Ngữ văn 9

S

sincere97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU1: viết 1 đoạn văn ngắn trình bày cảm nhận của em về khổ thơ cuối của bài thơ đoàn thuyền đánh cá
câu 2: pt vẻ đẹp nhân vật thúy kiều qua đoạn trích chị em thúy kiều bằng 1 đoạn văn diẽn dich
câu3:hãy kể lại 1 câu chuyện đã để lại cho em 1 bài học sâu sắc có sd yếu tố NL và miêu tả nội tâm
giúp mình vs,mình cần gấp trong ngày hôm nay
thanks nhjeu
Chú ý tiêu đề!
Không đặt các tiêu đề phản ánh không đúng nội dung bài viết như: "Help me", "giúp em với", "cứu với", "hehe" v.v...hoặc các tiêu đề có biểu cảm (!!!, ???, @@@).
 
Last edited by a moderator:
I

i_love_math1997

câu 2:
Vẻ đẹp của thúy kiều thực sự hoàn mĩ,là vẻ đẹp thuần khiết của trí tuệ và thể xác,là vẻ đẹp của người phụ nữ xưa.VÀ điều này được thể hiện rõ hơn cả ở đoạn thơ''Chị em Thúy Kiều''
Mở đầu đoạn thơ,hình ảnh 2 chị em Thúy Kiều mở ra với hình ảnh''tố nga'' một cách khái quát.Tiếp đó tác giả miêu tả về Thúy Vân trước.Theo bề cấp thì Thúy Kiều phải được nói đến trước nhưng tác giả lại miêu tả Thúy Vân và dùng nghệ thuật đòn bẩy để miêu tả Thúy Kiều một cách vẹn toàn nhất.Thúy Kiều với vẻ đẹp kiêu sa''lần thu thủy,nét xuân sơn''.Đôi mắt của nàng đẹp,trong như làn nước mùa thu,còn đỗi lông mày thanh thoát như nét núi khi mùa xuân về.Bằng phương pháp so sánh ước lệ,Nguyễn Du đã phần nào miêu tả khái quát vẻ đẹp của Kiều.Với vẻ đẹp như vậy,Kiêu còn làm cho''hoa ghen,liều hờn'',tác giả ko chỉ rõ nàng thắm ở đâu,nàng xanh ở đâu mà chỉ nói khái quát''hoa ghen thua thắm,liễu hờn kém xanh'',từ đó có thể thấy một vẻ đẹp hoàn mĩ ko thể diễn tả hết được.Không chỉ với sắc đẹp,mà nàng còn được trời phú cho trí tuệ,tài năng.Tuy là một cô gái trẻ nhưng nàng đã biết rât nhiều nghề và con ở mức tuyệt đỉnh nữa''Pha nhề thi họa đủ mùi ca ngâm...Nghề riêng ăn đứt hồ cầm một chương''
Tuy nhiên,tài năng của nàng nổi trội hơn cả là soạn nhạc.nàng đã soạn ra''Bạc mệnh'' từng làm say đắm,suy tư biết bao người.Qua đó ta thấy được vẻ đẹp tuyệt hảo của Kiều và ngòi bút tài hoa trong miêu tả của Nguyên Du.
Mình chỉ làm khái quát vậy thôi,bạn cần phải chèn thêm nhiều dẫn chứng vào nữa nhé:DChucs bạn thành công
 
Last edited by a moderator:
B

buimaihuong

câu 1:

khổ thơ cuối điệp lại cấu trúc của đoạn mở đầu bài thơ nhưng cảm xúc mạnh hơn. Nghĩa

là nó giống như là điệp khúc của 1 khúc ca khải hoàn ngập tràn niềm vui chiến thắng

giữa con người vơi thiên nhiên

đoạn thơ như dựng lên 1 cuộc đua tốc độ giữa con thuyền và mặt trời. Hai đối thủ này

cách xa nhau bởi nó đc nhắc đến ở đầu mút của bài thơ ---- kết qủa: con người chiến

thắng nhờ vào tiếng hát tâm hồn lao động hăng say, phơi phới, con người lạc quan làm

chủ thiên nhiên, làm chủ số phận

Điiểm nhìn của tg ở khổ cuối là điểm nhìn linh hoạt, chính điiểm nhìn này giúp tg hoàn

thiện bức tranh hoành tráng về lao động.

== Hai câu trên "câu hát.. mặt trời" cái nhìn của tg là cái nhìn của 1 trọng tài đang nhìn

đoàn thuyền, hướng về đoàn thuyền thấy đoàn thuyền luớt tới hối hả, căg tràn nhựa

sống bởi tiếng hát ngập tràn .

--- thêm vào thành công của bài thơ là nhịp thơ thất ngôn cổ điển cân đối và sang trọng,

toát ra 1 âm hưởng lãng mạn và hùng tráng --- đoạn thơ sảng khoái và tràn ngập tình

yêu với cảm hứng ngợi ca --- sự ngợi ca Thiên nhiên giàu đẹp sức sống và bàn tay lao

động kì diệu của con người.

câu 2:

tác giả giới thiệu vẻ đẹp của Thúy Vân :

“ Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn ,nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.”

Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ kết hợp với ẩn dụ để miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân . Nàng có một vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được với khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm ,lông mày cong hình cánh cung như mày ngài . Miệng cười của nàng tươi như hoa nở, giọng nói của nàng trong như ngọc . Lại nữa da trắng mịn đến tuyết phải nhường . Ôi , thật là một vẻ đệp đoan trang, phúc hậu ít ai có được . Nguyễn Du đã miêu tả bức chân dung nàng Thúy Vân có thể nói là tuyệt đẹp .Đọc đoạn này ta thấy rung động trước vẻ đệp tuyệt vời cảu Thúy Vân và thêm thán phục thiên tài Nguyễn Du. Ông đã vận dụng biện pháp tu từ của văn thơ cổ vừa đúng đắn vừa sáng tạo .

Nguyễn Du miêu tả Thuý Vân đã khiến ta rung động đến vậy , ông miêu tả Thuý Kiều thì ta còn bất ngờ hơn nữa . Bất ngờ đến kinh ngạc . Bắt đầu từ câu :

“ Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn”

Nàng Vân đã tuyệt diệu như vậy rồi , nàng Kiều còn đẹp hơn nữa ư ? Có thể như vậy được không ? Ta hãy xem ngòi bút của Nguyễn du viết về nàng Kiều :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kếm xanh
Một hai nghiên nước nghiên thành
Sắc đành đòi một tài đành hoạ hai”

Đến đây , chắc hẳn ta sẽ hài lòng và vô cùng thán phục . Nguyễn Du đã miêu tả vẻ đẹp Thuý kiều không dài , chỉ vài cau thôi , vậy mà ta như thấy hiện ra trước mắt một thiếu nữ “ tuyệt thế gia nhân” . Mắt nàng thăm thẳm như làn nước mùa thu , lông mày uốn cong xinh đẹp như dáng núi mùa xuân ; dung nhan đằm thắm đến hoa củng phải ghen , dáng người tươi xinh mơn mởn đén mức liễu cũng phải hờn . Khi đọc đến đoạn này ta không chỉ rung động , thán phục mà có một cảm giác xốn xang khó tả bởi nàng Kiều Xinh đẹp quá . Thủ pháp ước lệ,nhân hoá là biện pháp tu từ phổ biến trong văn học cổ được tác giả sử dụng xuất sắc , kết hợp với việc dùng điển cố “nghiêng nước nghiêng thành” , tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận , mà như thấy tận mắt nàng Kiều . Nàng quả là có một vẻ đẹp “ sắc sảo mặn mà” Ta có thể nói là “có một không hai” làm mê đắm lòng người . Đọc hết những câu trên, ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du Khi miêu tả vẻ đẹp “đoan trang phúc hậu” của Thuý Vân trước vẻ đẹp “sắc sảo mặn mà” của Thuý Kiều . Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy , dùng vẻ đệp của Thuys Vân để làm để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều , quyến rũ của Thuý Kiều rất có hiệu quả .

Sắc đã vậy còn tài của nàng Kiều thì sao ? ta sẽ không cảm nhận được hết toàn bộ vẻ đẹp hình thể củng như vẻ đẹp tâm hồn cua Thuý Kiều nếu như ta không biết đến tài của nàng , mặc dù Nguyễn Du đã nói “ Sắc đành đòi một , tài đành hoạ hai” . Về sắc thì chắc chắn chỉ có miònh nàng là đẹp như vậy , về tài hoạ chăng có người thứ hai sánh kịp :

: Thông minh vốn sẳn tính trời
Pha mùi thi hoạ đủ mùi ca ngâm
Cung thương làu bậc ngũ âm
Nghề riêng ăn đứt Hồ cầm một trương
Khúc nhà tay lựa nên chương
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”

Nàng có cả tài thơ , tài hoạ , tài đàn , tài nào cũng xuất sắc , cũng thành “nghề” cả . Riêng tài đàn nàng đã sáng tác một bản nhạc mang tiêu đề “ Bạc mệnh” rất cuốn hút lòng người .

Với hai nhân vật như Thuý Kiều Thuý Vân , Nguyễn Du đã sử dụng các biện pháp tu từ phổ biến trong văn thơ cổ như ước lệ , ẩn dụ , nhân hoá , dùng điển cố . Qua đó ta thấy vẻ đẹp phúc hậu , đoan trang của Thuý Vân Và vẻ đẹp “ sắc sảo măn mà” của Thuý Kiều . Hai bức chân dung của hai chị em Thuý Kiều Thuý Vân , mà Nguyễn Du khắc hoạ phải nói là rất thành công . Đặc biệt là Thuý Kiều nhà thơ đã giành trọn tâm huyết , sức lực và tài năng của mình để sáng tạo nên nàng . Bởi nang là nhân vật chính của Truyện Kiều

Như đã nói . Truyện Kiều thu hút người đọc phần lớn là nhờ nghệ thuật miêu tả nhân vật của Nguyễn Du . Quả vậy nghệ thuật tả người của Nguyễn Du có thể gọi là bạc thầy trong nền văn học cổ Việt Nam . Tả hình dáng bên ngoài của nhân vật ông luôn làm toát lên cái tính cách , tâm hồn bên trong của nhân vật đó .

Với Thuý Vân ông đã thực hiện biện pháp ước lệ để miêu tả vẻ đẹp :

“ Khuôn trăng dầy đặn , nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da”

Tất cả các từ ngữ , hình ảnh được ông sử dụng trong các câu thơ trên đều tập trung làm cho người đọc thấy được vẻ đẹp “ đoan trang , thuỳ mị” của Thuý Vân . Không những khắc hoạ vẻ đẹp hình thể bên ngoài Nguyễn Du còn như dự báo số phận bình lặng, êm ả của nàng qua từ “ thua” và từ “ Nhường”. Mây và tuyết thua avẻ đẹp của Thuý Vân nhưng cả hai đều chịu “ thua” và chịu “ nhường”một cách êm ả .

Với Thuý Kiều , Tác giả dùng nhiều biện pháp tu từ để miêu tả vẻ đẹp “sắc sảo , mặn mà” của nàng.Những câu thơ miêu tả nàng có thể xem là tuyệt bút :

“ Làn thu thuỷ nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm, liểu hờn kém xanh”

Trong hai câu thơ ,Nguyễn Du như đã dự báo số phận bấp bênhchìm nổi của Kiều qua các hình ảnh hoa và liễu thua vẻ đẹp của nàng nhưng không cam chịu thua mà còn “ ghen” còn “ hờn” và khúc nhạc bạc mệnh nàng sáng tác cũng như dự báo điều đó .


 
Top Bottom