Văn 9 [Ngữ Văn 9] Vấn đề về _Khởi Ngữ_

Dưa hấu mặt trời

Học sinh
Thành viên
15 Tháng ba 2022
13
9
21
Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Dạo gần đây mình thấy hoang mang nhẹ về 'khởi ngữ'. Sau khi dành thời gian tìm hiểu, mình quyết định viết bài để thảo luận về vấn đề này.
Lấy ví dụ, trong câu: Với Dưa hấu, đây là bài viết đầu tiên.
->Thành phần khởi ngữ trong câu trên là 'Với Dưa hấu' hay 'Dưa hấu'?
--> Theo tôi, thành phần khởi ngữ trong câu trên là 'dưa hấu' chứ không phải 'Với Dưa hấu'.
Để giải thích quan điểm của mình, tôi sẽ đưa ra các dẫn chứng sau:
1. Trang 8, SGK Ngữ Văn 9 tập 2 (tái bản lần thứ 16)
Ghi nhớ
Khởi ngữ là thành phần đứng trước chủ ngữ để nêu lên thành phần được nói đến trong câu.
•Trước khởi ngữ, thường có thể thêm các quan hệ từ: về, đối với,...

2. Trong phần I của Khởi Ngữ (trang 7, SGK Ngữ Văn 9, tái bản lần thứ 16) bài 1 yêu cầu 'Phân biệt các từ ngữ in đậm với chủ ngữ trong những câu sau về vị trí trong câu và quan hệ với vị ngữ'
Ví dụ-a) Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. (Đã lược bớt)
b) Về các thể văn trong lĩnh vực văn nghệ, chúng ta có thể tin tưởng ở tiếng ta, không sợ nó thiếu giàu và đẹp.
-> Thành phần in đậm là khởi ngữ.
3. Cùng nguồn trên, trang bên cạnh, bài 2 'Trước các từ ngữ in đậm nói trên, có (hoặc có thể thêm) những quan hệ từ nào?'
---> Vậy nên, các quan hệ từ đứng trước khởi ngữ không được tính là thành phần khởi ngữ trong câu.
Thật ra, khi mình gõ 'khởi ngữ là gì' trên thanh tìm kiếm thì kết quả cho ra khá nhiều, các web đều đưa ra định nghĩa theo SGK nhưng phần ví dụ họ xác định khởi ngữ có cả quan hệ từ (?) và trên diễn đàn mình cũng không tìm thấy bài viết thảo luận về vấn đề này.
*Chú thích: (?) = điều khiến mình hoang mang lúc đầu
Bài tập củng cố_xác định khởi ngữ trong các ví dụ sau:
(1) Hạt, dưa hấu mặt trời không có.
(2) Sườn, bạn có thể không ăn, chua, bạn có thể chê chát, ngọt bạn có thể bảo ngán nhưng sườn xào chua ngọt bạn nhất định sẽ thích.
(3) Đối với Thanh Hải, cống hiến cho cuộc đời, cho đất nước có lẽ là khát vọng cả đời ông theo đuổi.
*Câu hỏi phụ: khổ cuối bài thơ 'Mùa xuân nho nhỏ' có nhắc đến khúc 'Nam ai, Nam bình' hai điệu dân ca xứ Huế. Trong chương trình Ngữ Văn THCS có một văn bản khác đề cập đến cố đô Huế. Nêu rõ tên văn bản đó và tác giả.
_________________
_________________
Đáp án
(1) -Hạt
(2)
- Sườn
- chua
-ngọt
(3) -Thanh Hải
Câu hỏi phụ: văn bản 'Ca Huế trên sông Hương' của tác giả Hà Ánh Minh.
Cuối cùng, cảm ơn vì đã đọc bài viết này. Cảm ơn BQT đã thành lập diễn đàn này.
15 tháng 3, 2022
 
Top Bottom