[Ngữ Văn 9]Tiếng việt

D

donald_duck

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng:
a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai
b) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh
c) Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn
d) Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia vẫy gọi mình
e) Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
f) Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Một số câu mình có thể tìm được biện pháp tu từ nhưng không biết có đủ không và mình phân tích tác dụng cũng kém lắm nên mong mọi người tìm và phân tích chi tiết một chút để mình học được kĩ hơn. Thks:D:D:D
 
L

l0v3_sweet_381

a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

* Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên là phép điệp liên hoàn (điệp vòng) : có nghĩa là tiếng cuối cùng của câu trên được dùng mở đầu cho câu kế tiếp. Ở đoạn thơ trê, những tiếng được điệp vòng là "thấy" và "ngàn dâu" .
* Tác dụng của phép điệp liên hoàn là gởi tả hình ảnh trùng điệp hoặc tâm trạng, cảm xúc mênh mang kéo dài, dai dứt , triền miên ...

b) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh

- Câu thơ mở đầu: giới thiệu, giống như lời nói thường, một lời nói tự nhiên xuất phát từ tâm hồn tác giả. Dường như cái con sông ấy đã đi vào sâu thẳm tiềm thức nhà thơ và con người nơi ấy, để mỗi khi nhắc đến, họ lại nói bằng một giọng bình thản và thân thương.
+ Tính từ "xanh biếc', "trong" gợi mở sự thanh khiết và nên thơ của dòng sông quê.
- So sánh: "nước gương", tô đậm sự thanh bình tuyệt đối của dòng sông. Ở đây, ta còn nhận thấy cái êm ả của cuộc sống thanh bình bên dòng sông đã phản chiếu cả sự thơ mộng, trong sáng trong tâm hồn tác giả.
+ Nhân hóa "soi", "tóc", biến không gian nghệ thuật hai bên bờ sông thành nhân vật của mình, nhà thơ muốn gợi lên cái "hồn", cái tình của con sông quê. Hàng tre trở thành dân quê, với những sinh hoạt giống con người, hay chính con người yêu quê hương quá, mà nhận ra cả bóng dáng của chị, của mẹ bên con sông yêu thương.
+ Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè/ Tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng:
Lại thêm một phép so sánh tuyệt đẹp. Cái nắng của buổi trưa hè là nắng gắt, như tâm hồn tràn đầy nhựa sống và tình yêu thiết tha với quê hương của tác giả vậy. Nó mở ra một khung cảnh trữ tình đầy duyên dáng. Nắng không "chiếu", không "soi", mà là "tỏa", có lẽ chỉ từ tỏa mới có thể diễn tả được hết cái tấm lòng bao la muốn tỏa sáng trọn vẹn dòng sông quê. Sức nóng của mùa hè- sức sống của tác giả, điều đó đã nuôi dưỡng tâm hồn ông, vun đắp những khát vọng đẹp và biết bao nhiêu vần thơ hay về quê hương.

c) Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn

*Biện pháp tu từ: hoán dụ
- "trái tim" : chỉ tình yêu nước thương dân , yêu lí tưởng của các liệt sĩ Cách mạng
- "hồn Trần Phú" : biểu thị một tấm gương , một liệt sĩ Cách mạng
- " sóng xanh , cây xanh ": là hiện tượng bộ phận của núi , của biển , biểu thị sự trường tồn bất diệt


d) Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
Cơn mưa vừa tạnh, Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia vẫy gọi mình

*Ẩn dụ:
-Ngôi sao… lặn- hoá bình minh;
-Cơn mưa tạnh - nắng...

e) Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai

*Phương pháp ước lệ, nhân hóa là biện pháp tu từ dc sử dụng xuất sắc, kết hợp vời phương pháp dùng điển cố "nghiêng nước nghiêng thành", tác giả đã làm cho ta không chỉ đọc, chỉ nghe, chỉ cảm nhận, mà như thấy tận mắt nàng Kiều. nàng quả là có một vẻ "sắc sảo mặn mà" mà ta có thể nói là "có một không hai" làm mê đắm lòng người. Đọc hết những câu trên ta mới hiểu được dụng ý của Nguyễn Du miêu tả vẻ đẹp "đoan trang phúc hậu" của Thúy Vân trước vẻ đẹp "sắc sảo mặn mà" của Thúy Kiều. Nhà thơ đã sử dụng biện pháp đòn bẩy, dùng vẻ đẹp của Thúy Vân để làm tôn thêm vẻ đẹp yêu kiều, quyến rũ của Thúy Kiều rất có hiệu quả.

 
Last edited by a moderator:
L

lan_phuong_000

Tìm biện pháp tu từ và nêu tác dụng:
a) Cùng trông lại mà cùng chẳng thấy
Thấy xanh xanh những mấy ngàn dâu
Ngàn dâu xanh ngắt một màu
Lòng chàng ý thiếp ai sầu hơn ai

~~> Điệp vòng tròn
Phép điệp này tạo cảm giác triền miên dai dẵng trong nỗi nhớ của người chinh phụ với người chông nơi biên ải xa xôi

b) Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre
Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè
Tỏa nắng xuống dòng sông lấp lánh

~~>
* So sánh: "là" ("tâm hồn tôi" với "một buổi trưa hè")
* Ẩn dụ: "nước gương trong"
* Nhân hóa: "soi tóc"

Hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ "nước gương trong soi tóc những hàng tre" đã nâng cao tính hình ảnh của đoạn thơ, nó vẽ nên một bức tranh không gian sống động, trữ tình nơi ấy có một dòng sông hiền hòa, phẳng lặng giữa trưa hè song hành với hàng tre thướt tha rủ bóng...

c) Hỡi những trái tim không thể chết
Chúng tôi đi theo vết các anh
Những hồn Trần Phú vô danh
Sóng xanh biển cả cây xanh núi ngàn

~~> Hoán dụ
*trái tim: lí tưởng cách mạng, tinh thần yêu nước
*hồn Trần Phú: những anh hùng cách mạng đã hi sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc
*sóng xanh, cây xanh: tượng cho cho biển cả núi ngàn của đất nước
Giá trị nghệ thuật của các phép tu từ: Khẳng định mặc dù các anh (những người lính đã ngã xuống vì sự nghiệp bảo vệ tổ quốc) đã ra đi nhưng những gì đã được các anh đổi bằng tính mạng, tuổi xuân, công lao của các ảnh sẽ không bao giờ bị quên lãng như núi xanh biển rộng mãi mãi trường tồn

d) Cứ nghĩ hồn thơm đang tái sinh
Ngôi sao ấy lặn, hóa bình minh
Cơn mưa vừa tạnh. Ba Đình nắng
Bác đứng trên kia vẫy gọi mình

~~>
*hoán dụ: hồn thơm
*ẩn dụ: ngôi sao, bình minh

Bác tuy đã ra đi nhưng linh hồn cao đẹp Người vẫn mãi bất tử trong mỗi con tim người Việt Nam, Người như đang hòa nhập vào thiên nhiên, đất nước; vào ánh bình minh của dân tộc. Người bất tử và trường tồn.

e) Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai

~~>
*Ẩn dụ: "làn thu thủy" "nét xuân sơn"
*Nhân hóa: "ghen" "hờn"
*So sánh: "thua" "kém"

Khẳng định vẻ đẹp của TK, đôi mắt nàng trong veo, sâu thẳm như hồ nước mùa thu, đôi lông mày thanh tú như dáng núi mùa xuân, một vẻ đẹp đến tạo hóa cũng phải ganh ghét, đố kị, một vẻ đẹp "nghiêng nước nghiêng thành". Tất cả điều ấy như một dự báo trước về tương lai đầy những biến động của Kiều




 
Top Bottom