[Ngữ Văn 9]Thuyết minh về bài thơ "Đồng chí"

1

123khanhlinh

Trong dòng thơ ca về anh bộ đội cụ Hồ, Đồng chí của Chính Hữu ghi nhận một thành công xuất sắc. Giữa lúc chưa phải mọi nhà thơ đã bắt trúng ngay mạch đập của cuộc sống kháng chiến ở những năm đầu, Đồng chí (1948) đã cất lên một tiếng nói mới, chân thực về vẻ đẹp của người Vệ quốc quân, đã góp phần làm sáng tỏ bản chất và sức mạnh của những người cầm súng “từ nhân dân mà ra, vì nhân d&aci
a43c7fe7-c9d0-4618-8092-639da5b850fd634196453696440494_125X94.jpg

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi đôi người xa lạ
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ
Đồng chí!
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
(1948)
Đồng chí là một bài thơ cô đúc, “tiết kiệm” trong từng hình ảnh, từng câu chữ. Bằng những chi tiết, những hình ảnh hết sức chân thật, cụ thể mà đầy tính chắt lọc, khái quát, bài thơ đã thể hiện một cách cảm động tình đồng chí gắn bó giữa những người nông dân mặc áo lính, cùng chiến đấu giữ gìn độc lập tự do của Tổ quốc.
Toàn bộ tứ thơ của Đồng chí phát triển xoay quanh mối quan hệ giữa các nhân vật tôi và anh. Ở đây, nhà thơ đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình – cũng là những đồng đội thân thiết với mình - để nói lên những hoàn cảnh, biểu hiện những tâm trạng, tình cảm của họ.
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Mối quan hệ anh – tôi được giới thiệu ngay từ lúc mở đầu. Họ đều là những người nông dân mặc áo lính ra đi từ các làng quê nghèo, làm ăn vất vả, gian nan. Những con người khổ nghèo ấy vừa được Cách mạng giải phóng và giờ đây gắn bó thắm thiết vì mục đích của cuộc chiến đấu. Sự gắn bó trong quân đội cách mạng giữa những người nông dân “tứ xứ” này cũng được Hồng Nguyên thể hiện một cách hồn nhiên trong phần mở đầu bài Nhớ:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi một, hai
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến…
Từ “đôi người xa lạ” đến “thành đôi tri kỉ”, từ “chẳng hẹn quen nhau” đến “đêm rét chung chăn”- đó dường như là sự gặp gỡ, gắn bó tình cờ nhưng thực lại rất tự nhiên và tất nhiên bởi những con người này cùng chiến đấu, hi sinh vì một lí tưởng cao cả. Hai câu thơ mà chứa đựng, liên kết được nhiều hình ảnh sinh động:
Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn, thành đôi tri kỉ
Chính Hữu đã dùng một từ “cũ”, từ Hán Việt để diễn tả một tình cảm rất mới. Chữ “tri kỉ” đã tô đậm thêm sự sâu đằm, bền chặt của tình cảm ở đây. Thực chất của mối tri kỉ này là tình đồng chí. Chính vì thế, từ “đồng chí” được tác giả được tác giả tách riêng thành một dòng thơ. Đây là chi tiết nghệ thuật quan trọng. Nó chính là cái bản lề khép mở, nối kết hai phần của bài thơ.
Có thể xem dòng thơ hết sức ngắn này là một tiếng gọi tha thiết, trang nghiêm từ đáy lòng những người nông dân mặc áo lính vừa được gắn bó với nhau trong một quan hệ mới (Sau chữ “đồng chí” có dấu cảm thán). Muốn hiểu hết ý nghĩa của tiếng gọi đó, cần trả nó về hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Trước Cách mạng thành công – ở thời kì giác ngộ lí tưởng cộng sản, theo Đảng đoàn kết hi sinh giành quyền độc lập tự do; trong những năm đầu kháng chiến gian nan – khi toàn dân đang nhất tề đứng lên theo lời kêu gọi thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh “thà quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” – ở những năm tháng, những thời đIểm ấy, nghĩa đồng bào, đồng chí thật thiêng liêng và hết sức được trân trọng (Chữ “đồng chí” chúng ta dùng bây giờ hẳn khác). Tính chất thiêng liêng, niềm trân trọng này lại càng được nhân lên gấp bội đối với những người nông dân – vốn là những con người lam lũ, làm ăn cá thể, nay được Cách mạng giải phóng và cuộc đời được rọi chiếu trong ánh sáng thời đại mới. Vì thế, chúng ta thêm hiểu vì sao Chính Hữu lại đặt tên bài thơ của mình là Đồng chí mà không lấy một cái tên khác, chẳng hạn “đồng đội”. Quả thật, chữ “đồng chí” hàm nghĩa cao rộng hơn, mà cũng sâu hơn. Nghĩa đồng chí, một mặt, là cơ sở, là nền tảng; mặt khác, cũng là cốt lõi, là bản chất của tình đồng đội. Về cuối cuộc kháng chiến chín năm, khi chứng kiến chủ nghĩa anh hùng cao cả của quân đội ta trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, Chính Hữu như nhận thức được rõ thêm, cụ thể thêm tình đồng đội:
Năm mươi sáu ngày đêm bom gầm pháo dội
Ta mới hiểu thế nào là đồng đội
Đồng đội ta
Là hớp nước uống chung
Nắm cơm bẻ nửa
Là chia nhau một trưa nắng, một chiều mưa
Chia khắp anh em một mẩu tin nhà
Chia nhau đứng trong chiến hào chật hẹp
Chia nhau cuộc đời, chia nhau cái chết…
(Giá từng thước đất)
Đó là một bước cụ thể hóa tình đồng chí. Còn lúc này (1948) - ở buổi đầu kháng chiến – cái cần nhấn mạnh là sự tập hợp, là sự cùng chí hướng trong thử thách gian nan. Cái tên của bài thơ, sự tách riêng thành một dòng thơ của từ “đồng chí” mang ý nghĩa ấy.
Vừa dồn tụ cảm xúc ở sáu dòng thơ trước, dòng thơ chỉ một từ này đồng thời đóng vai trò mở chuyển cho cả phần sau. Đối với các nhân vật trữ tình (tôi và anh) từ “đồng chí” còn như khắc ấn một khái niệm mới mẻ mà cả phần sau của bài thơ là sự vỡ lẽ, sự nhận thức nhau rõ hơn để cảm thông, gắn bó với nhau máu thịt hơn. Đồng chí – ấy là gửi lại ruộng nương, từ biệt giếng nước gốc đa để cùng “ra lính” giữ gìn độc lập tự do của đất nước. Đồng chí– ấy là chịu chung “từng cơn ớn lạnh”, từng trận “sốt run người vừng trán ướt mồ hôi”. Đồng chí – ấy là sự sẻ chia và động viên nhau trong thiếu thốn của cuộc sống kháng chiến:
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Tình đồng chí thắm thiết khiến cho các anh nhìn thấu và thương nhau từ những chi tiết nhỏ nhất của đời sống. Điều đáng chú ý là bao giờ họ cũng nhìn bạn, nghĩ về bạn trước rồi sau dó mới nhìn mình, nghĩ về mình. Từ đầu đến cuối bài Đồng chí, trong cặp nhân vật trữ tình, bao giờ anh cũng xuất hiện trước, cũng đứng trước tôi (Lần 1: “Quê hương anh… Làng tôi”. Lần 2: “Anh với tôi đôi người xa lạ”. Lần 3: “Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh…”. Lần 4: “áo anh… Quần tôi…”). Cái “qui luật” trên bề mặt ngôn ngữ ấy phải chăng phản ánh một nét đẹp trong chiều sâu tình cảm: thương người như thể thương thân, trọng người hơn trọng mình. Nó trái hẳn với lối sống “tự kỉ trung tâm” của con người tư sản. Nó chứng tỏ niềm đồng cảm sâu sắc giữa những người cùng cảnh ngộ, cùng nghĩa vụ.
Nếu đầy đủ thương nhau đã quí. Nhưng càng gian khổ, càng thiếu thốn lại càng thương nhau, ấy mới là điều đáng quí hơn ở những người chiến sĩ cách mạng. Nhịp ngắt của đoạn thơ trên ngắn, chậm. Từng câu thơ gọn. Mỗi câu nêu một chi tiết hết sức cụ thể. Từng chi tiết cô gọn ấy cứ lần lượt khắc sâu vào lòng người đọc. Khắc sâu ấn tượng rồi để mở ra – mở ra biết mấy tâm tình, xúc cảm ở câu thơ cuối đoạn được trải dài hơn:
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay
Dường như đây là cao trào của cảm xúc yêu thương trong người chiến sĩ. Thương nhau vô cùng trong cử chỉ “tay nắm lấy bàn tay”. Nhưng cũng cứng rắn, nghị lực vô cùng bởi cử chỉ ấy chỉ có khi những người chiến sĩ đã ý thức đầy đủ về hoàn cảnh của đất nước kháng chiến, về nghĩa vụ cao cả của mình. Cử chỉ ấy dường như chứa đựng sự tự ý thức, tự nhận thức, bao hàm lời tự dặn mình và dặn dò nhau. Tình cảm không bồng bột mà đằm sâu.
Chính quá trình nhận thức rõ về tình đồng chí, chính bước phát triển cao của tình yêu thương lẫn nhau như trên đã dẫn đến đoạn kết thúc độc đáo:
Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo
Ba câu thơ mà nói được rất nhiều điều. Đó là hoàn cảnh chuẩn bị chiến đấu - đặc điểm không gian và thời gian: đêm nay– rừng hoang – sương muối. Đó là tình đồng chí keo sơn trong gian khổ, là tinh thần sẵn sàng vào trận: “đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Đó là tâm hồn đầy chất thơ của anh Vệ quốc quân và ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu của chúng ta: “đầu súng trăng treo”.
Không phải ngẫu nhiên mà sau này Chính Hữu đặt tên cho một tập thơ của mình là Đầu súng trăng treo. Cũng không phải tự nhiên mà trên nhiều bìa sách, nhiều bức họa sách của Nhà xuất bản Quân đội nhân dân thường xuất hiện hình ảnh này. Nhà thơ đã sáng tạo được một hình ảnh thật độc đáo, giàu sức khái quát. Đầu súng – thể hiện của chiến tranh, của khói lửa; trăng treo – hình ảnh của thiên nhiên trong mát, của cuộc sống thanh bình. Sự kết hợp tự nhiên giữa đầu súng và trăng treo làm toát lên tâm hồn trong sáng,bay bổng của người chiến sĩ, làm toát lên ý nghĩa chân chính, cao cả của cuộc chiến tranh yêu nước. Chúng ta bền gan chiến đấu, gian khổ hi sinh chính vì vầng trăng ấy, vì cuộc sống thanh bình. Hình ảnh và nhịp điệu thơ này lơ lửng, sóng sánh, vừa tạo hình vừa thật gợi cảm. “Đầu súng trăng treo” có gian khổ nhưng cũng có niềm vui, vừa là thực vừa mang tính biểu tượng. Nó toát lên chất lãng mạn cách mạng đậm đà thật khó phân tích hết bằng lời.
Nhanh chóng vượt ra khỏi những cảm xúc lạc lõng buổi đầu, đến Đồng chí, Chính Hữu đã đóng góp cho nền thơ kháng chiến chống Pháp một bài thơ xuất sắc về người chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam. Nếu như trước đó chưa đầy một năm, anh bộ đội kháng chiến còn bước vào thơ Chính Hữu với “đôi giầy vạn dặm”, chiếc “áo hào hoa” thì giờ đây anh xuất hiện trong Đồng chí với chiếc áo rách vai, chiếc quần có vài mảnh vá, với đôi chân không giày và với tâm hồn mộc mạc, đằm thắm, đầy mến thương trong gian khổ. Đồng chí cũng thể hiện rõ phong cách thơ độc đáo của Chính Hữu: ít lời để gợi nhiều ý, ngòi bút biết tinh lọc, cô đúc trong từng chi tiết, từng hình ảnh để vừa cụ thể, vừa giàu tính khái quát, câu thơ chắc gọn bên ngoài lại ẩn chứa một tâm hồn thiết tha, da diết tự bên trong.
Nguồn ST
 
P

phnglan

Ðồng chí là một bài thơ tiêu biểu của nhà thơ Chính Hữu và của thơ
ca Việt Nam hiện đại. Hễ nói tới thơ Chính Hữu là người ta không thể không
nghĩ đến Ðồng chí.
Bài thơ được sáng tác vào năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc năm
1947, đánh dấu sự xuất hiện cuả một nhà thơ mới trong thời kháng chiến
chống thực dân Pháp. Bài thơ lúc đầu dán ở báo tường đơn vị, sau in vào báo
Sự thật, rồi được chép vào sổ tay các cán bộ, chiến sĩ, được phổ nhạc, trở
thành tải sản chung của mọi người.
Ðồng chí là bài thơ ca ngợi một tình cảm mới, quan hệ mới giữa
người và người trong cách mạng và kháng chiến. "Ðồng chí" trong ngôn ngữ
sinh hoạt chính trị và đời thường đã thành tiếng xưng hô quen thuộc, khi lý
tưởng cách mạng đoàn kết, gắn bó mọi người đã bắt rễ sâu vào đời sống.
Nhưng mấy ai đã cảm nhận được nội dung tình cảm phong phú mới mẻ chứa
đựng trong hai tiếng ấy?
Ðể làm hiện lên nội dung mới lạ trong những từ ngữ quen thuộc, nhà
thơ phải dùng phép "lạ hóa". Không phải ngẫu nhiên mà bài thơ bắt đầu từ
những cái khác biệt và xa lạ. Ðây là lời của những người đồng chí tự thấy
cái mới lạ của mình:
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá
Anh với tôi hai người xa la
Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.
Mỗi người một quê, đất đai canh tác khác nhau, tập quán, phong tục hẳn là
cũng khác. Miền biển nước mặn, đất phèn. Vùng đồi trung du đất ít hơn sỏi
đá. Những con người tự nhận là xa lạ, cách nhau cả một phương trời và
chẳng hẹn hò quen nhau. ấy thế mà có một sức mạnh vô song, vô hình biến
họ thành đôi tri kỷ:
Súng bên súng đầu gác bên đầu
Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ.
Ðó là cuộc sống và chiến đấu chung đã làm thay đổi tất cả. Hai dòng
thơ chỉ có một chữ "chung": "Ðêm rét chung chăn", nhưng cái chung đã bao
trùm tất cả. "Súng bên súng" là chung chiến đấu, "đầu sát bên đầu" thì chung
rất nhiều: không chỉ là gần nhau về không gian mà còn chung nhau ý nghĩ,
lý tưởng. "Ðêm rét chung chăn" là một hình ảnh thật cảm động và đầy ắp kỷ
niệm. Những người từng kháng chiến ở Việt Bắc hẳn không ai quên cái rét
Việt Bắc và của vùng rừng núi nói chung. Hồi ấy nhà thơ Tố Hữu từng viết:
"Rét Thái Nguyên rét về Yên Thế, Gió qua rừng Ðèo Khế gió sang". Cũng
không ai quên được cuộc sống chung gắn bó mọi người: "Bát cơm sẻ nữa,
“nội dung được trích dẫn từ 123doc.vn - cộng đồng mua bán chia sẻ tài liệu hàng đầu Việt Nam”
chăn sui đắp cùng". Ðắp chăn chung trở thành biểu tượng của tình thân hữu,
ấm cúng, ruột thịt. Những cái chung ấy đã biến những con người xa lạ
"thành đôi tri kỷ"
Hai chữ "Ðồng chí" đứng riêng thành một dòng thơ là điều rất có ý
nghĩa. Nhà thơ hoàn toàn có thể viết thế này: "Ðêm rét chung chăn thành đôi
đồng chí". "Ðồng chí" và "tri kỷ" đều cùng một vần bằng, vần trắc, hai chữ
hoàn toàn có thể thay thế nhau mà không làm sai vận luật, mà bài thơ có thể
rút ngắn được một dòng. Nhưng nếu viết như thế thì hỏng. Ðêm rét chung
chăn có nghĩa hai chữ "Ðồng chí" rộng lớn vô cùng. "Tri kỷ" là biết mình và
suy rộng ra là biết về nhau. "Ðồng chí" thì không phải chỉ biết nhau, mà còn
phải biết được cái chung rộng lớn gắn bó con người trên mọi mặt.
Hai chữ "Ðồng chí" đứng thành một dòng thơ đầy sức nặng suy
nghĩ. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ các đoạn sau. "Ðồng chí"
là cái có thể cảm nhận mà không dễ nói hết.
Phần hai bài thơ nói đến tình cảm chung của những người đồng chí. Những
câu thơ chia thành "anh, tôi", nhưng giữa họ đều là chung cả. Ðoạn hai của
bài thơ được mở đầu bằng những dòng tâm sự nhớ nhà. Bây giờ họ chia sẻ
với nhau những tình cảm quê hương và gia đình. Ðối với các chàng trai áo
nâu ra trận lần đầu nhớ nhà là nỗi niềm thường trực:
Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay.
Ðối với người nông dân, làm ruộng là quan trọng nhất, những việc ấy
đành nhờ bạn thân làm hộ. Gian nhà tổ ấm cũng đành chịu hy sinh: "mặc kệ
gió lung lay". Câu thơ ngang tàng, đượm chất lãng mạn như muốn nâng đỡ
con người vượt lên cái bất đắc dĩ của hoàn cảnh. Thẻ hỏi ai có thể "mặc kệ"
để cho gió làm xiêu đổ nhà mình? Ðó là một thoáng tếu nhộn làm se lòng
người. Hai dòng thơ đầy ắp nỗi nhớ, mặc dù tới dòng thứ ba thì chữ "nhớ"
mới xuất hiện"
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Người lính trong thơ Chính Hữu đã rất nhớ nhà, nhớ quê nhưng họ
thương nhất vẫn là người ở nhà nhớ họ, dõi theo tn tức của họ, những người
ở nơi nguy hiểm. Hình ảnh "giếng nước" là nơi dân làng gặp gỡ sáng sáng,
chiều chiều. "Gốc đa" là nơi dân làng nghỉ ngơi những khi trưa nắng. Những
lúc ấy họ sẽ hỏi thăm những người trai ra trận. Nhưng "giếng nước, gốc đa"
cũng là nơi hò hẹn, tình tự lứa đôi: "Trăm năm dầu lỗi hẹn hò, Cây đa bến
cũa con đò khác đưa". Biết bao là nhớ nhung. Nhưng người lính không nói
là mình nhớ, chỉ nói ai khác nhớ. Ðó cũng là cảnh mình tự vượt lên mình,
những dòng thơ nén tình riêng vì sự nghiệp chung, bằng những lời ý nhị,
không một chút ồn ào.
Bảy dòng cuối của đoạn thơ dành nói riêng về nỗi gian khổ. Cái gian
“nội dung được trích dẫn từ 123doc.vn - cộng đồng mua bán chia sẻ tài liệu hàng đầu Việt Nam”
khỏ của bộ đội trong buổi đầu kháng chiến đã được nói đến rất nhiều. Thôi
Hữu trong bài “Lên Cấm Sơn” có những câu thật cảm động về những người
lính.
“ Cuộc đời gió bụi pha xương máu
Ðợt rét bao lần xé thịt da
Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
Ðâu còn tươi nữa những ngày hoa!
Lòng tôi xao xuyến tình thương xót
Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà
Tặng những anh tôi từng rỏ máu
Ðem thân xơ xác giữ sơn hà”
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi.
Trong kháng chiến, ở chiến khu, bệnh sốt rét cơn là phổ biến nhất. Hai
câu thơ nêu đủ các triệu chứng của bệnh sốt rét cơn. Những ai nhiễm bệnh,
thoạt đầu cảm thấy ớn lạnh, sau đó liền cảm thấy lạnh tới lúc người run cầm
cập, đắp bao nhiêu chăn cũng không hết rét, trong khi đó thì thân nhiệt lại
lên cao tới 40, 41 độ người vã cả mồ hôi, vã vì nóng và vì yếu. Phải trải qua
bệnh này thì mới hiểu hết cái thật của câu thơ. Sau cơn sốt đó là da xanh, da
vàng, viêm gan, viêm lá lách…
Ngoài khổ về bệnh tật là khổ về trang bị. Những ngày đầu kháng chiến, chưa
có đủ áo quần đồng phục phát cho bộ đội. Người lính mang theo áo quần ở
nhà đi chiến đấu, khi rách thì và víu, có người còn không có kim chỉ để vá,
lấy dây mà buộc túm chỗ rách lại, người ta gọi đùa là "Vệ túm", ở đây "anh
rách, anh vá" thông cảm nhau.
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.
"Miệng cười buốt giá" hẳn là cười trong buốt giá, vì áo quần không
chống được rét, mà cũng là nụ cười vượt lên trên buốt giá, mặc dù trời lạnh
hẳn nụ cười cũng khó mà tươi. Cũng có thể là nụ cười coi thường gian khổ.
Nhà thơ không viết "nụ cười buốt giá" mà viết "Miệng cười buốt giá" hẳn là
vì từ "nụ cười" quá trừu tượng, vả lại, nụ cười ở đây không buốt giá, mà nhà
thơ thì muốn nói một cách cụ thể đến cái miệng với đôi môi nhợt nhạt ấy.
"Chân không giày" cũng là một thực tế phổ biến, và cái nổi lên là tình
thương yêu đồng đội: "Thương nhau tay nắm lấy bàn tay", một hình ảnh hết
sức ấm áp. Chỉ có năm dòng thơ, tác giả đã vẽ lên chân dung "anh bộ đội Cụ
Hồ" buổi đầu kháng chiến, nghèo khổ, thiếu thốn nhưng tình đồng chí sưởi
ấm lòng họ.
Nếu đoạn một nói về sự hình thành đồng chí, đoạn hai nói về tình cảm
hiện đại, thì đoạn ba nói về hành động chiến đấu của họ:
Ðêm nay rừng hoang sương muối
Ðứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Ðầu súng trăng treo.
Từ nhận thức chung, tình cảm chung, bài thơ kết vào hành động. Thời
gian, không gian trở nên cụ thể, công việc cũng cụ thể, nhưng không vì thế
mà sự việc thay thế chất thơ. Câu kết bài thơ là một hình ảnh nổi tiếng cô
đọng, giàu ý vị: đầu súng trăng treo.
Một hình ảnh bất ngờ. "Súng" và "trăng" là hai vật cách xa nhau
trong không gian, lại chẳng có gì chung để liên tưởng. Hình ảnh này chỉ có
thể là phát hiện của người lính, súng lăm lăm trong tay chờ giặc, và bất ngờ
thấy mặt trăng treo lửng lơ trên đầu súng. Người không cầm súng không thể
cảm thấy được. Rừng hoang sương muối là rất buốt, những người lính rách
rưới đứng cạnh bên nhau và trăng như cũng đứng chung với người. Trăng là
biểu trưng của trong sáng và mộng mơ. "Ðầu súng" chiến đấu của người
đồng chí có thêm mặt trăng đã mở ra biết bao liên tưởng phong phú. Ðồng
thời câu thơ bốn tiếng như cũng nén lại, dồn vào bên trong, tạo thành cái kết
không lời. Ðoạn một và hai toàn những lời tâm sự. Ðoạn cuối lại là bức
tranh cổ điển, hàm súc.
Ðồng chí là bài thơ rất tiêu biểu cho phong cách cô đọng, kiệm lời
của nhà thơ Chính Hữu.

nguồn: st
 
Top Bottom