[ Ngữ Văn 9 ] Nghị Luận

Z

zen_7486

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Viết mội bài văn nghị luận từ 10 đến 15 dòng về một tấm gương chăm học trong lớp em.
p/s : Thứ 2 mình nộp rùi, giúp mình nha tks nhìu naz`.:D


huck said:
Chú ý:
- Tiêu đề: [Văn 9] + Tiêu đề.
-Cỡ chữ: không quá to nhé!

Thân~
 
Last edited by a moderator:
B

buimaihuong

Hiện nay cuộc sống của người dân nói chung đã được nâng dần, nhưng đây đó vẫn còn

một bộ phận dân nghèo rải rác ở các địa phương. Cuộc sống khó khăn, ít nhiều ảnh

hưởng đến việc chăm lo học hành của con em. Vậy mà có nhiều em đã biết vượt qua

nghịch cảnh để học giỏi.Đó là lời tâm sự rất thật của cô học trò nghèo Trần Thị Thu Ngân,

học sinh lớp 7 trường THCS Tân Mỹ (Tân Uyên). Nhà Ngân thuộc diện hộ nghèo của xã,

được địa phương quan tâm xây dựng nhà tình thương. Đất đai không có, không có vốn

làm ăn, ngày ngày ba mẹ em phải đi làm thuê làm mướn, thu nhập chẳng bao nhiêu. Dù

nghèo nhưng cha mẹ em vẫn động viên con cố gắng học hành. Ngân tâm sự: “em luôn

ghi nhớ lời dặn của ba là phải cố gắng học giỏi để sau này dễ xin việc, đừng để cả đời

phải đi làm mướn như ba”. Khắc ghi lời dạy ấy, từ nhỏ Ngân đã chăm chỉ học. Ngân học

giỏi toán và cả ngữ văn, còn những môn học khác em cũng cố gắng học giỏi đều để giữ

vững thành tích học sinh giỏi trong 6 năm qua. Theo Ngân thì, học giỏi là để có tương lai

mai sau, còn trước mắt là hàng năm em đều được nhận thưởng, ba mẹ em khỏi phải tốn

tiền mua sắm dụng cụ học tập vào những mùa tựu trường. Không những học giỏi, Ngân

còn là đứa con hiếu thảo. Nhà cách trường 6 km, có ngày học 2 buổi, nhưng Ngân vẫn

không ở lại như một số bạn, tan học em vội vã về nhà nấu cơm, khi ba mẹ đi làm về là có

ăn ngay. Em nói, ba mẹ em đã cực khổ nhiều rồi, em không biết làm gì hơn ngoài việc

phụ giúp việc nhà, cố gắng học giỏi để ba mẹ vui, sống khoẻ lo cho em ăn học
 
Last edited by a moderator:
P

pokemon_011

Về một tấm gương cần đáng học tập Mấy hôm nay trời cứ trở lạnh. Những cơn gió thổi đến mang theo cái se lạnh của những ngày cuối đông. Nằm vùi trong chăn ấm nhưng tôi lại nghĩ đến những đứa trẻ phải thức dậy từ rất sớm để phụ giúp gia đình lo toan kế sinh nhai. Lòng tôi như thắt lại. Bất chợt tôi nghĩ đến Trần Phú Tài, một cậu bé mà tôi tình cờ biết được qua một bài viết trên báo Tuổi Trẻ. Hình ảnh cậu bé Tài in mãi trong tâm trí tôi về nghị lực sống, nghị lực của một con người vượt lên trên số phận. Câu chuyện bắt đầu từ buổi trưa hôm ấy. Sau khi dùng cơm trưa xong, thầy hiệu trưởng ở lại trường để chờ cuộc họp lãnh đạo vào buổi chiều. Trưa ấy, mặt trời đổ xuống mặt đất cái nắng cháy da bỏng thịt. Cái nắng giữa lòng Sài Gòn cứ như thiêu đốt vạn vật. Từng lá cây, ngọn cỏ đứng im lìm như đang chết khát bên đường. Dưới khuôn viên trường, giờ này chẳng còn học sinh nào nữa. Chỉ có cái nắng tha hồ nhảy nhót, đùa giỡn trên sân trường. Cái oi bức của buổi trưa hè khiến thầy hiệu trưởng phải mở toang cả hai cánh cửa sổ ở tầng hai để mong có chút gió ùa vào. Thầy nhìn xuống sân trường. Chợt thầy thấy một cậu học trò dáng người thấp bé đang đi đi lại lại trên sân trường. Qua cặp kính cận dày cộp thầy chẳng thấy rõ. Do đó thầy bước xuống tầng trệt và gọi cậu học sinh ấy vào. Đó là một cậu bé có nước da hơi ngăm đen nhưng đôi mắt sáng ngời nghị lực. Cậu mặc chiếc áo đã cũ nhưng sạch sẽ và chiếc quần xanh sờn bạc màu. Thầy cất tiếng hỏi cậu học trò nhỏ: - Sao buổi trưa con không về nhà mà lại tha thẩn ngoài nắng thế kia? Nhà con ở đâu? Con tên gì, học lớp mấy? Cậu bé lí nhí trả lời: - Thưa thầy, nhà con ở quận 4. Từ trường về nhà con rất xa nên con ở lại trường đến chiều mới về. Con tên Trần Phú Tài, học lớp 7A7. Thầy lại hỏi: - Tại sao con không đăng ký học bán trú như bao bạn khác cho tiện việc đi lại? Cậu học trò đáp: - Thưa thầy, bố mẹ con đều là công nhân, làm việc vất vả từ sáng đến chiều tối mới về. Gia đình con khó khăn nên không thể kham nổi tiền học bán trú. - Thế thì con ăn trưa ở đâu? Con có nhà người quen ở đây à? - Thưa thầy, không ạ. Sáng nào bố mẹ cũng đưa con đến trường rồi cho con năm nghìn đồng. Một nghìn con dùng để mua xôi ăn sáng. Còn lại bốn nghìn con dùng để ăn cơm trưa ạ. Nghe Tài hồn nhiên kể, thầy hiệu trưởng chạnh lòng khi mường tượng đến bữa cơm trưa đạm bạc của cậu học trò nghèo có lẽ sẽ chỉ có rau và cá vụn. Thầy xoa đầu Tài và nói: - Hoàn cảnh gia đình khó khăn mà con vẫn cố gắng đến trường là rất đáng quí. Hẳn con học rất giỏi. Thầy rất vui khi có một người học trò như con. Cứ thế mà phát huy con nhé. Mà này, con làm gì mà đi lại loanh quanh giữa trưa nắng thế kia? Tài cười nói: - Thưa thầy, ăn trưa xong con không biết làm gì nên đi nhặt rác để trường mình sạch và đẹp hơn. Nói rồi Tài vòng tay cúi chào thầy rồi chạy ra sân trường tiếp tục nhặt từng cái bao nilông, từng chiếc lá trên sân trường. Nắng sân trường dường như dịu lại. Thầy hiệu trưởng trở lại phòng làm việc với bao suy nghĩ nhưng niềm vui vẫn rạng ngời trên mặt thầy suốt cả ngày hôm đó. Trong buổi sinh hoạt dưới cờ tuần sau, thầy hiệu trưởng khen ngợi, tuyên dương tấm gương vượt khó và trao cho Tài học bổng của trường. Thầy còn cho Tài được học bán trú miễn phí. Cuối cùng người tốt cũng được đền đáp xứng đáng. Qua câu chuyện của Tài tôi nhận ra rằng: “Chúng ta chỉ mất hết mọi hi vọng khi chúng ta từ bỏ chúng”. Mặt khác, tôi nhận thấy cuộc sống này còn nhiều mảnh đời giống như Tài. Họ đang ngày đêm vừa lo toan cuộc sống vừa đến trường. Tôi mong rằng các cấp chính quyền cùng các đoàn thể quan tâm nhiều hơn đến những con người như vậy để mỗi trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đều được sự giúp đỡ như Tài. Tôi thầm cảm ơn Tài vì em đã cho tôi nhận ra rằng mình phải trân trọng những gì đang có. Tôi sẽ hài lòng với chiếc xe đạp cũ của mình vì ngoài kia vẫn còn những cậu học trò hằng ngày phải đi bộ hàng cây số để đến trường. Tôi sẽ không đòi cha mẹ phải nấu những bữa ăn thịnh soạn vì tôi biết ngoài kia còn bao người phải ăn đĩa cơm chỉ có rau luộc và cá vụn. Tôi sẽ hài lòng với chiếc chăn cũ của mình vì biết ngoài kia vẫn có những người đang nằm co ro dưới gầm cầu... Tài đã cho tôi bài học về nghị lực sống, nghị lực vượt qua khó khăn. Tôi tự nhủ: Hãy hài lòng với những gì mình đang có và hãy đương đầu với khó khăn rồi mình sẽ giành chiến thắng. Mai này, khi lớn lên, dù ở một vùng quê nghèo hay chốn thị thành, dù làm một bác sĩ, kỹ sư hay chỉ làm một người công nhân bình thường, tôi vẫn dành một góc nhỏ nào đó trong tâm hồn để lưu giữ những câu chuyện, những con người như Tài như một tấm gương trong suốt cho đời tôi.
TB: Hơi dài nhỉ , hì :khi (155):
 
Top Bottom