Ngữ văn 9 : Viếng lăng Bác

S

shirano

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Trong bài thơ Viếng lăng Bác , Viễn phương viết :
'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.''
a, Chép 6 câu thơ nối tiếp 2 câu thơ trên để hoàn thành 2 khổ thơ . Từ '' mặt trời '' trong câu thơ thứ 2 sử dụng phép tu từ nào ? Có thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát
triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
b, Dựa vào 2 khổ vừa hoàn thành , viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp , trong đó sử dụng thành phần phụ chú, trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong hai khổ thơ đó.
 
T

thanhcong1594

Trong bài thơ Viếng lăng Bác , Viễn phương viết :
'' Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.''
a, Chép 6 câu thơ nối tiếp 2 câu thơ trên để hoàn thành 2 khổ thơ . Từ '' mặt trời '' trong câu thơ thứ 2 sử dụng phép tu từ nào ? Có thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát
triển thành nhiều nghĩa được không ? Vì sao ?
b, Dựa vào 2 khổ vừa hoàn thành , viết đoạn văn khoảng 10 câu theo cách tổng - phân - hợp , trong đó sử dụng thành phần phụ chú, trình bày cảm nhận của em về tình cảm của tác giả trong hai khổ thơ đó.

a.Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

- Sử dụng phep tu từ ẩn dụ ( ý nói Bác Hồ là mặt trời soi sáng đường đi cho dân tộc)
- Đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát triển thành nhiều nghĩa được _______
 
Last edited by a moderator:
S

sonsuboy

Sử dụng biện pháp tu từ Ẩn dụ(nói bác như mặt trời)
_____________________________________________________________________________________________
 
T

tieuyetdethuong1

a) Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy chín mùa xuân

Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim

-Dùng phép ẩn dụ
-Có thể coi đây là hiện tượng nghĩa gốc của từ phát
b)-Chỉ với bốn câu thơ thôi nhưng tác giả đã giúp người đọc cảm nhận được sự ngợi ca,trân trọng của mình với Bác
- Trước khung cảnh,không khí thanh tĩnh, nhà thơ cảm nhận không gian, thời gian như ngưng kết và dường như Bác đã thanh thản “trong giấc ngủ bình yên”, giữa ánh sáng dịu hiền của vầng trăng tri kỉ - vầng trăng đã đồng hành cùng Bác suốt cả cuộc đời ( Liên hệ thêm với các bài thơ viết về trăng của Bác).
- Cảm nhận về vẻ đẹp sáng trong của tâm hồn Người, nhà thơ biết rằng: Bác đã hóa thân vào thiên nhiên, đất nước, tên tuổi và sự nghiệp của Bác sống mãi trong lòng dân tộc như bầu trời xanh hiện hữu trên đầu.
- Dẫu vậy, một cảm giác đau xót vẫn trào dâng – “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Chỉ một từ “nhói” đã diễn tả mọi cung bậc của cảm xúc, đã gợi một nỗi đau quặn thắt dâng trào. Niềm tin và nỗi đau, tình cảm và lí trí kìm nén và vỡ òa….
-Có thể nói, bốn dòng thơ với những ẩn dụ sáng tạo và cách sử dụng ngôn từ độc đáo, người đọc cảm nhận được một sự trân trọng, một sự ngợi ca, và cả nỗi đau xót của nhà thơ miền Nam đối với Bác Hồ.
 
Top Bottom