[Ngữ văn 9]Tổng hợp các đề cần giải đáp đây

H

huonglai_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình sẽ cập nhật liên tục. Mong mọi người tham gia.
Đề 1:
Câu 1: Nêu suy nghĩ của em về ý nghĩa của lí tưởng sống trong cuộc sống ngày nay.
Câu 2: Hình ảnh người lính trong 2 bai thơ " Đồng chí" của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật. Thank nha
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 2:

Nhà văn Nga Aimatôp có lần đã viết:" Không thể nói về chiến tranh một cách giản đơn, không thể xem nó như câu chuyện cổ tích nhẹ nhàng ru ta vào giấc ngủ. Chiến tranh đọng lại thành máu trong sâu thẳm trái tim con người và kể chuyện về nó không phải là điều dễ dàng". Quả đúng như vậy, kể chuyện về chiến tranh đối với các nhà văn, nhà thơ Việt Nam là điều không dễ dàng. Tuy nhiên,Chính Hữu và Phạm Tiến Duật là những nhà thơ quân đội trưởng thành trong những cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc lại nhìn hiện thực đau thương đó bằng một cái nhìn nhân văn, cao đẹp. Vượt lên những mất mát, đau thương của con người, các nhà thơ đã bung nở cho đời những vần thơ diệu kì về tình yêu nước, tình đồng đội gắn bó keo sơn qua hai áng thơ " Đồng chí " và " Bài thơ về tiểu đội xe không kính "
Cùng khắc họa hình ảnh người lính trong lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam nhưng bên cạnh những điểm chung vốn dễ nhận thấy, ở hai bài thơ, mỗi bài lại có những nét đẹp riêng. Bài thơ Đồng chí của Chính Hữu ra đời năm 1948 sau chiến dịch Việt Bắc thu đông năm 1947. Do ở những năm tháng đầu tiên của cuộc kháng chiến chống Pháp đầy vất vả, chính quyền ta vừa thành lập còn non trẻ. Những người lính của " Đồng chí" là những người lính chống Pháp , họ đến với kháng chiến từ màu áo nâu của người nông dân, từ cái nghèo khó của miền quê lam lũ:
" Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá "
Còn Bài thơ về tiểu đội xe không kính của PTD ra đời năm 1969, thời điểm cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đang vào hồi ác liệt. Những người lính thời kí này còn rất trẻ. Họ phần lớn vừa rời ghế nhà trường, tâm hồn còn phơi phới tuổi xuân. Đó là những con người:
" Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mỹ
Mà lòng phơi phới dậy tương lai".
Hoàn cảnh, điều kiện khác nhau như vậy tất yếu dẫn đến sự khác nhau về ý thức giác ngộ cách mạng của những người lính chống Pháp còn đơn giản, chưa sâu sắc như thời kì kháng chiến chống Mĩ. Trong " Đồng chí", tình cảm thiêng liêng nhất được nhắc tới là tình đồng chí, đồng đội. Trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " mới thấy xuất hiện về ý chí , tinh thần yêu nước:
" Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim" .
Sống giữa chiến trường với tình đồng đội thiêng liêng, người lính chống Pháp nhớ về gia đình với mẹ già, vợ dại, con thơ. Người lính kháng Mĩ thì đã khác. Họ hiểu rằng kháng chiến là gian khổ mà còn trường kì nữa. Vậy nên xe hàng cùng con đường ra mặt trận đã trở thành ngôi nhà chung và những người đồg đội đã trở thành gia đình ruột thịt:
" Bếp Hoàng câm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa nghĩa là gia đình đấy".
Và điều khác nhau cơ bản giữa hai thi phẩm chính là bút pháp thơ của 2 tác giả. Chính Hữu dùng bút pháp hiện thực - lãng mạn dựng lên hình ảnh những người lính thời kì đầu của cuộc kháng chiến với nhiều khó khăn thiếu thốn :
" Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày "
Cảm hứng lãng mạn được lắng đọng trong cảm xúc về tình đồng chí thiêng liêng: "Đồng chí ! " cùng những hình ảnh thơ giùa sức gợi hình " đầu súng trăng treo" . Bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" lại được xây dựng bằng bút pháp lãng mạn - hiện thực . Cái khó khăn thiếu thốn không bị lảng tránh:
" Ung dung buồng lái ta ngồi
Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng."
" ừ thì có bụi "
" ừ thì ướt áo ",....
Có thể nói, torng " Đồng chí" của CH , nhà thơ đã dựng lên hình ảnh người lính với tình đồng đội thiêng liêng chia sẻ với nhau những khó khăn , cực nhọc của cuộc sống kháng chiến đầy gian nan, thiếu thốn. Bài thơ " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " của PTD lại khắc họa tuổi trẻ trẻ trung, yêu đời , yêu sống tinh nghịch với đầy ước mơ, lí tưởng của những người lính chống Mĩ.
Tuy có sự khác nhau do hoàn cảnh lịch sử chi phối như vậy song những người lính trong hai bài thơ vẫn mang những đặc điểm chung đáng quý của những người lính quân đời nhân dân. Đó là tấm lòng yêu nước, yêu đồng chí, đồng đội.
Vì tiếng gọi của non sông tất cả bỏ lại phía sau những " giếng nước gốc đa" , những con phố, căn nhà và cả những người thương yêu nhất. Trong điều kiện chiến đấu vô cùng gian khổ , thiếu thốn thì tinh thần chiến đấu của những người lính lại bùng lên mạng mẽ , sục sôi khí thế. Họ không hề nguy hiểm, khó khăn , vẫn vững lòng cầm chắc tay súng để bảo vệ quê hương, đất nước:
" Súng bên súng, đầu sát bên đầu "
" Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim".
Họ cũng sát cùng bên nhau , bên những người đồng đội để cùng chiến đấu dũng cảm. Nếu trong đồng chí là : " Thương nhau tay nắm lấy bàn tay " thì trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính" hình ảnh đó đã trở nên thân quen: " Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi "
Không kể thiếu thốn, khó khăn , họ vẫn chấp nhận , vẫn vui vẻ lạc quan, yêu đời hơn. Cái bắt tay ấy là cả một tình đồng đội thiêng liêng , họ truyền cho nhau niềm tin chiến thắng, tình yêu và lòng dũng cảm , là sức mạnh đoàn kết ở nơi mà sự sống và cái chết thật cận kề. Sống và chết, dường như trong trái tim mỗi người lính chiến đấu không hề có khái niệm ấy . Bàn tay giao cảm thay cho lời nói :
" Phút chia tay ta chỉ nắm tay mình
Điều chưa nói bàn tay đã nói " ( Lưu Quang Vũ )
Dù có những điểm giống và khác nhau rõ rệt nhưng điều đó càng khiến những người lính cụ Hồ hiện lên qua nhiều màu vẻ, sinh động và gần gũi. Điều đó trước hết giúp người đọc càng hiểu rõ hơn về những người lính. Hình ảnh của họ hiện lên thật đẹp đẽ , họ chính là biểu tượng, là niềm tin, khát vọng của nhân dân gửi gắm nơi họ. Ở các anh, người đọc nhận thấy một ánh sáng lí tưởng cao đẹp và thiêng liêng vô cùng. Không chỉ vậy, những nét khác biệt còn thể hiện từng phong cách riêng của mỗi tác giả torng phương thức thể hiện. Điều đó làm giàu, làm đẹp thêm cho vườn hoa nghệ thuật nước nhà.

~>Sưu tầm
 
H

huonglai_98

ĐỀ 2:
Câu 1: Viết 1 bài văn nghị luận ngắn bày tỏ ý kiến của em về câu tục ngữ:
"Tiên học lễ hậu học văn"
Câu 2: Có ý kiến cho rằng:
" Một tác phẩm để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc chính là xây dựng thành công tình huống truyện và miêu tả nội tâm nhân vật"
Bằng hiểu biết của em về văn bản "Lang" của Kim Lân hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
 
V

vitconxauxi_vodoi

Câu 1:
Trong cuộc sống, trên hết của cải, tiền bạc, con người ta trân trọng nhất thái độ ứng xử giữa người với nhau. Chính vì lẽ đấy, dân gian ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn”.

Trong câu nói đó, “tiên học lễ” nghĩa là con người trước hết phải co một phẩm chất đạo đức tốt, phải học được những thái độ ứng xử phù hợp với lề thói xã hội, sau đó, khi đã có được một nhân cách hoàn thiện thì mới bắt đầu học đến những bộ môn khoa học khác, đấy là “hậu học văn”. Tóm lại, câu nói của người xưa muốn truyền dạy cho thế hệt chúng ta rằng làm người trước tiên phải biết lễ nghĩa, đạo đức từ đó mới tạo nên một nền tảng tốt để học tập đỗ đạt được. Một con người nhận thức được những điều đó thì sẽ biết kính trên nhường dưới, biết “cảm ơn”, “xin lỗi” đúng lúc, biết phân biệt phải trái để có những hành động đúng mực đối với mọi người, hơn nữa, khi đã được dạy dỗ thì người đó sẽ biết suy nghĩ để làm việc, học tập nghiêm túc, chăm chỉ, không phụ lòng những người đã tin tưởng mình. Đấy là những thể hiện của một con người đã học được chữ “lễ” và chữ “nghĩa”.


Lễ nghĩa là một trong những truyền thống quan trọng trong xã hội Việt Nam. Điều đó sẽ giúp con người tạo mối quan hệ tốt với bạn bè, hàng xóm, đem lại một niềm tự hào cho gia đình, được mọi người yêu thương, quý mến, coi trọng. Ngoài ra, tạo được uy tín trong công việc, sự nghiệp thành đạt. Hơn thế nữa, khi có ý thức thì con người sẽ biết sắp xếp, tổ chức việc học, việc làm một cách khoa học, từ đó, công việc của họ luôn được hoàn thành, có hiệu quả, cuộc sống sẽ trở nên nề nếp và thanh thản hơn. Xin lấy ví dụ từ giáo sư Ngô Bảo Châu, sinh ra trong hoàn cảnh đất nước khó khăn, nhờ được giáo dục ý thức từ nhỏ, nên ông đã có thái độ nghiêm túc trong việc học, cùng với sự cố gắng, ông đã thành công ngoài mong đợi. Vậy là đối với một con người, một nền tảng nhân cách tốt sẽ giúp họ có một tiền đồ tươi sáng, thành đạt.


Thế nhưng, khi không cư xử lễ độ trong cuộc sống, chỉ “học văn” mà không “học lễ” thì học tập họ có thể làm tốt, nhưng họ không tạo được mối quan hệ tốt với bạn bè, không biết cư xử phải phép với mọi người thì họ sẽ không nhận được sự yêu mến, đồng cảm của những người xung quanh. Từ đó, cuộc sống của họ sẽ bị cô lập, xa lánh, không có niềm vui và chia sẻ. Chưa hết, khi không có sự hợp tác, giúp đỡ, tinh thần không được tỉnh táo, thoải mái thì công việc lại càng gặp nhiều khó khăn, dễ bị phân tâm, khó đạt được hiệu quả như mong muốn. Như Hồ Chủ tịch đã nói: “Người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, người có tài mà không có đức thì không dùng được”. Ngoài ra, cuộc sống vẫn còn những kẻ đạo đức giả, cố tỏ ra lễ phép, có tài nhưng sau lưng luôn phá ngầm, gây khó cho người khác, vừa không có đức mà lại không có tài, thật đáng lên án. Tóm lại, nhân cách không tốt thì chỉ kéo theo những hậu quả xấu, những điều không mong muốn.


Vì những lẽ đó, trẻ em từ nhỏ nên được giáo dục từ gia đình và nhà trường, nên được rèn luyện một nếp sống, một nền tảng đạo đức bởi “cây non dễ uốn”. Còn những người trẻ, đã trưởng thành thì nên học tập những kỹ năng sống cần thiết như hoạt động nhóm, giao tiếp xã hội, nói trước đám đông. Quả thật, con người ta cần có một thái độ sống tích cực thì mới mong đạt được thành công trong mọi việc.


Người xưa thật đúng đắn khi cho rằng có “học lễ”, có đạo đức thì sau đó con người ta mới “học văn” mới có thể giúp ích cho xã hội được. Để thay lời kết, xin trích dẫn câu nói: “Học để làm người, học để làm việc”.
 
H

huonglai_98

Đề 3:
Câu 1:
1. Hăy chỉ ra và phân tích giá trị của từ láy và điệp ngữ trong đoạn thơ sau:
" Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa"
(Bếp lửa- Bằng Việt)
2. "Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"
Hỏi quê, rằng: "Huyện Lâm Thanh cũng gần"
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
a) Trong hai câu thỏ trên, Nguyễn Du để nhân vật Mã Giám Sinh vi phạm phương châm hội thoại nào?
b)Từ đó em có nhận xét gì về nghệ thuật khắc hoạ nhân vật của Nguyễn Du?
Câu 2:
Trong tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" của Nguyễn Dữ, nhân vật Trương Sinh vội tin vào lời nói ngây thơ của con trẻ, đã nghi oan cho Vũ Nương, ruồng rẫy và đánh đuổi nàng đi, khiến nàng oan ức gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
Theo am, tác giả hé mở khả năng có thể tránh được bi kịch thảm khốc cho Vũ Nương qua những chi tiết nào trong tác phẩm? Qua đó, em hiểu gì về những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái chết ai oán của một người phụ nữ đức hạnh?
Câu 3:
Nhận xét về "Truyện Kiều", có ý kiến cho rằng: "Đoạn tả chị em Thuý Kiều vùa cho thấy thiên tài của Nguyễn Du trong nghệ thuật miêu tả nhân vật, vùa thể hiện một phương diện của cảm hứng nhân văn trong Truyện Kiều- Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của con người."
Hãy làm sáng tỏ nhận xét trên qua đoạn thơ
"Vân xem trang trọng khác vời
..............................................
Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân "
(Truyện Kiều- Nguyễn Du)
 
H

huonglai_98

powerpoint

Cái này là ngoài lề. Mong mọi người giúp đỡ.
Mình đang làm bài với chủ đề Đà Lạt- Thành phố của những loài hoa, mọi người gợi ý cái. Ví dụ như gồm có những mục nào hay Đà Lạt có bao nhiêu loài hoa gồm những loại nào ..v.v Mọi người cứ gửi tất cả những gì mình biết nhé. ( Kể cả vị trí diện tích...) Thanks nha
 
N

nguvan.thcs

Cái này là ngoài lề. Mong mọi người giúp đỡ.
Mình đang làm bài với chủ đề Đà Lạt- Thành phố của những loài hoa, mọi người gợi ý cái. Ví dụ như gồm có những mục nào hay Đà Lạt có bao nhiêu loài hoa gồm những loại nào ..v.v Mọi người cứ gửi tất cả những gì mình biết nhé. ( Kể cả vị trí diện tích...) Thanks nha

Với đề bài này, e có thể triển khai hệ thống ý như sau:

1. Giới thiệu về thành phố Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho. Cuối thế kỷ 19, khi tìm kiếm một địa điểm để xây dựng trạm nghỉ dưỡng dành cho người Pháp ở Đông Dương, Toàn quyền Paul Doumer đã quyết định chọn cao nguyên Lâm Viên theo đề nghị của bác sỹ Alexandre Yersin, người từng thám hiểm tới nơi đây vào năm 1893. Trong nửa đầu thế kỷ 20, từ một địa điểm hoang vu, những người Pháp đã quy hoạch và xây dựng lên một thành phố xinh đẹp với những biệt thự, công sở, khách sạn và trường học, một trung tâm du lịch và giáo dục của Đông Dương khi đó. Trải qua những khoảng thời gian thăng trầm của hai cuộc chiến tranh cùng giai đoạn khó khăn những thập niên 1970–1980, Đà Lạt ngày nay là một thành phố 211 ngàn dân, đô thị loại I trực thuộc tỉnh, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của tỉnh Lâm Đồng.

Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát quanh năm. Lịch sử hơn một thế kỷ cũng để lại cho thành phố một di sản kiến trúc giá trị, được ví như một bảo tàng kiến trúc châu Âu thế kỷ 20. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng. Đà Lạt còn là một trung tâm giáo dục và nghiên cứu khoa học, một thành phố đa dạng về tôn giáo với sự hiện diện của hàng trăm ngôi chùa, nhà thờ, tu viện... một vùng nông nghiệp trù phú đặc biệt với những sản phẩm rau và hoa. Nhờ khí hậu ôn hòa, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và di sản kiến trúc phong phú, Đà Lạt còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như “Thành phố mù sương”, “Thành phố ngàn thông”, “Thành phố ngàn hoa”, “Xứ hoa Anh Đào” hay “Tiểu Paris”.

Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát. Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà không được bảo tồn, gìn giữ.

(Wikipedia)

2.Vì sao Đà Lạt được gọi là thành phố của những loài hoa
-Đà Lạt có khí hậu thuận lợi cho nhiều loài hoa sinh trưởng. Ở Đà Lạt không chỉ có các loài hoa xuất xứ nhiệt đới mà còn trồng được nhiều loài hoa của vùng khí hậu ôn đới. Chính vì thế mà những loại hoa ở Đà Lạt phong phú về loài, hấp dẫn về màu sắc, dáng vẻ,.....
-Đà Lạt được quy hoạch với rất nhiều những vườn hoa trong thành phố để khi đến bất kì đâu ta cũng có thể bắt gặp các loài hoa. Đặc biệt, ở Công viên trung tâm thành phố tập trung rất nhiều các loại hoa khác nhau, được tạo kiểu phong phú, hấp dẫn khách du lịch thập phương
-Hàng năm Đà Lạt vẫn tổ chức Lễ hội hoa với quy mô ngày càng mở rộng. Lễ hội hoa Đà Lạt là điểm nhấn cho ngành du lịch của thành phố nói riêng và tỉnh Lâm Đồng nói chung. Lễ hội hoa không chỉ thu hút khách du lịch, quảng bá về hình ảnh thành phố Đà Lạt xinh đẹp mộng mơ mà còn làm phong phú thêm các loài hoa cho thành phố.....


[Đến Đà Lạt, thứ đầu tiên làm người ta ngây ngất chính là những rừng thông bạt ngàn. Càng vào sâu trong thành phố, ta lại càng ngạc nhiên hơn với muôn hoa đua sắc ở đây. Loại hoa nào của Đà Lạt cũng có khả năng làm say đắm lòng người. Không những thế, cảnh trí của thành phố với những biệt thự kiểu Pháp, với những dinh thự sang trọng, những công trình kiến trúc đặc sắc,...tạo nên bức tranh về một thành phố cao nguyên xinh xắn....]
 
T

thongoc_97977

mình bổ sung thêm về các danh lam thắng cảnh của Đà Lạt nữa!

Thành phố Đà Lạt - Lâm Đồng nằm trong thung lũng cao nguyên Lâm Viên và Lang Biang, do sự ưu đãi của thiên nhiên nên có khí hậu như miền ôn đới quanh năm. Nơi đây trở thành điểm du lịch, nghỉ mát lý tưởng của Việt Nam thuộc miền trung Tây nguyên, hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nướcNói tới Đà Lạt không ai không nhắc tới những cái tên như: thác Prenn, Cam Ly, Đambri, Pongua..., suối Đankia - suối Vàng, hồ Than Thở, Xuân Hương, Tuyền Lâm..., thung lũng Tình Yêu, đồi thông Hai Mộ, nhà ga xe lửa..., các ngôi biệt điện của vua Bảo Đại, các biệt thự cổ của Pháp có tuổi hơn trăm năm, nhà thờ Con Gà..., thiền viện Trúc Lâm.
 
H

huonglai_98

Đề bài:

"Tác phẩm nghệ thuật nào cũng được xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn nói điều gì mới mẻ" - Nguyễn Đình Thi (Tiếng nói văn nghệ)
Suy nghĩ của em về ý kiến trên qua một số tác phẩm văn học trong chương trình ngữ văn THCS
 
V

vitconxauxi_vodoi

* Giải thích ý kiến của Nguyễn Đình Thi trong Tiếng nói của văn nghệ: - Giải thích từ ngữ:
+ Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại: đặc trưng riêng của tác phẩm nghệ thuật trong phương thức phản ánh đời sống. Người nghệ sĩ nào khi sáng tác cũng cũng lấy vật liệu mượn ở thực tại - hiện thực khách quan về cuộc sống, con người, xã hội, để xây dựng nên tác phẩm của mình. Có như vậy, tác phẩm của họ mới được công chúng đón nhận, mới đi vào cuộc sống.
+ Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ: tác phầm không chỉ phản ánh cuộc sống thực tại khách quan (ghi lại cái đã có rồi) mà còn là nơi thể hiện những suy nghĩ chủ quan, hay nói cách khác là tâm tư tình cảm, là tư tưởng của người nghệ sĩ. Đây chính là một điều gì mới mẻ luôn xuất hiện trong sáng tác của họ.
- Rút ra nội dung nhận định: ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung phản ánh, thể hiện của văn nghệ: tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng phản ánh thực tại và là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện thế giới tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình. Đây cũng là đặc trưng của các tác phẩm văn chương, tạo nên sức cuốn hút, sự lay động tâm hồn, là Tiếng nói của văn nghệ.
* Chứng minh qua một số tác phẩm văn học trong chương trình Ngữ văn Trung học cơ sở:
Chứng minh hai vấn đề chính:
- Tác phẩm văn học phản ánh thực tại đời sống (ghi lại cái đã có rồi): hiện thực cuộc sống luôn được thể hiện rõ nét (ví dụ: xã hội phong kiến Việt Nam thế kỷỉ XVIII hiện lên với những mặt trái của nó - xã hội vô nhân đạo với những thế lực tàn ác chà đạp chà đạp con người, số phận bi thảm của người phụ nữ… trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; cuộc sống đói nghèo, bị dồn vào bước đường cùng của người nông dân trong Lão Hạc của Nam Cao; không khí sôi nổi, hào hứng trong lao động xây dựng cuộc sống mới trong Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận; cuộc sống chiến đấu gian khổ ác liệt nhưng tràn đầy lạc quan trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật…)…
- Tác phẩm văn học là nơi nhà văn nhắn gửi, thể hiện tình cảm cũng như tư tưởng, quan điểm nhân sinh của mình (muốn nói một điều gì mới mẻ): Truyện Kiều của Nguyễn Du thể hiện rõ nét sự bất bình, căm ghét đối với xã hội phong kiến, thái độ xót thương vô hạn của nhà văn đối với những người phụ nữ; qua Lão Hạc, Nam Cao nói lên niềm yêu mến, cảm phục đối với những người nông dân nghèo khổ mà giữ được phẩm chất tốt đẹp; Làng của Kim Lân chẳng những thể hiện cái nhìn yêu mến, trân trọng mà còn nói lên được sự biến chuyển trong nhận thức và tình cảm của người nông dân trong bổi đầu chống Pháp; Bến quê của Nguyễn Minh Châu gửi gắm suy nghĩ, bài học nhân sinh về cuộc đời của mỗi con người.
* Đánh giá chung:
- Ý kiến của Nguyễn Đình Thi đề cập đến nội dung có tính chất đặc trưng của tác phẩm văn nghệ nói chung, tác phẩm văn học nói riêng, gợi cho người đọc có phương pháp tiếp cận tác phẩm đúng đắn và sâu sắc.
- Để có một nội dung sâu sắc, hấp dẫn, nhà văn chẳng những phải có vốn sống phong phú mà còn phải có tài năng nghệ thuật, và quan trọng nhất là tình cảm chân thành, tư tưởng đúng đắn.

Nguồn: hocmai
 
H

huonglai_98

ĐỀ BÀI:
Nội dung yêu nước, chủ nghĩa xã hội là đặc điểm nổi bật của văn học trong giai đoạn 45-75. Hãy làm rõ nội dung này qua các tác phẩm "Đòng chí" của Chính Hữu,"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" của Phạm Tiến Duật, "Làng" của Kim Lân, "Đoàn thuyền đánh cá" của Huy Cận, "Lặng lẽ SAPA" của Nguyễn Thành Long.
 
Top Bottom