[Ngữ văn 9] - Thư viện Đề thi, Đề kiểm tra

H

hocmai.nguvan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các em!


Luyện tập, thực hành thường xuyên là một bí quyết để nắm vững, nâng cao kiến thức cũng như thành thạo kĩ năng. Chủ đề này mở ra nhằm tập hợp các đề thi, đề kiểm tra, giúp mỗi thành viên học tập tiến bộ.



Rất mong nhận được trao đổi của các em để Thư viện Đề thi, Đề kiểm tra Ngữ văn 9 trên Diễn đàn Hocmai.vn ngày càng phong phú.


Chúc các em một năm mới thành công!
 
Last edited by a moderator:
H

hocmai.nguvan

Để tiện cho việc theo dõi cũng như thảo luận, mỗi đề thi sẽ được cấu trúc theo cú pháp sau:
Đề số X - Kiểm tra/Thi Y - Nguồn
X: Số thứ tự (1, 2, 3, ...)
Y: Loại Đề kiểm tra/ Đề thi (15 phút, 1 tiết, học kì, Olympic ...)
Nguồn: Xuất xứ của đề thi (Lớp 9 A, Trường THCS Lê Hồng Phong, Yên Bái; Trà Vinh, ...)
(X, Y: bắt buộc, Nguồn: không bắt buộc)

Ví dụ:
Đề số 1 - Thi Olympic - Trà Vinh
Đề số 2 - Kiểm tra 15 phút - Lớp 9 A, Trường THCS Lê Hồng Phong, Yên Bái
Lưu ý: Đề thi đưa lên nên sử dụng font Times New Roman
 
J

janisle

có bạn nào biết đề thi văn vào ĐHKHTN - ĐHQGHN năm 2008 thì cho mình với
 
P

pandasieuquay

Đề 1- đề thi vào khối chuyên của ĐH sư phạm năm 2008


Câu 1. Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau:
"Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ"
(Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếng nói
Hai bước tới tiếng cười
Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
(Nói với con, Y Phương)

1. Khi viết đoạn văn (theo kiểu diễn dịch) cảm nhận về những câu thơ trên, một bạn học sinh đã mở đầu đoạn văn của mình với câu chủ đề (câu chốt): "Những câu thơ trên thể hiện niềm mong ước, giục giã của cha để con sống có ý chí, kế tục truyền thống cao đẹp của quê hương". Theo em, câu chốt ấy có sát không? Hãy giải thích ngắn gọn ý kiến của mình.

2. Hãy viết đoạn văn từ 7 đến 8 câu theo kiểu diễn dịch để nêu cảm nhận của em về khổ thơ trên. Trong đoạn văn, em hãy sử dụng ít nhất hai phép liên kết câu (gạch dưới những từ ngữ này).

Câu 3. Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long), từ đó nêu ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm này.
 
N

naniliti

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN

KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT
NĂM HỌC 2011 - 2012



Môn thi: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1. (3,0 điểm)
Đọc kỹ đoạn thơ và trả lời câu hỏi:
"Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm;
Mực đọng trong nghiên sầu..."
(Ngữ văn 8, tập 2, NXBGD 2005, trang 9)
a) Đoạn thơ trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
b) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ.
c) Trong số các từ sau, những từ nào cùng trường từ vựng?
giấy, đỏ, mực, thuê
d) Hai câu cuối của đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu tác dụng của cách sử dụng biện pháp tu từ đó?
Câu 2. (3,0 điểm)
Viết một đoạn văn phân tích khổ thơ sau:
"Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..."
(Viễn Phương, Viếng lăng Bác, Ngữ văn 9, tập 2, NXBGD 2006, trang 58)
Câu 3. (4,0 điểm)
..."Đến lúc được về, cái tình người cha cứ nôn nao trong người anh. Xuồng vào bến, thấy một đứa bé độ tám tuổi tóc cắt ngang vai, mặc quần đen, áo bông đỏ đang chơi nhà chòi dưới bóng cây xoài trước sân nhà, đoán biết là con, không thể chờ xuồng cặp lại bến, anh nhún chân nhảy thót lên, xô chiếc xuồng tạt ra, khiến tôi bị chới với. Anh bước vội vàng với những bước dài, rồi dừng lại kêu to:
- Thu! Con.
Vừa lúc ấy, tôi đã đến gần anh. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh. Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp run run:
- Ba đây con!
- Ba đây con!
Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt chạy và kêu thét lên: "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy."

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, Ngữ văn 9, tập 1, NXBGD 2006, trang 195, 196)
Cảm nhận của em về nhân vật ông Sáu trong đoạn trích trên.

-----Hết-----
Họ và tên thí sinh:................................................................................. Số báo danh:................................
 
N

naniliti

SỞ GD&ĐT NGHỆ AN


KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 9 CẤP THCS
NĂM HỌC 2011 – 2012

Môn thi: NGỮ VĂN - BẢNG A
Thời gian làm bài: 120 phút

Câu 1 (8,0 điểm):
“Hãy cảm ơn ngọn đèn vì ánh sáng của nó, nhưng chớ quên người cầm đèn đang kiên nhẫn đứng trong đêm” (R. Ta - gor).
Trình bày suy nghĩ của em về vấn đề trên.
Câu 2 (12,0 điểm):
“Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sỹ mang trong lòng”.
(“Tiếng nói của văn nghệ” - Nguyễn Đình Thi - Ngữ văn 9 - tập 2)
Hãy làm rõ điều đó trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải (Ngữ văn 9 – tập 2).



Đề thi học sinh giỏi tỉnh Nghệ An năm 2012-2013

Câu 1: Tiếng tích tắc của đồng hồ trong đêm khuya.

=> Đề nhìn chung có thể hơi trừu tượng nhưng nghĩ về nó, sống với nó thì lại rất hay nhé mấy bạn :)

Câu 2|(10 điểm)

Ấn tượng của em về thiên nhiên và con người trên đỉnh núi Yên Sơn trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
 
Last edited by a moderator:
N

naniliti

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LÂM ĐỒNG LỚP 9 THCS NĂM 2010


ĐỀ THI CHÍNH THỨC
( Đề thi có 01 trang, gồm 02 câu)

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 150 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi: 01/4/2010

Câu 1: (8 điểm)
Có ý kiến cho rằng: Che dấu khuyết điểm của bản thân sẽ không làm ta trở nên tốt đẹp hơn. Uy tín của ta tăng thêm nếu ta chân thành công nhận khuyết điểm.
Hãy trình bày những suy nghĩ của em về ý kiến trên.
Câu 2: (12 điểm)
Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật Phương Định được thể hiện qua đoạn văn sau:
[…]
- Mưa đá! Cha mẹ ơi! Mưa đá!
Tôi chạy vào, bỏ trên bàn tay đang xòe ra của Nho mấy viên đá nhỏ. Lại chạy ra, vui thích cuống cuồng.
[…] Ở đây, trên cao điểm đầy bom này cũng có mưa đá. Những niềm vui con trẻ của tôi lại nở tung ra, say sưa, tràn đầy. […]
Nhưng tạnh mất rồi. Tạnh rất nhanh như khi mưa đến. Sao chóng thế? Tôi bỗng thẫn thờ, tiếc không nói nổi. Rõ ràng tôi không tiếc những viên đá. Mưa xong thì tạnh thôi. Mà tôi nhớ một cái gì đấy, hình như mẹ tôi, cái cửa sổ, hoặc những ngôi sao to trên bầu trời thành phố. Phải, có thể những cái đó…Hoặc là cây, hoặc là cái vòm tròn của nhà hát, hoặc bà bán kem đẩy chiếc xe chở đầy thùng kem, trẻ con háo hức bâu xung quanh. Con đường nhựa ban đêm, sau cơn mưa mùa hạ rộng ra, dài ra, lấp loáng ánh đèn trông như một con sông nước đen. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong câu chuyện cổ tích nói về những xứ sở thần tiên. Hoa trong công viên. Những quả bóng sút vô tội vạ của bọn trẻ con trong một góc phố. Tiếng rao của bà bán xôi sáng có cái mủng đội trên đầu…
Chao ôi, có thể là tất cả những cái đó. Những cái đó ở thiệt xa…Rồi bỗng chốc, sau một cơn mưa đá, chúng xoáy mạnh như sóng trong tâm trí tôi…
(Lê Minh Khuê, Những ngôi sao xa xôi, Ngữ văn 9, Tập 2, NXB Giáo dục – 2006)
 
Top Bottom