Ngữ văn 9

D

deobietdcchua

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1:
câu 1: tóm tắt hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí bằng 1 đoạn văn khoảng 10 câu.
câu 2: giới thiệu đôi nét về tác giả Phạm Đình Hổ và Ngô gia văn phái.
câu 3: nêu ý nghĩa nhan đề Vũ trung tuỳ bút, Hoàng Lê nhất thống chí và xuất xứ của tác phẩm?
câu 4: nêu khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống chí.
câu 5: chỉ ra bố cục của Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh và hồi thứ 14 Hoàng Lê nhất thống ch.
câu 6: Thói ăn chơi xa xỉ của chúa trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả thông qua những chi tiết nảo ? Hãy nhận xét về lời nói :"... kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường" ?
câu 7: Bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa đã nhũng nhiễu dân bằng những thủ đoạn nào? Nêu ý nghĩa đoạn văn cuối bài: " Nhà ta ở phường Hà Khẩu... cũng là vì cớ ấy".
câu 8: Qua đoạn trích hồi thứ 14 Hoàng Lê Nhất thống chi em hãy viết một bài văn nghị luận nêu cảm nghĩ về hình ảnh người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
câu 9: Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và vua tôi Lê Chiếu thống được miêu tả như thế nào trong hồi thứ 14 Hoàng Lê thống chí. Em có nhận xét gì về lối văn trần thuật ở đây ?
câu 10: Theo em, tại sao các tác giả vốn là những người có cảm tình vs nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ.
 
T

tuanvy0808

Câu 1
" Được tin báo quân Thanh vào Thăng Long, Bắc Bình Vương (Nguyễn Huệ) liền họp các tướng sĩ tế cáo trời đất lên ngôi hoàng đế, hạ lệnh xuất quân ra Bắc. Ông thân hành vừa đi vừa tuyển lính. Ngày 30 tháng chạp đến Tam Điệp, vua đã mở tiệc khao quân và đến mùng 7 năm mới sẽ vào thành Thăng Long. Bằng sự chỉ huy tài tình của Quang Trung, đạo quân Tây Sơn tiến lên như vũ bão, quân giặc chạy toán loạn, Tôn Sĩ Nghị sợ mật mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp, chạy về biên giới phía Bắc. Vua quan bù nhìn Lê Chiêu Thống cũng phải chạy thoát thân
 
T

tuanvy0808

Câu 8
Đoạn trích đã xây dựng hình ảnh người anh hùng áo vải có một không hai trong lịch sử dân tộc.
Từ đầu đến cuối đoạn trích, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là con người hành động mạnh mẽ, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết:
Nghe tin giặc chiếm đến tận Thăng Long, mất cả một vùng đất rộng lớn nhưng vẫn không hề nao núng, lại “định thân chinh cầm quân đi ngay”.
Trong một thời gian ngắn, hơn một tháng (từ ngày 24 tháng 11 đến 30 tháng Chạp), Nguyễn Huệ đã làm nhiều việc như:
“Tế cáo trời đất”lên ngôi Hoàng Đế.
Đốc xuất đại binh ra bắc.
Gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”.
Tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An.
Phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
Ông còn là một con người sáng suốt và nhạy bén:
Ngay khi mấy vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị chỉ huy hùng hổ kéo vào nước ta, thế giặc đang mạnh, tình thế khẩn cấp, vận mệnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”. Nguyễn Huệ đã quyết định lên ngôi Hoàng Đế để chính danh vị, để cho nghĩa quân có niềm tin. Ông lấy niên hiệu là Quang Trung.
Việc lên ngôi vua đã được tính kĩ lưỡng với mục đích thống nhất nội bộ, hội tụ anh em tài giỏi, quan trọng hơn là để “yên kẻ phản trắc và giữ lấy lòng người ”, được nhân dân ủng hộ.
Ông cũng vô cùng sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa địch và ta (được thể hiện rất rõ qua lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An).
Quang Trung đã chỉ rõ: “đất nào sao ấy”, “người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác”. Ông đã khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và lên án hành động xâm lăng phi nghĩa, làm trái đạo trời của giặc phương Bắc.
Ông còn tố cáo tội ác của chúng đối với nhân dân ta: “Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp nước ta, giết hại nhân dân ta, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi ai cũng muốn đuổi chúng đi ”.
Quang Trung đã khích lệ tướng sĩ dưới quyền bằng những tấm gương chiến đấu quả cảm chống giặc ngoại xâm của ông cha ta từ ngàn xưa như: Trưng nữ vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành.
Quang Trung đã dự kiến việc Lê Chiêu Thống về nước có thể làm cho mọi người phù Lê “thay lòng đổi dạ” với mình nên ông đã có lời dụ với quân lính vừa chí tình vừa nghiêm khắc: ông đã kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực” và ra kỉ luật nghiêm, “các ngươi đều là những kẻ có lương tri, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực dựng lên công lớn. Chớ có quen thói cũ ăn ở hai lòng, nếu như việc này bị phát giác, không tha một ai.”
Quang Trung còn là người sáng suốt trong việc xét đoán bề tôi, cách dùng người, điều đó thể hiện rất rõ qua cách xử trí với các tướng sĩ tại Tam Điệp.
Qua những lời nói ta thấy rõ: ông rất hiểu việc rút quân của hai vị tướng giỏi này. Đúng ra thì: “Quân thua tại tướng” nhưng ông hiểu lòng họ, sức mình ít, không địch nổi quân hùng tướng hổ nhà Thanh nên đành phải bỏ thành Thăng Long rút về Tam Điệp để tập hợp lực lượng. Vậy Sở và Lân không bị trừng phạt mà còn được ngợi khen. Đối với Ngô Thì Nhậm, ông đánh giá rất cao và sử dụng như một vị quân sư “Đa mưu túc trí ”. Việc Sở và Lân rút chạy, Quang Trung cũng đoán là do Nhậm chủ mưu. Ông đã tính đến việc dùng Nhậm là người biết dùng lời khéo léo để dẹp việc binh đao. Điều này chứng tỏ ông rất hiểu sở trường, sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người, đúng việc,... khiến tất cả quân tướng nể phục.
Quang Trung có ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, mới khởi binh đánh giặc, chưa dành được tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói như đinh đóng cột là “phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”.
Đang ngồi trên lưng ngựa, Quang Trung đã nói với Nhậm về quyết sách ngoại giao và kế hoạch đối với địch trong 10 năm tới đối với địch, thường chỉ biết “thắng việc binh đao thì không thể dứt ngay được”. Nếu mười năm nữa ta đã được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ, nước giàu quân mạnh thì ta có sợ gì chúng.
Ông cho khao quân ăn Tết sớm, và hẹn sẽ chiếm lại Thăng Long ngày mồng 7 năm tới. Và trong thực tế sau đó, chiến thắng đã đến sớm hơn cả ngày hẹn.
Ông là người có tài thao lược hơn người:
Ngày 25 tháng Chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế) thì ngày 29 đã tới Nghệ An.
Tại Nghệ An, vừa tuyển quân, vừa tổ chức đội ngũ, vừa duyệt binh lớn nhưng chỉ thực hiện trong một ngày.
Hôm sau, tiến quân ra Tam Điệp, hợp quân, ra kế hoạch chiến đấu.
Đêm 30 tháng Chạp lên đường, tiến quân ra Thăng Long, vừa hành quân, vừa đánh giặc để chiến thắng chỉ trong năm ngày.
Hành quân xa liên tục với quy mô rất lớn mà cơ nào đội ấy vẫn chỉnh tề, chiến đấu nhịp nhàng, hiệu quả, trong khi đó có đến một vạn quân mới tuyển trước đó vài ngày.
Cuộc hành quân thần tốc do Quang Trung chỉ huy đến nay vẫn làm ta kinh ngạc. Vừa hành quân, vừa đánh giặc thế mà Quang Trung đã hoạch định kế hoạch từ ngày 25 tháng Chạp đến mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long, mà thực tế đã vượt trước hai ngày.
Hình ảnh vị vua lẫm liệt trong chiến trận:
Vua Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. Ông làm tổng chỉ huy chiến dịch thực sự.
Dưới sự lãnh đạo tài tình của vị tổng chỉ huy này, nghĩa quân Tây Sơn đã đánh những trận thật đẹp, thắng áp đảo kẻ thù.
Khí thế đội quân làm cho kẻ thù khiếp vía và hình ảnh người anh hùng cũng được khắc hoạ lẫm liệt trong cảnh “khói toả mù trời, cách gang tấc không thấy gì ” nổi bật là hình ảnh nhà vua cưỡi voi đi đốc thúc với tấm áo bào màu đỏ đã sạm đen khói súng.
Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ đậm nét với tính cách mạnh mẽ, với trí tuệ sáng suốt, nhạy bén, với tài dụng binh như thần. Ông vừa là người tổ chức, vừa là linh hồn của những chiến công vĩ đại.
 
T

tuanvy0808

Câu 9
Sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí ” (Hồi thứ 14)
Khi quân Tây Sơn đánh đến nơi, đã không chống đỡ nổi, tướng thì “sợ mất mật, ngựa không kịp đóng yên, người không kịp mặc áo giáp,... chuồn trước qua cầu phao”.
Quân lính khi lâm trận thì “ai nấy rụng rời sợ hãi ”, xin ra hàng hoặc “bỏ chạy tán loạn, giày xéo lên nhau mà chết”, “quân sĩ các doanh nghe tin đều hoảng hồn, tan tác bỏ chạy, tranh nhau qua cầu sang sông, xô đẩy nhau rơi xuống mà chết rất nhiều”, đến nỗi “nước sông Nhị Hà vì thế mà tắc nghẽn không chảy được nữa”.
Như vậy, cả một đội quân binh hùng tướng mạnh, chỉ quen diễu võ dương oai giờ đây chỉ còn biết tháo chạy thoát thân, mạnh ai nấy chạy “đêm ngày đi gấp, không giám nghỉ ngơi ”.
Số phận thảm hại của bọn vua tôi phản nước hại dân trong đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí ” (Hồi thứ 14).
Lê Chiêu Thống và những bề tôi trung thành của ông ta đã vì mưu lợi riêng của dòng họ mà đem vận mệnh của cả dân tộc đặt vào tay kẻ thù xâm lược.
Bọn họ phải chịu đựng nỗi nhục của kẻ đi cầu cạnh van xin, không còn tư cách của bậc quân vương,...
Kết cục đã phải chịu chung số phận bi thảm của kẻ vong quốc. Lê Chiêu Thống vội vã cùng mấy bề tôi thân tín đưa Thái hậu ra ngoài, chạy bán sống bán chết, cướp cả thuyền dân để qua sông, luôn mấy ngày không ăn. Khi đuổi kịp được Tôn Sĩ Nghị, vua tôi chỉ còn biết “nhìn nhau than thở, oán giận chảy nước mắt”.
Sau này khi đã sang Tàu, vua tôi Lê Chiêu Thống còn phải cạo đầu, tết tóc, ăn mặc giống như người Mãn Thanh và cuối cùng gửi nắm xương tàn nơi đất khách quê người.
Nhận xét về lối văn trần thuật ở đây.
Đoạn văn gồm hai cuộc tháo chạy đều được miêu tả rất thành công:
Đoạn văn miêu tả quân tướng nhà Thanh nhịp điệu nhanh, mạnh, hối hả. Ngòi bút miêu tả khách quan nhưng vẫn hàm ẩn sự sung sướng, hả hê của người viết.
Còn khi miêu tả vua tôi Lê Chiêu Thống, đoạn văn có nhịp điệu chậm hơn. Tác giả dừng lại miêu tả tỉ mỉ những giọt nước mắt thương cảm của người thổ hào, nước mắt tủi hổ của vua tôi Lê Chiêu Thống. Âm hưởng có phần ngậm ngùi, chua xót.
Các sự kiện lịch sử được ghi lại trung thực, cụ thể; diễn biến sự kiện được mô tả gấp gáp, khẩn trương qua từng mốc thời gian.
Vừa chú ý miêu tả không khí chung của toàn bộ chiến dịch, vừa miêu tả cụ thể từng hành động, lời nói của nhân vật chính, từng trận đánh và những mưu lược tính toán, thế đối lập giữa hai đạo quân (quân ta xông xáo, dũng mãnh, tổ chức nghiêm minh, còn quân giặc thì xộc xệch, trễ nải, hèn nhát).
Sử dụng lối văn trần thuật: kể chuyện xen kẽ với miêu tả một cách sinh động, cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
Thể hiện được tình cảm của người kể với đối tượng được trần thuật.
 
T

tuanvy0808

Câu 10
Các tác giả Ngô gia văn phái dù là những cựu thần chịu ân sâu nghĩa nặng của nhà Lê nhưng vì họ tôn trọng hiện thực và có ý thức dân tộc sâu sắc nên đã không thể bỏ qua sự thực khi tả ông vua nhà Lê hèn yếu đã cõng rắn cắn gà nhà và xem chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của cả dân tộc. Bởi vậy họ đã phản ánh lịch sử một cách trung thực và viết về người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ với một cảm hứng ngợi ca.
 
T

tuanvy0808

Câu 4
Ngô gia văn phái ”, đây là tên gọi của một nhóm tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai, nay thuộc huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây. Ngô gia văn phái ở đây gồm hai tác giả chính: Ngô Thì Chí (1758 - 1788), em ruột Ngô Thì Nhậm, được các tài liệu cho rằng đã viết bảy hồi đầu của “Hoàng Lê nhất thống chí ”; Ngô Thì Du (1772 - 1840), anh em chú bác ruột với Ngô Thì Chí, viết bảy hồi tiếp theo của “Hoàng Lê nhất thống chí ”; ngoài ra, còn ba hồi cuối có thể do một người khác viết vào khoảng đầu triều Nguyễn.
 
P

phantrang97

Câu 2:
Phạm Đình Hổ sinh năm Mậu Tý (1768), người làng Đan Loan, huyện Đường An, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay thuộc huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương).
Sinh trong một gia đình khoa bảng, cha ông là Phạm Đình Dư, đậu cử nhân, làm Hiến sát Nam Định, thăng Tuần phủ Sơn Tây, rồi cáo quan về ở phường Hà Khẩu (Hàng Buồm) năm Giáp Ngọ (1774).
Ngay từ nhỏ, Phạm Đình Hổ đã tỏ chí rằng: Làm người con trai phải lập thân hành đạo...Lấy văn thơ nổi tiếng ở đời...[1]. Tuy học & đọc nhiều sách (năm 9 tuổi, ông đã học sách Hán thư), nhưng ông chỉ đỗ đến sinh đồ (tức tú tài) vào khoảng cuối đời Chiêu Thống.
Gặp buổi loạn lạc, vua Lê Chiêu Thống cho người chạy sang cầu cứu nhà Thanh, rồi triều đình Lê Trịnh sụp đổ, nhà Tây Sơn lên cầm quyền...Suốt quãng thời gian này, Phạm Đình Hổ sống đời hàn nho dạy học ở quê.
Đến khi Gia Long lên ngôi, cho khôi phục lại việc học hành thi cử; ông có đi thi Hương ba lần, nhưng đều không đỗ. Hồi ấy ông đang dạy học ở phường Thái Cực, huyện Thọ Xương trong thành Thăng Long, hằng ngày rèn luyện học trò và biên soạn sách. Ở đây, ông kết bạn thơ với nữ sĩ Hồ Xuân Hương.
Năm Canh Thìn (1820), có chỉ triệu ông và Phan Huy Chú vào Huế đợi mệnh cất dùng, nhưng vì ốm ông không vào được.
Năm Tân Tỵ (1821), vua Minh Mạng ra Bắc. Khi ấy, Phạm Đình Hổ ở tuổi 53, được vời ông đến hỏi về học vấn, thi cử và tính hình nhân tài đất Bắc. Lại khuyên hễ có những sách tiền triều, sách trước thuật...nên đem tiến trình. Ông bèn dâng lên nhà vua những sách do mình biên soạn, bèn được triệu vào Huế làm Hành tẩu Viện Hàn lâm, được ít lâu, ông xin từ chức.
Năm Minh Mạng thứ 7 (1826), vua lại triệu ông, cho làm Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, tiếp đến làm Tế tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, xin nghỉ bệnh rồi từ chức. Sau, ông lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ.
Năm Nhâm Thìn (1832), ông xin về hưu luôn. Năm Kỷ Hợi (1839), Phạm Đình Hổ mất, thọ 71 tuổi.

bạn xem có giúp gì được ko nha!
 
C

ckiu.style

câu 2 :
Phạm Đình Hổ (1768-1839) tự Tùng Niên, Bỉnh Trực, hiệu Đông Dã Tiều, tục gọi là Chiêu Hổ, người xã Đan Loan, huyện Đường An, nay là huyện Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương. Phạm Đình Hổ học rộng, ông thi đậu sinh đồ. 54 tuổi ra làm quan Hành tẩu ở Viện Hàn Lâm theo lời mời của vua Minh Mệnh. Làm một thời gian, ông xin nghỉ việc. Năm 59 tuổi, ông lại được vua Minh Mệnh triệu vào Huế giữ chức Thừa chỉ Viện Hàn Lâm, rồi làm Tế Tửu Quốc Tử Giám. Năm sau, ông xin nghỉ dưỡng bệnh và từ chức. Sau lại vào sung chức, được thăng Thị giảng học sĩ. Phạm Đình Hổ sinh vào cuối đời Cảnh Hưng, gần trọn cuộc đời hãm trong loạn lạc và binh lửa, vì lánh nạn suốt thời trẻ đến 54 tuổi ông sống ẩn cư dạy học ở quê. Vũ Trung tùy bút, là tác phẩm viết trong thời gian này. Theo Phạm Đình Hổ thì ông viết Vũ Trung tùy bút lúc ngoài ba mươi tuổi như ông tự thuật: “Còn nhớ khi bà cung nhân ta hãy còn, người thường lấy những điều cờ bạc chè rượu làm răn, mà ta nay đã ngoài ba mươi tuổi, bốn điều răn ấy đã phạm mất ba”.

Ngô gia văn phái (Phái văn nhà họ Ngô) là một nhóm nhà văn Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai thuộc huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).
^^~
 
C

chasothangnao

Theo em, tại sao các tác giả vốn là những người có cảm tình vs nhà Lê lại có thể viết thực và hay như thế về người anh hùng Nguyễn Huệ. Ai giúp dùm cái
 
1

123khanhlinh

Hình ảnh lẫm liệt của vua Quang Trung đã được tác giả khắc họa một cách rõ nét, chân thực. Bởi lẽ, với ý thức tôn trọng sự thực lịch sử và ý thức dân tộc , những nhà trí thức- nhóm tác giả Ngô Gia Văn Phái là trung quân rất có cảm tình với nhà Lê. Hơn thế nữa họ còn là những cựu thần chịu ơn sâu, nghĩa nặng của nhà Lê nhưng họ không thể bỏ qua một sự thực đó là ông vua nhà Lê yếu hèn đã cõng rắn cắn cả nhà và chiến công lừng lẫy của nghĩa quân Tây Sơn. Chính vì thế mà họ đã làm nổi bật hình ảnh anh hùng Quang Trung- người anh hùng áo vải, niềm tự hào lớn của dân tộc. Bởi vậy họ đã viết thực viết hay đến như vậy về anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
 
1

123khanhlinh

Các tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì vốn là cựu triều của nhà Lê nhưg lại viết rất thực và hay về Quang Trung là do quan điểm sáng tác của họ là tôn trọng sự thật , cho nên họ không thể bỏ qua 1 sự thật là 1 số ông vua nhà Lê hèn nhát , cõng rắn về cắn gà nhà , rước voi về rầy mả tổ và chiến công lừng lẫy của vua Quang Trung là niềm tự hào lớn lao của toàn dân tộc . Bởi thế ý thức dân tộc cùng sự trân trọng , ngưỡng mộ mà các tác giả đã dành những trang viết đẹp nhất , chân thực nhất để dựng lên 1 tượng đài kì vĩ tráng lệ về người anh hùng Nguyễn Huệ đại phá quân Thanh. Mặc cho tình cảm sâu nặng mà các tác giả dành cho nhà Lê...
 
Top Bottom