeo

Cựu Mod tiếng Anh
Thành viên
24 Tháng một 2014
1,190
1,091
299
24
Hà Nội
Mở bài: Dẫn dắt được câu chuyện và giới thiệu vấn đề cần nghị luận
=> Câu chuyện nêu lên một thực trạng khá nhức nhối trong xã hội hiện nay, đó là vấn nạn "hôi của". Hành vi này được dẫn dắt bởi tâm lí đám đông, thấy người ta đến "hôi của" thì mình cũng làm theo. Vậy liệu rằng, câu nói của cô bé trên thức tình với chúng ta điều gì về vấn nạn ấy?
Thân bài:
1. Giải thích: Thế nào là hiện tượng "hôi của" ( lợi dụng lúc người khác đang gặp nạn, không ra tay cứu giúp mà lợi dụng cái tình thế ấy để làm hành động có lợi riêng cho bản thân mình)
=> Đây là một hiện tượng xấu, cần lên án, phê phán, bài trừ

2. Thực trạng: - Căn bệnh "hôi của" đang lan nhanh trên diện rộng, vô phương cứu chữa
- Nêu ra một vài dẫn chứng tiêu biểu
3. Nguyên nhân:

- Do ý thức của con người, lúc nào cũng bị vị kỉ, chỉ biết nghĩ đến mình mà không quan tâm đến người khác
- Do cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triể, tài xế bất cẩn,...

4. Tác hại:
- Làm cho khoảng cách giữa chúng ta trong cuộc sống ngày một xa hơn, không còn tình thương người, không còn hành động nhân văn ý nghĩa mà thay vào đó, là một xã hội toàn những kẻ chuyên đi hôi của, lợi dụng người khác mà làm giàu cho bản thân mình
- Làm ngưng trệ bước đường đến vinh quang của cả một cộng đồng, dân tộc. Một đất nước sẽ thế nào nếu ai cũng nghĩ cho bản thân mình mà không nghĩ đến người khác?
5. Bài học:
- Nhận thức: thay đổi ý thức, mọi hành động đều xuất phát từ nhận thức của mỗi người, chỉ có thay đổi nhận thức chúng ta mới có thể cải thiện được những tệ nạn xã hội
- Hành động: nếu thấy ai đó gặp khó khăn, hãy cố gắng là người đầu tiên chạy lại giúp đỡ họ. Một hành động nhỏ của bạn có thể tác động lên rất nhiều người xung quanh. Hãy cùng chung tay để xây dựng một xã hội văn mình, giàu đẹp.
C. Kết bài: Khi thấy người khác gặp nạn, chạy đến "hôi của" hay giúp đỡ người khác, đó là hành động từ sự lựa chọn của nhận thức. Và chúng ta luôn biết những cách lựa chọn đúng đắn hơn, phải không?
 
  • Like
Reactions: Ngọc Đạt
Top Bottom