[Ngữ văn 9]

H

hansyminhtan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chán quá, mình học rất yếu môn Văn vì mình không thể cảm nhận được hết cái hay của bài văn (thơ) nên không hiểu được triệt để ý nghĩa của nó -> không có ý để làm bài văn -> điểm Văn thấp hết biết! Bạn nào giỏi Văn hãy cho mình biết cách cảm nhận và phân tích triệt để tác phẩm Văn học không thiếu ý nha. Và cho mình biết các từ hay để dng trong bài văn và cách diễn đạt hay nhá. thank rat nhiều:p
 
G

ga_cha_pon9x

Phân tích một bài thơ, một đoạn thơ trữ tình hay tự sự ta cần lưu ý một số điểm:

A. Cần trả bài thơ về đúng hoàn cảnh ra đời cụ thể của nó , của đoạn thơ ta đang phân tích trong chỉnh thể tác phẩm
Bất cứ một tác phẩm văn chương nào cũng là sáng tạo của một nhà văn ở một hoàn cảnh, thời điểm nhất định Điều này đáng chú ý với thơ trữ tình vì từ trong bản chất mỗi bài thơ là tiếng lòng của một cá nhân. Tách bài thơ ra khỏi hoàn cảnh ra đời khác nào tách một con cá ra khỏi nước.
Trong thực tế hầu hết các đề thi ít phân tích cả bài nếu bài thơ dài , chỉ phân tich một đoạn .Trong trường hợp nấy ta cần đặt đoạn thơ vào cả bài để xét quan hệ trước sau , phải xác định được vị trí của nó trong toàn bài .Ví dụ khi phân tích khổ thơ 4 , 5 trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải ta phải coi khổ nay nằm ở phần nào và có ý nghĩa ra sao ? Sau khi ca ngợi mùa xuân của thiên nhiên , của đất nước con người rồi nhà thơ mới nói về khát vọng cháy bỏng được sống cống hiến hy sinh của mình .

B. Cần phải bám vào những đắc sắc về nghệ thuật , từ cái hay cái đẹp của nghệ thuật bài thơ mà chỉ ra chiều sâu cảm xúc về nội dung .Vậy hình thức thơ bao gồm những gì ? Nguyên tắc nầy cần được vận dụng cụ thể ra sao ?
Văn chương là nghệ thuật của ngôn từ . Vì thế trước tiên cần tìm được những từ ngữ hay “ đắc địa” trong bài thơ và tập trung phân tích nó . Người nghệ sĩ tài ba đâu chỉ biết sáng tạo ra con chữ mới, mà còn biết thổi vào con chữ tưởng chừng như quen thuộc , sáo mòn một sức sống mới , khiến nó trở nên lung linh và có hồn .Khi đã tìm ra một từ ngữ đắc địa rồi ta cần tìm các từ khác đồng hoặc gần nghĩa thử đặt vào vị trí của từ ấy để so sánh . Nếu trong văn cảnh ấy không có từ nào hay hơn thì coi như nhà thơ đã tìm được phương án tối ưu .
C. Cùng với ngôn từ một phương diện khi phân tích thơ cần chú ý là hình ảnh . Trong thơ hình ảnh thường gắn với các phương thức tu từ mà nhà thơ sử dụng Đó chính là các phép tu từ như ẩn dụ , hoán dụ , nhân hóa , tượng trưng …Chỉ ra đúng các biện pháp tu từ rồi vấn đề là phải phân tích được hiệu quả nghệ thuật của nó trong việc biểu đạt nội dung cảm xúc

D. Phương diện nghệ thuật cơ bản cuối cùng là giọng điệu thơ . Vì giọng điệu phản ánh trực tiếp cái tôi trữ tình của nhà thơ . Thơ không chỉ nói với ta bằng ngôn ngữ , hình ảnh …mà bằng cả khoảng trống , khoảng lặng giữa các từ , bằng sự ngân vang của thanh của vần …Vậy giọng điệu thơ bao gồm :
- Cách sử dụng điệp từ , điệp ngữ .
- Cách ngắt nhịp , ngắt dòng , tạo câu gắn với việc dùng các dấu câu .
- Sự phối thanh .( thanh bằng thanh trắc )
- Cách gieo vần ( vần chân , vần lưng , vần liền , vần cách )

Khi phân tich hai câu thơ trong đoạn trích “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” :

Tưởng người dưới nguyệt chén đồng ,

Tin sương luống những rày trông mai chờ” Ở câu lục nhà thơ dùng toàn thanh trắc nên đã diễn tả thành công sự ngổn ngang , sự bề bộn trong Kiều khi nghĩ về chàng Kim . Còn ở câu bát toàn thanh bằng nên đã diễn tả được sự chờ đợi vô vọng của chàng Kim nơi quê nhà . Khi phân tích khổ cuối bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy ta không thể không thấy được giọng thơ ở đây như lắng lại , ngấm sâu vào trong suy tư ngẫm nghĩ về trăng , về quá khứ ân tình , thủy chung , bao dung , rộng lượng … còn con người thì thờ ơ , lạnh nhạt , bội bạc …khó mà tha thứ …để rồi từ đó con người có cái giật mình mang đậm tình nhân văn và cũng từ cái giật mình đó con người đã thay đổi cách sống của mình “ sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Sống vì mọi người , sống ân tình , sống thủy chung … như cha ông họ từng sống .Muốn cảm nhận hết giọng điệu thơ ta cần phải đọc lên, đọc đúng (ngừng giọng, lên xuống giọng) để lắng nghe tiếng dội của lời thơ trong hồn mình Đó là một kinh nghiệm cảm thụ, phân tích thơ .
 
Top Bottom