[Ngữ văn 9] Ôn tập

T

transformers123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1:
Theo em thành ngữ:" ăn cơm nói đặt" và " khua môi múa mép" liên quan đến phương châm hội thoại nào? Vì sao?
Câu 2:
Trong câu thơ sau:
" Nỗi mình thêm tức nỗi nhà
Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng"
Từ hoa trong "thềm hoa, lệ hoa" được dùng với nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ nhiều nghĩa hay không? Vì sao?
Câu 3:
Hãy vận dụng phép tu từ vựng đã học để phân tích nét nghệ thuật độc đáo trong hai câu thơ sau:
"Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ thì nằm trên lưng đồi"
 
T

tieuyetdethuong1

Câu 1:+ Ăn đơm nói đặt : Tự bày đặt chuyện không có, vu cáo, dối trá
+Khua môi múa mép: Nói hay, nói tài nhưng không thực tế, thậm chí làm thì dở.
=>không tuân thủ phương châm về chất.
Câu 3: Tham khảo bạn nhé:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=204661
Câu 2:-Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển.
-Tuy nhiên không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa, vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển.
 
Last edited by a moderator:
B

byakura

2. Từ hoa ở đây là nghĩa chuyển
Tuy nhiên đây không phải la hiện tượng chuyển nghĩa vì từ hó này tác giả sử dụng theo tính khách quan, qua góc nhìn của tác giả và không được sử dụng rộng rãi
3.Từ ” mặt trời ” chỉ em bé trên lưng mẹ đã thể hiện được sự gắn bó không rời giữa hai mẹ con cũng như tình yêu con vô bờ của người mẹ Tà Ôi . Mẹ coi đứa con bé bỏng như một nguồn sống , nguồn nuôi dưỡng lớn lao cho niềm tin của mẹ vào ngày mai chiến thắng.
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom