1/Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ của Nguyễn Du trong việc miêu tả ngoại hình hai chị em Thúy Kiều,cách miêu tả đó đã dự báo số phận của hai nhân vật như thế nào?
Nguyễn Du là một bậc thầy về ngôn ngữ quả không sai. Ta có thể cảm nhận được cách sử dụng từ ngữ đầy độc đáo và linh hoạt của ông qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều":
Ngay từ đầu, nhà thơ đã gọi chị em Thúy Kiều là “hai ả tố nga” - là từ để chỉ cái đẹp. Cách đánh giá của tác gỉả chuẩn mực nhưng rất chung chung, để thấy vẻ đẹp của hai nàng là vẻ đẹp gần gũi nhưng vô cùng cao quý => kết hợp nhuần nhuyễn từ thuần Việt + Hán Việt
- Miêu tả Vân:
Sử dụng 1 lọat các từ có tính chất gợi tả như: trang trọng, đầy đặn, nở nang, đoan trang để cho ta thấy được vẻ đẹp phúc hậu, đài các và tâm hồn trong sáng, ngây thơ của Vân.
=> Vẻ đẹp ấy được thiên nhiên công nhận, được thiên nhiên nhường bước nhờ đó mà những câu câu thơ miêu tả Thúy Vân như báo hiệu về một cuộc đời bình yên, êm ả của Vân.
- Miêu tả Kiều:
+ Với các từ: càng, so bề, phần hơn Nguyễn Du đã có hàm ý so sánh Thúy Kiều với Thúy Vân. Kiều hơn hẳn Vân cả về tài và sắc.
+ Với Thúy Vân thì thiên nhiên xin “ thua” xin “nhường”, còn với Thúy Kiều thì tạo hóa “thua”, “nhường” chưa đủ mà tạo hóa còn đố kị, “hờn”, “ ghen” => Vẻ đẹp ấy của Vân như báo hiệu một kiếp "hồng nhan bạc phận" như đúng quy luật của số trời " trời xanh quen thói má hồng đánh ghen"