[Ngữ văn 9] - Tiếng Việt - Từ đồng nghĩa.

D

dainhanphaan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Trong câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào ? Vì sao em biết điều đó ? Phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật đó?
Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động , Hòn Mê giặc bắn vào
2. Hãy đóng vai nhân vật Phương Định kể lại câu chuyện " Những Ngôi Sao Xa Xôi " và nếu suy nghĩ của em về truyện ngắn này
 
Last edited by a moderator:
K

kira_l

Bà về năm đói làng treo lưới
Biển động , Hòn Mê giặc bắn vào

Mình nghĩ là Hoán dụ ! :|

" Đói làng "

lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng !

mình hỏi ! ? phân tích thahf đoạn hay chỉ gạch ý thôi !

- Nói về cuộc sống thiếu thốn

- Cuộc sống vất vả kham khổ thời chiến tranh bom đạn

...
 
D

dainhanphaan

Mình nghĩ là Hoán dụ ! :|

" Đói làng "

lấy vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng !

mình hỏi ! ? phân tích thahf đoạn hay chỉ gạch ý thôi !

- Nói về cuộc sống thiếu thốn

- Cuộc sống vất vả kham khổ thời chiến tranh bom đạn

...

Sao đáp án là nói giảm nói tránh nhỉ
Cậu phân tích cả đoạn luôn , nếu ko rãnh thì làm gạch ý cũng được
 
N

nhoklemlinh

theo mình thì cầu
tóm tắt đi
sau đó ptjck :
-nét đẹp của 3 nữ thanh niên xung phong:dũngcảm,ko ngại hi sinh,vất vả,có nét ngây thơ
-cuộc sống nguy hiẻm,vất vả của họ
-nghệ thuật thực tại xen dòng quá khứ theo nvat phương định-->tài năng của tác giả
kquat lại là thể hiện 1 cách đặc bjt ,riêng,thể hiện c/sống,tâm tư ,t/cam của lớp thanh niên xung phong thời k/c
 
K

kitty0612

Bạn dainhanphaan ơi, bạn nên chép nguyên văn hai câu thơ ấy, chứ ko thì dễ hiểu nhầm lắm, bạn nên viét nguyên văn là
Bà "về" năm đói, làng treo lưới
Biển động , Hòn Mê giặc bắn vào
Mà dạng này cũng khó phân tích lắm, mình phải hiểu nguyên bài hay đoạn mới phân tích được , Ở đây sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh vì từ "về" ở đây là thay cho từ "mất"(Chết) nhằm giảm sự đâu thương của tác giả
Và cũng để tránh lặp từ vì ở hai câu trước tác gỉả đã có viết " Ông mất năm nao, ngày độc lập" (ở đây cũng có từ "mất" ) tránh gây sự nhàm chán.
Mình cũng chỉ hiểu được từng đó thôi, bạn xem thử đúng ko vậy :)
 
H

hocmai.nguvan

Câu I: Trong câu thơ sau tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào? Vì sao em biết điều đó? Phân tích tác dụng biện pháp nghệ thuật đó?
"Bà "về" năm đói, làng treo lưới
Biển động : Hòn Mê, giặc bắn vào..."
Gợi ý:

Câu thơ trên được trích trong bài thơ "Mẹ Tơm" của Tố Hữu. Trong câu thơ trên, tác giả đã sử dụng từ đồng nghĩa - đó là từ "về", ý muốn nói cái chết. Trước câu đó, tác giả có viết:
"- Ông mất năm nao, ngày độc lập
Buồm cao đỏ sóng, bóng cờ sao"
Từ "mất" cũng là từ đồng nghĩa với "chết". Ở đây, tác giả tránh nói đến từ "chết" mà thay vào đó bằng những từ như: "mất", "về" để giảm nhẹ nỗi đau khi biết người thân không còn. Tác giả sử dụng từ "về" còn có tác dụng tránh lặp lại tiếng "mất" đã có trong câu trên.
 
H

hocmai.nguvan

[Ngữ văn 9] - Làm văn- Những ngôi sao xa xôi.

Câu II: Đóng vai nhân vật Phương Định kể lại câu chuyện "Những ngôi sao xa xôi".
Em chú ý với đề bài này nhé vì thực chất câu chuyện trong "Những ngôi sao xa xôi" được kể với ngôi kể là nhân vật Phương Định. Vì vậy với tác phẩm này, nếu được kể lại thì chỉ có thể đóng vai 2 nhân vật còn lại là Thao và Nho hoặc tác giả kể lại.
 
Top Bottom